Bệnh nhân tiểu đường bị lở loét là tình trạng khá phổ biến có thể dẫn tới hoại tử, thậm chí cắt cụt chi. Lở loét gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Phát hiện sớm, hiểu bệnh và điều trị kịp thời là cách hiệu quả nhất giúp kiểm soát mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Mục lục
Vì sao người bệnh tiểu đường bị lở loét chi?
Hiện tượng lở loét có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bàn chân là vị trí thường gặp và dễ tiến triển sang tình trạng nghiêm trọng nhất. Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bàn chân của người bệnh tiểu đường bị lở loét, hoại tử.
Người tiểu đường dễ bị bệnh động mạch ngoại biên
Đây là lý do hàng đầu dẫn đến các vết thương hở trở nên nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ glucose máu tăng cao và không được kiểm soát trong thời gian dài sẽ khiến nồng độ NO trong máu giảm, các yếu tố gây co mạch tăng và dễ hình thành các cục máu đông. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến động mạch ngoại vi như:
- Hẹp lòng mạch
- Tăng trương lực cơ thành mạch
- Xơ vữa động mạch
Hệ quả là lưu lượng máu đến chi bị giảm, các mô ở bàn chân không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cần thiết dẫn đến bị hoại tử nặng nề. Không dừng ở đó, khi máu không đến được mô tổn thương đồng nghĩa với hệ miễn dịch của cơ thể không hoạt động được ở vùng này. Điều này khiến cho các nhiễm trùng không được kiểm soát dẫn đến tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Lở loét do tác động của biến chứng thần kinh ngoại vi
Hoạt động và phản xạ của bàn chân được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh ngoại vi bao gồm: hệ thần kinh cảm giác, hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh tự động. Ở bệnh nhân tiểu đường, nồng độ glucose máu tăng cao, mạch máu bị tổn thương khiến hệ thần kinh không được nuôi dưỡng tốt dẫn đến bị tổn thương.
Hệ thần kinh bị tổn thương gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của bàn chân, cụ thể:
- Rối loạn cảm giác: Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của hệ thần kinh cảm giác không tốt, người bệnh bị mất cảm giác đau, rối loạn cảm giác nóng lạnh hoặc phát sinh các “ảo giác” trên chân. Việc cảm nhận không đúng các tác động từ bên ngoài khiến người bệnh không có phản xạ khi chân bị áp lực lớn hoặc bị tổn thương. Điều này gây ra các vết thương mới và ảnh hưởng tiêu cực đến các vết thương sẵn có.
- Cấu trúc bàn chân bị thay đổi: Xuất hiện khi hệ thần kinh vận động bị tổn thương. Khi đó, hệ thống gân cốt và cơ quan nhỏ ở bàn chân bị teo, suy yếu. Lâu ngày, cấu trúc khớp bàn chân bị thay đổi làm tăng áp lực lên chân khiến các tổn thương sẵn có trở nên trầm trọng hơn.
- Thay đổi chức năng tuyến tiết: Ảnh hưởng bởi sự tổn thương của hệ thần kinh tự động. Lúc này, các tuyến mồ hôi tại chân không hoạt động bình thường gây ra hiện tượng chai khô, nứt nẻ. Đây cũng là lúc các vết thương xuất hiện.
Nhiễm trùng khiến lở loét ở người bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn
Khi có vết thương hở, các vi khuẩn, virus và nấm bắt đầu tấn công vào cơ thể. Tại đây, chúng bắt đầu sinh sôi phát triển đến số lượng nhất định để gây ra tình trạng nhiễm trùng. Các vi khuẩn tấn công vào các tổ chức mô cơ gây viêm nhiễm và hoại tử. Bên cạnh đó, chúng tạo ra các màng sinh học để ngăn cản tác động của thuốc sát khuẩn và kháng sinh điều trị tại chỗ.
Sau một thời gian, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, các ổ nhiễm trùng bắt đầu lan rộng theo sự di chuyển của vi khuẩn đến các khoang cứng của bàn chân. Hậu quả là bàn chân bị hoại tử và phải tháo chi để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan.
