Người già thường bị lở loét da do da kém đàn hồi, sức đề kháng suy giảm và hạn chế vận động, khiến máu khó lưu thông hoặc phải nằm, ngồi lâu. Vậy làm sao để chăm sóc và điều trị vết loét nhanh lành? Hãy cùng Nacurgo.vn tìm hiểu ngay!
Mục lục
Loét da ở người già
Loét da ở người già là tình trạng mất đi lớp biểu bì, hạ bì hoặc thậm chí mỡ dưới da, thường đi kèm viêm nhiễm, sưng đỏ và mủ do nhiễm trùng. Nguyên nhân chính là do sức đề kháng giảm, da yếu dần theo tuổi tác, dẫn đến quá trình phục hồi chậm và dễ bị tổn thương.
Đặc biệt, loét da thường gặp ở những người cao tuổi bị liệt hoặc mất khả năng vận động, phải ngồi hoặc nằm lâu. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn ở người tiểu tiện không tự chủ, với vết loét thường xuất hiện ở vùng mông và xương cụt.
Thời gian phục hồi vết loét phụ thuộc vào cơ địa từng người, nhưng nhìn chung, loét da ở người cao tuổi rất khó lành. Nếu không được điều trị kịp thời, loét da có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, thậm chí phải cắt bỏ chi nếu xảy ra ở tay hoặc chân.
Người già bị loét da do đâu?
Nguyên nhân gây ra vết loét trên da bao gồm: Lưu thông máu kém, tỳ đè lên da, tiểu đường,… Mà hầu hết những căn bệnh này đều có nguy cơ cao xảy ra ở người cao tuổi. Do đó mà loét da thường xảy ra ở người già.
Cùng tìm hiểu các loại loét da phổ biến ở người già như sau:
1. Loét da do tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh gây ra lượng đường trong máu cao. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh được gọi là bệnh thần kinh ngoại vi. Trong khi đó, người cao tuổi có phần trăm mắc bệnh tiểu đường cao, đặc điểm chung của bệnh nhân là tê cứng chi dưới (mất cảm giác ở bàn chân và cẳng chân)
Vì không cảm thấy đau đớn khi chân bị thương khiến vết thương khó được phát hiện. Lâu dần dẫn đến tình trạng lở loét chi dưới.
Ngoài ra, lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ, dẫn đến suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, làm chậm quá trình lành vết thương. Vì thế, vết thương khó lành, dễ nhiễm trùng khiến vết thương lan rộng, lở loét lan rộng và ăn sâu hơn. (➤ Để biết chi tiết có thể đọc tại bài viết: Lở loét da ở người tiểu đường)
Tất cả những yếu tố trên làm gia tăng tỷ lệ loét da ở người già mắc bệnh tiểu đường.
2. Loét da do xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch, hoặc xơ cứng động mạch, xảy ra khi các động mạch bị thu hẹp do tích tụ chất béo được gọi là mảng bám.
Động mạch có vai trò đưa máu đi nuôi các tế bào, bộ phận trên cơ thể. Khi động mạch bị thu hẹp hoặc bị tắc do các mảng xơ vữa, máu không lưu thông được, các mô da không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết có thể bị chết, hình thành vết loét.
Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường cũng có nhiều khả năng bị xơ vữa động mạch. Điều quan trọng hơn là tuổi càng cao thì xơ vữa càng phát triển. Do đó, người mắc xơ vữa động mạch phần lớn là người lớn tuổi và dễ bị loét da do căn bệnh này.
3. Do tổn thương động mạch, tĩnh mạch
Loét da tĩnh mạch
- Loét da tĩnh mạch là những vết loét nông, hở phát triển ở da cẳng chân do lưu thông máu kém.
- Tổn thương các van bên trong tĩnh mạch chân ngăn cản máu trở về tim. Thay vào đó, máu tích tụ ở cẳng chân, khiến chúng sưng lên. Vết sưng này gây áp lực lên da, có thể gây loét.
Loét da động mạch (thiếu máu cục bộ)
- Loét động mạch xảy ra khi động mạch không cung cấp đủ máu giàu oxy đến các chi dưới. Nếu không được cung cấp oxy ổn định, các mô sẽ chết và hình thành vết loét.
- Loét động mạch có thể hình thành ở mặt ngoài của mắt cá chân, bàn chân và ngón chân
4. Lở loét da do tỳ đè
Loét do tỳ đè xuất hiện khi da bị áp lực trong thời gian dài, thường gặp ở người già do khả năng vận động kém, phải nằm hoặc ngồi lâu. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn ở những người bị liệt do bệnh lý hoặc chấn thương, buộc họ phải giữ nguyên tư thế trong thời gian dài, gây áp lực lên da.
