Loét tỳ đè thường xảy ra ở những bệnh nhân mất khả năng vận động, phải nằm một chỗ trong thời gian dài. Loét tỳ đè gây nhiều tổn thương nghiêm trọng, ăn sâu vào da, gây nhiều đau đớn, do đó và việc điều trị loét tỳ đè gặp nhiều khó khăn. Tùy vào mức độ loét, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ phù hợp. Cùng tìm hiểu các thuốc bôi loét tỳ đè hiệu quả trong bài viết dưới đây.
☛ Tham khảo: Chăm sóc, điều trị vết loét tỳ đè không hề khó
Mục lục
Lở loét da, loét tỳ đè tại sao cần sử dụng thuốc?
Loét tỳ đè là những vết loét gây nên bởi áp lực đè nén lên da trong thời gian dài. Tổn thương do loét tỳ đè gây nên thường phổ biến ở những vị trí xương nhô cao như: mắt cá chân, hông, xương cụt, cột sống, bả vai, gót chân,… Đối tượng có nguy cơ cao mắc loét tỳ đè là những người bị hạn chế vận động như: người bị liệt, người già yếu, người bị tai biến mạch máu não,…
Áp lực tỳ đè là nguyên nhân chính gây nên loét tỳ đè. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng: Áp lực đè nén lâu ngày nên mạch máu dưới da bị tắc nghẽn, máu lưu thông không bình thường. Các tế bào da sẽ chết khi không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Từ đó, da bị hoại tử hình thành nên nên các vết loét trên da.
Loét tỳ đè nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển rất nhanh, loét lan rộng, ăn dâu vào các mô dưới da gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nhẹ thì gây đau đớn, hoại tử, đoạt chi, nặng thì nhiễm trùng máu, ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
Do vậy, loét tỳ đè cần được điều trị càng sớm càng tốt, điều trị từ những giai đoạn đầu để vết thương nhanh lành nhất có thể, tránh hậu quả khôn lường có thể xảy ra. Nguyên tắc cơ bản để loét tỳ đè nhanh lành là phải đảm bảo ổ loét được sạch sẽ, không bị viêm, nhiễm trùng. Do đó, sử dụng thuốc bôi loét tỳ đè là việc làm cần thiết và được ưu tiên lúc này.
Thuốc bôi loét tỳ đè có vai trò diệt vi khuẩn, virus, nấm – đây là những tác nhân bên ngoài thường xâm nhập vào vết thương hở gây lở loét da, dẫn đến nhiễm trùng. Các loại thuốc bôi này sẽ khiến vết loét sạch khuẩn, miệng vết thương dần khô se và co lại, thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp loét da nhanh lành. Sử dụng thuốc bôi loét tỳ đè thường xuyên trong quá trình điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh.
➤ Tìm hiểu thêm về bệnh qua bài viết: Hướng dẫn chăm sóc vệ sinh vết loét tỳ đè
Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi lở loét da, loét ty đè hiệu quả
Áp lực đè nén, ma sát khiến bề mặt da bị mất hoàn toàn, để lộ lớp niêm mạc dưới da. Kết hợp với môi trường ẩm thấp, nhiều vi khuẩn tại các vùng da bị đè nén khiến chúng dễ bị nhiễm trùng, loét ăn sâu hơn, kèm theo dịch mủ gây nhiều đau đớn cho người bệnh.
Để ngăn ngừa tình trạng này, các loại thuốc bôi phải có tình sát khuẩn mạnh để đảm bảo ổ loét luôn sạch khuẩn. Tuy nhiên, các hoạt chất diệt khuẩn có trong thuốc khiến lớp niêm mạc dưới da dễ kích ứng, bị tổn thương. Đó là lý do vì sau khi bôi thuốc, người bệnh thường có cảm giác rát, đau xót, khó chịu.
Trên thị trường hiện nay có nhiều thuốc bôi tỳ đè khác nhau, tuy nhiên không phải ai cũng biết lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng vết loét của mình. Không phải thuốc càng đắt tiền, hoặc thuốc càng có công dụng sát khuẩn mạnh thì càng tốt. Việc lựa chọn thuốc bôi tỳ đè mang lại hiệu quả cao cần đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Có khả năng làm sạch sâu
Thông thường loét tỳ đè sẽ được bao bọc một lớp vảy đen cứng hoặc một lớp dịch nhảy, mủ màng chứa đựng nhiều bụi bẩn, tế bào chết, vi khuẩn … Chúng cản trở thuốc ngấm vào vết loét, khiến vết thương lâu lành.
Lựa chọn các loại thuốc bôi có khả năng làm sạch sâu giúp làm sạch bề mặt vết loét, lúc này công đoạn cũng diễn ra dễ dàng hơn, tác dụng nhanh chóng, mang lại hiệu quả tốt giúp loét da nhanh lành.
2. Có chức năng sát khuẩn, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn
Lựa chọn thuốc bôi có chức năng sát khuẩn là mấu chốt vấn để loại bỏ các vi khuẩn giúp vết loét không còn viêm, nhiễm trùng, tình trạng loét cũng được kiểm soát, không ăn sâu, lan rộng, đồng thời cũng ngăn ngừa hiện tượng chảy nhiều mủ dịch.