Trên đây là những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị lở loét. Ngoài ra, một số yếu tố đến từ thói quen sống như: ít vận động, đi giày quá chật, vệ sinh bàn chân không đúng cách,… cũng là nguy cơ thúc đẩy hình thành tổn thương tại bàn chân người tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm: “Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường – Không thể chủ quan”
Lở loét ở người tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Người bệnh tiểu đường lở loét có thể phải tháo chi
Đây là ảnh hưởng đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận được. Tình trạng lở loét nghiêm trọng khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị hạn chế khả năng vận động và gặp khó khăn trong việc di chuyển, đi lại.
Nặng nề hơn, khi các ổ viêm loét tiến triển sang nhiễm trùng và hoại tử, người bệnh có thể phải tháo cụt chi để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan. Lúc này, sự tổn thương về sức khỏe của người bệnh là vĩnh viễn, không thể hồi phục.
Tổn thương về tâm lý
Bệnh nhân tiểu đường bị lở loét thường có tâm lý mệt mỏi, chán nản vì trở thành gánh nặng cho người thân. Bên cạnh đó, các vết loét phát triển ngay bên ngoài gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Điều này khiến bệnh nhân trở nên tự ti và ngại tiếp xúc với người khác.
Đặc biệt, với những trường hợp nặng phải tháo cụt chi, người bệnh có thể trở nên trầm cảm khi cơ thể bị “tàn phế”. Lúc này, người nhà bệnh nhân cần chủ động hỗ trợ, thường xuyên quan tâm và động viên để giúp người bệnh thoải mái và lạc quan hơn.
Trở thành gánh nặng kinh tế
Biến chứng lở loét ở người bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân làm gia tăng gánh nặng về kinh tế do chi phí điều trị tăng cao. Thống kế từ năm 2007 cho thấy, người bệnh đái tháo đường có biến chứng lở loét có mức phí điều trị cao gấp 5,4 lần so với bệnh nhân không có biến chứng.
Gánh nặng kinh tế này là yếu tố khiến nhiều bệnh nhân bỏ lỡ giai đoạn vàng điều trị bệnh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Xử lý điều trị lở loét ở bệnh nhân tiểu đường bằng cách nào?
Lở loét ở bệnh nhân tiểu đường là tình trạng phổ biến và nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bệnh có thể hoàn toàn được kiểm soát mà không dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng như hoại tử hoặc cụt chi.
Những bệnh nhân chưa xuất hiện vết loét: Cần thường xuyên kiểm tra cơ thể và thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường như: bàn chân đổi màu, khô ráp, chai sạn, tê bì, đau nhức, sưng phù,….
Với những bệnh nhân đã xuất hiện vết lở loét trên các chi, cần đến bệnh viện để được thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị. Một phác đồ điều trị cho người bệnh tiểu đường bị lở loét có thể yêu cầu phối hợp đồng thời nhiều phương pháp khác nhau như:
Vệ sinh loại bỏ phần hoại tử
Được áp dụng với những mô tổn thương không có khả năng hồi phục. Bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ phần mô đã chết giúp loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết và ngăn chặn ổ hoại tử lan rộng.
Xịt Nacurgo bảo vệ vùng loét
Nacurgo là dung dịch dạng xịt có tác dụng tạo ra màng bảo vệ sinh học từ Polyesteramide có tác dụng chống thấm nước, ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Nhờ đó, nacurgo tạo điều kiện để tái hình thành mao mạch nuôi dưỡng hệ thống mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, dung dịch Nacurgo được bổ sung thêm hoạt chất nano cucurmin và tinh chất trà xanh giúp sát khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm và kích thích quá trình tăng sinh tái tạo của tế bào.
Bệnh nhân nên sử dụng Nacurgo không cần sử dụng gạc băng vết thương vật lý trong trường hợp k cần vận động. Nacurgo đã thay thế băng gạc thông thường bảo vệ vết loét, lại giúp vết loét được thông thoáng dễ thở hơn, người bệnh không cần chịu đau đớn khi thay băng. Sau khi xịt Nacurgo từ 4-5 tiếng lớp màng sinh học sẽ tự động phân hủy, người bệnh chỉ cần xịt 1 lớp màng mới lên toàn bộ vết thương.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm vui lòng xem tại: Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo
Nếu bạn đang cần tìm điểm bán Nacurgo trên toàn quốc hãy “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Sử dụng thuốc điều trị
Những trường hợp có nhiễm trùng cần tiến hành dùng thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ hoặc điều trị toàn thân theo chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Nhờ đó, khống chế sự mở rộng của các ổ loét.