Áp lực liên tục khiến mạch máu bị chèn ép, ngăn cản lưu thông máu đến mô da, dẫn đến hoại tử và hình thành vết loét. Loét thường xuất hiện ở các vùng da mỏng bao phủ xương như xương cụt, hông, mắt cá chân. Nếu không được điều trị kịp thời, loét do tỳ đè có thể làm tổn thương sâu đến gân, dây chằng và cơ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Loét tỳ đè tình trạng của người nằm lâu!
5. Do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng kém cũng là nguyên nhân khiến loét da ở người già. Khi tuổi cao, người già thường ăn ít do răng yếu hoặc mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, khoáng chất và vitamin. Những chất này giúp tái tạo tế bào, và khi thiếu hụt, lớp mô dưới da mỏng đi, dễ tổn thương hơn, tăng nguy cơ lở loét.
Người già dễ bị loét da ở vùng nào?
Vết loét có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên người cao tuổi vận động ít, nằm nhiều, ngồi nhiều khiến cho các vùng da tiếp xúc bị bí bách, ẩm ướt tạo điều kiện vết loét hình thành và phát triển nhanh hơn.
Những vùng da dễ bị lở loét nhất ở người già là những nơi xương nhô lên, có lớp cơ và da bao bọc quá mỏng. Cụ thể như sau:
- Tư thế nằm ngửa: Dễ loét vùng sau gáy, hai bên xương bả vai, cùi chỏ tay, gót chân, xương cụt.
- Tư thế nằm nghiêng: Nghiêng về phía nào thì bên đó trực tiếp bị ảnh hưởng: thái dương, phía trong và ngoài đầu gối, da xương hông, da mắt cá chân phía bên ngoài.
- Tư thế ngồi: Dễ loét vùng mông, xương cụt, mặt dưới đùi, chân.
Xử lý vết loét da cho người già
Loét da ở người già thông thường rất khó lành và có nguy cơ lan rộng, tiến triển nặng hơn. Vì vậy nhiều người đặt ra câu hỏi “làm thế nào khi vết loét xảy ra ở người già?”
Khi vết loét ở người già xảy ra, việc ưu tiên hàng đầu là tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng vết loét lan rộng, tái phát. Cụ thể bạn có thể tham khảo các bước dưới đây giúp xử lí các vết loét ở người già:
Bước 1: Làm sạch vết loét.
Để bước sát khuẩn đạt hiệu quả trước hết chúng ta cần làm sạch vết loét. Theo quan sát, các vết lở loét ở người già đều có dịch mủ màu vàng, có thể dính bụi bẩn hoặc các sợi lông từ quần áo hoặc từ băng gạc,… Việc của chúng ta là làm sạch bề mặt vết loét như sau:.
- Với các mô tổn thương, mô hoại tử không có khả năng hồi phục. Cần sử dụng thiết bị chuyên dụng hoặc chiếc nhíp sạch, đã được sát trùng để loại bỏ phần mô đã chết giúp loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết và ngăn chặn ổ hoại tử lan rộng.
- Thấm ẩm nước muối sinh lý vào một chiếc khăn sạch, lau nhẹ nhàng trên vết loét da
Bước 2: Sát khuẩn vết loét
Sau bước làm sạch, ta tiến hành bước sát khuẩn – đây là bước quan trọng với mọi vết loét. Loét da có thể gây nhiễm trùng, vì vậy sát khuẩn giúp người bệnh loại bỏ được các nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho những vết loét nông.
Vết loét nông nên được sát khuẩn tại chỗ bằng dung dịch dịu nhẹ như: Dung dịch rửa sát khuẩn Nacurgo (Chai màu xanh), nước muối sinh lí, các dung dịch sát khuẩn chứa chlorhexidine, betadine, acetic acid, hydrogen peroxide…
Bước 3: Sử dụng kháng sinh bôi, uống (nếu cần)
Ngoài dung dịch sát khuẩn, kháng sinh bôi tại chỗ cũng có thể áp dụng cho các vết loét có nguy cơ nhiễm khuẩn như: neomycin, polymyxin hay sulfadiazine bạc,… Tuy nhiên các loại kháng sinh này có thể gây dị ứng đối với người có là da nhạy cảm. Đặc biệt là người già – làn da đã mỏng, yếu và dễ kích ứng. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng kháng sinh trên da cho họ.
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
☛ Có thể tham khảo: Thuốc bôi lở loét, loét tỳ đè hiệu quả!
Bước 4: Bảo vệ vết loét da
Trước đây, việc sử dụng băng gạc truyền thống để băng bó vết loét sau khi làm sạch và sát khuẩn là phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, cách này có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn do da bị bí và không thông thoáng.
Giải pháp hiệu quả hơn là sử dụng màng sinh học Nacurgo (chai màu vàng) – sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ màng sinh học Polyesteramide. Lớp màng này không chỉ ngăn nhiễm trùng và chống thấm nước mà còn siêu thoáng, giúp vết loét “thở” và tăng khả năng phục hồi. Màng sinh học tự phân hủy sau 4-5 tiếng, giúp người bệnh dễ dàng xịt lớp mới mà không cần lo đau đớn như khi thay gạc truyền thống.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide, một đột phá trong y học hiện đại, được Nacurgo áp dụng để hỗ trợ quá trình phục hồi vết loét. Màng sinh học này thúc đẩy sự hình thành mao mạch và tế bào mới, giúp vết loét lành nhanh chóng.
Ngoài ra, Nacurgo còn tích hợp tinh nghệ Nano và tinh chất trà xanh, mang lại tác dụng sát khuẩn, chống viêm và oxy hóa. Điều này không chỉ giúp vết loét nhanh lành mà còn ngăn ngừa sẹo và thâm.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN BỘ SẢN PHẨM NACURGO CHÍNH HÃNG
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Các phương pháp điều trị loét da cho người già
Các phương pháp điều trị loét da cho người già hiện nay đã tiến bộ rất nhiều, mang lại hy vọng và sự cải thiện đáng kể để cải thiện vấn đề này. Ngoài việc xử lý và chăm sóc đúng cách cũng có những phương pháp dễ tiếp cận như sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp vết loét nhiễm trùng, sử dụng đệm chống loét cùng những liệu pháp công nghệ cao…
Dưới đây là những phương pháp hỗ trợ điều trị loét da người già mà bạn nên biết:
Sát trùng và bảo vệ vết loét
Vết loét cần thường xuyên được làm sạch hàng ngàyđể loại bỏ các mô, tế bào chết và vi khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng. Có thể sử dụng nước muối sinh lý với vết loét nhẹ và dung dịch sát trùng với những vết loét lớn có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Ngoài ra, bạn cũng cần bảo vệ vết loét sau khi đã được làm sạch, sát trùng bằng những loại băng chuyên dụng bảo vệ vết loét, duy trì độ ẩm và tạo môi trường thuận lợi cho việc tái tạo da.
Một số loại băng công nghệ cao có thể sử dụng:
- Công nghệ màng sinh học Polyesteramide giúp bảo vệ, tạo điều kiện lý tưởng để vết thương lành lại nhanh hơn
- Băng hydrocolloid: Bảo vệ và tạo độ ẩm cho vết thương, giúp lành nhanh hơn.
- Băng gạc foam: Giúp giảm áp lực và duy trì độ ẩm phù hợp.
- Băng alginate: Giúp hấp thụ dịch lỏng từ vết thương….
Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc à một trong những phương pháp quan trọng nhằm kiểm soát nhiễm trùng, giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết loét, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị bằng thuốc phù hợp.
Dưới đây là các loại thuốc phổ biến và cách sử dụng trong điều trị loét da cho người già.
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng khi có nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh có thể được dùng dạng bôi ngoài da hoặc uống, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Các loại thuốc phổ biến: Mupirocin, bacitracin, neomycin, ciprofloxacin, metronidazole…
- Thuốc giảm đau: Để giảm đau và khó chịu cho bệnh nhân. Các loại thuốc như paracetamol hoặc thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) có thể được kê đơn.
- Thuốc hỗ trợ lành da: Một số loại kem hoặc thuốc mỡ có chứa các yếu tố tăng trưởng hoặc chất thúc đẩy tái tạo da được sử dụng để kích thích quá trình lành da.
Sử dụng đệm chống loét
Các loại đệm giảm áp hoặc gối đệm giúp phân bố đều trọng lượng cơ thể, tránh gây áp lực lên một vùng da quá lâu. Lưu ý nên sử dụng các loại đệm có chất liệu mềm, bền và đến từ những đơn vị uy tín để hỗ trợ loét da hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng cần cho người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên. Việc thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi mỗi 2 giờ giúp giảm áp lực liên tục lên vùng da bị loét, ngăn ngừa sự tiến triển của vết loét.