Kiểm soát đường huyết
Bệnh nhân tiểu đường bắt buộc phải có biện pháp kiểm soát đường huyết. Chỉ có như vậy bệnh nhân mới không phải đối diện với những biến chứng do bệnh gây ra. Để đường huyết ở mức ổn định, người bệnh cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
Giảm áp lực lên vết loét
Người bệnh cần chú ý hạn chế di chuyển và tì đè vào vị trí vết loét và khu vực xung quanh. Điều này làm tăng lưu lượng tưới máu đến các mô tổn thương giúp các mô nhận đủ dinh dưỡng và tạo ra đáp ứng miễn dịch. Nhờ đó, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng và ngăn cản hiện tượng hoại tử mô xuất hiện. Trong lúc ngồi hay nằm, cần chú ý nâng đỡ vùng bị lở loét, không ngồi vắt chéo chân hoặc đặt các vật nặng lên chân.
Kiểm tra vết loét hàng ngày
Các ổ viêm loét cần được vệ sinh, sạch sẽ ít nhất 2 lần/ ngày.. Việc làm này giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn nguy cơ bội nhiễm. Trong quá trình vệ sinh, bệnh nhân cần theo dõi sự phát triển của vết loét. Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tiến hành điều trị.
Lưu ý trong điều trị lở loét ở bệnh nhân tiểu đường!
Để người bệnh tiểu đường bị lở loét có kết quả điều trị tốt nhất, bác sĩ khuyến nghị đến bệnh nhân một số thông tin như sau:
Vệ sinh vị trí lở loét đúng kỹ thuật
Việc vệ sinh vết loét sạch sẽ giúp dung dịch xịt Nacurgo phát huy tối đa tác dụng bảo vệ và sát khuẩn vết thương sau đó. Tuy nhiên, bạn cần chú ý thao tác khi vệ sinh vết thương. Tránh việc cọ rửa quá mạnh hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp có thể khiến vết loét mở rộng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Kiên trì điều trị
Vết lở loét của người bệnh tiểu đường thường mất vài tuần thậm chí là vài tháng để lành lại. Trong thời gian này, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện đúng các kỹ thuật chăm sóc vết thương được bác sĩ hướng dẫn.
Kiểm tra và vệ sinh quanh vùng lở loét
Các khu vực quanh vết thương dễ bị tổn thương và lây lan hơn cả. Do đó, trong quá trình chăm sóc các vết lở loét, bạn cần chú ý vệ sinh và theo dõi biến đổi của cả những vùng da xung quanh. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần sớm thông báo cho bác sĩ của mình.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Nẹp tháo rời và dép giảm tải áp lực là 2 thiết bị được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người bệnh tiểu đường bị lở loét ở bàn chân. Thiết bị giúp giảm tải áp lực lên bàn chân, nhờ đó tăng cường lưu lượng tưới máu đến chân tạo điều kiện cho các tổn thương phục hồi tốt hơn.
Đến gặp bác sĩ
Người bệnh tiểu đường bị lở loét cần thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ có thể theo dõi được sự phát triển của vết thương và đưa ra những thay đổi điều trị phù hợp. Ngoài ra, trong các trường hợp cơ thể có dấu hiệu bất thường như: vết viêm loét có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau, mưng mủ), vết loét không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn mở rộng, dị ứng với các thuốc điều trị,…. bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn xử trí kịp thời.
Báo động hoại tử bàn chân do đái tháo đường
Lời kết
Người bệnh tiểu đường bị lở loét không phải là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn chưa nhận thức đúng đắn về mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Chúng tôi hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có thêm thông tin và lựa chọn được cách xử trí phù hợp để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Nguồn tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3349147/
https://www.healthline.com/health/diabetic-foot-pain-and-ulcers-causes-treatments