Áp dụng liệu pháp công nghệ
Liệu pháp công nghệ trong điều trị loét da cho người già không chỉ giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm đau mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Một số liệu pháp công nghệ cao Nacurgo muốn gửi đến để bạn tham khảo:
- Liệu pháp oxy cao áp: Sử dụng oxy nguyên chất ở áp suất cao để tăng cường lưu thông máu và kích thích quá trình lành vết loét.
- Liệu pháp sóng siêu âm: Giúp kích thích mô và tăng cường tuần hoàn máu, giúp tăng cường quá trình chữa lành vết thương.
Phẫu thuật (nếu cần)
Điều trị loét da người già bằng phẫu thuật là một lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp điều trị không xâm lấn không mang lại hiệu quả hoặc khi vết loét đã tiến triển đến mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt đối với người già, việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ loét da.
Phẫu thuật thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Loét sâu và rộng đã phá hủy các lớp da và mô dưới da, đôi khi ảnh hưởng đến cơ và xương.
- Vết loét lâu lành: Không có dấu hiệu lành lại sau một thời gian dài điều trị.
- Khi vết loét đã bị nhiễm trùng nặng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến các vùng mô và xương xung quanh.
- Vết loét có sự xuất hiện của mô chết (hoại tử) cần được loại bỏ để ngăn ngừa tình trạng lan rộng.
Một số loại phẫu thuật phổ biến trong điều trị loét da cho người già:
- Cắt bỏ mô chết: Đôi khi cần loại bỏ các mô chết hoặc nhiễm trùng để vết loét có thể hồi phục. Điều này có thể được thực hiện bằng phẫu thuật, bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp sinh học.
- Ghép da: Trong trường hợp vết loét quá lớn và không thể lành tự nhiên, ghép da có thể được thực hiện để giúp phục hồi da.
Lưu ý khi chăm sóc người già bị loét da
Tình trạng loét da ở người già thường do da yếu, sức đề kháng kém và hạn chế vận động. Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, cần chú ý:
- Giảm áp lực vùng loét: Thường xuyên thay đổi tư thế nằm, ngồi để tránh tỳ đè quá lâu, đặc biệt ở các vùng loét.
- Tăng cường lưu thông máu: Xoa bóp tay, chân thường xuyên giúp máu lưu thông, hạn chế loét chi dưới.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh da hàng ngày, thay quần áo và lau khô da sau khi tắm. Sử dụng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ, tránh kỳ cọ mạnh gây tổn thương da. Nếu bệnh nhân đại tiện, tiểu tiện không tự chủ, cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ tránh tình trạng ẩm ướt khiến loét trở nên nặng hơn.
- Giữ da khô thoáng: Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát từ chất liệu vải mềm, thấm hút tốt để tránh đổ mồ hôi, bí da.
- Thường xuyên kiểm tra da: Quan sát tình trạng vết loét mỗi ngày, đặc biệt chú ý người già mắc tiểu đường do nguy cơ loét bàn chân cao. ☛ Tham khảo: Điều trị loét tỳ đè không khó như bạn nghĩ
- Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ, đạm, khoáng chất từ thực phẩm như rau củ, cá để tăng sức đề kháng và giúp vết loét mau lành.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Da bị lở loét nên ăn gì kiêng gì?
Ngoài ra, làn da của người già thường có xu hướng khô và nứt nẻ nên cần uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da.
Trên đây là những lưu ý trong quá trình điều trị loét da cho người già giúp vết loét nhanh lành, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Bài viết đã cho chúng ta biết vì sao loét da thường xảy ra ở người già. Từ đó bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa.
Ngoài ra nếu phát hiệu bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trên da đặc biệt là những mảng đỏ, da sưng tấy, đau đớn thì nên báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu chủ quan để tình trạng loét da tiến triển nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Khúc đã bình luận
Biên Nguyễn đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Cảm ơn anh Biên Nguyễn đã tin tưởng và sử dụng Nacurgo. Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng bộ sản phẩm Nacurgo cho vết loét của Bà. Nacurgo chúc Bà mau khỏe bệnh, vết loét trên da sớm được cải thiện nhé!
Bài viết liên quan
Thuốc trị lở loét da cho người già và những lưu ý cần biết!
Chữa loét da cho người già thế nào cho hiệu quả?
Loét da do liệt giường – nguyên nhân và giải pháp điều trị!
Loét da không lành do đâu, xử lý triệt để bằng cách nào?
Da bị lở loét nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi?
Câu hỏi thường gặp