Ngoài vi khuẩn, loét tỳ đè có thể bị tấn công bởi nhiều mầm bệnh khác như nấm, virus,… Vì vậy, lựa chọn thuộc bôi có độ phổ rộng đảm bảo tiêu diệt được hết những vi sinh vật này.
3. Không ảnh hưởng đến các mô xung quanh
Nhiều loại thuốc bôi chỉ chú tâm vào tác dụng sát khuẩn làm tổn thương đến các mô dưới da hay các tế bào xung quanh khiến người bệnh cảm cảm giác khó chịu, đau đớn khi sử dụng.
Tệ hơn là các hoạt chất sát khuẩn trong thuốc có tính chất ăn mòn khiến da mỏng dần, xuất hiện loét da tuần hoàn. Từ đó, da rất khó để lành.
4. Không gây tác dụng phụ
Vốn dĩ, loét tỳ đè rất nhạy cảm do lớp niêm mạc bên trong phải tiếp xúc trực tiếp với các thành phần sát khuẩn có trong thuốc bôi. Vì vậy, cần phải lựa chọn thuốc có tác dụng lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Top các loại thuốc bôi loét tỳ đè, trị lở loét da hiệu quả
Để giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thuốc bôi loét tỳ đè phù hợp với tình trạng loét da, chúng tôi chia thuốc thành 3 loại bao gồm
1. Thuốc sát khuẩn
Nhóm thuốc sát khuẩn cho loét tỳ đè có công dụng tiêu diệt vi sinh vật, vi khuẩn ở trên da, từ đó ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da. Thuốc sát khuẩn thường được điều chế dưới dạng dung dịch, vì vậy người bệnh có thể dùng trực tiếp lên vết loét ở cả công đoạn làm sạch và sát khuẩn.
Khi rửa dung dịch sát khuẩn lên vết loét, bạn có thể kết hợp thêm các thao tác xoa nhẹ nhàng để loại bỏ các tế bào chết, bụi bẩn, viêm dịch. Bề mặt vết loét được làm sạch khiến dung dịch sát khuẩn tác dụng sâu vào tổn thương, phát huy tối đa công dụng của nó.
Dung dịch sát khuẩn có thể sử dụng cho mọi loại lở loét, không riêng gì loét tỳ đè. Chúng cũng được dùng rất phổ biến để khử trùng cho vết thương hở ngoài da.
Một số điều người bệnh cần lưu ý trong việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn, bao gồm:
- Không nên chọn các dung dịch sát khuẩn bằng cồn cho loét tỳ đè, thậm chí là cả vết thương hở, bởi chúng gây xót da, làm khô da, vết thương chậm lành.
- Lưu ý thành phần Hydrogen peroxide có trong dung dịch sát khuẩn có thể gây tổn thương các tế bào da lành, khiến người bệnh có cảm giác xót, tê khi sử dụng.
- Tránh lựa chọn những dung dịch sát khuẩn có màu, bởi chúng khiến bạn khó quan sát được tình trạng vết thương.
Dung dịch rửa và làm sạch vết thương Nacurgo là dung dịch hiếm hoi trên thị trường có thể đáp ứng được đầy đủ các yếu tố trên. Với thành phần chính là nước điện hóa kết hợp với các chất sát khuẩn tự nhiên được chứng minh có khả năng NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI. Dung dịch rửa và làm sạch vết thương Nacurgo (chai màu xanh) là lựa chọn tối ưu nhất để chăm sóc các vết thương khó lành như vết loét da bàn chân.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO XANH UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
2. Thuốc giảm đau
Loét tỳ đè rất dễ bị viêm nhiễm do các yếu tố bên ngoài như: Bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn,… Những tác nhân này xâm nhập vào vết loét, gây nhiễm trùng da. Loét tỳ đè nhiễm trùng thường có các triệu chứng như đỏ da, các vùng da xung quanh sưng tấy, xuất hiện mủ vàng ở các ổ loét. Ngoài ra các cơn đau dai dẳng tại vị trí vết loét cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người người bệnh.
Loét tỳ đè càng lan rộng, tổn thương càng ăn sâu thì cảm giác càng đau. Lúc này, dựa vào mức độ đau vào mức độ đau và tình trạng bệnh bệnh lý sẵn có của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê một vài đơn thuốc giảm đau, giúp hỗ trợ điều trị loét tỳ đè hiệu quả hơn.
Thông thường, các cơn đau nhẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol. Nếu Paracetamol không có tác dụng, người bệnh có thể thay thế bằng thuốc chống viêm NSAID như ibuprofen, diclofenac… Các thuốc này dùng với đau mức độ nhẹ – trung bình. Tuy nhiên nhóm thuốc chống viêm này có thể gây nên một số tác dụng phụ cho đường tiêu hóa, vì vậy những người có tiền sử đau dạ dày cần hết sức thận trọng khi dùng NSAID.
Cuối cùng, trường hợp loét tỳ đè đau nặng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm khi dùng NSAID, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng OPIOIDs. Nhóm thuốc này bao gồm codein, tramadol… Chúng có tác dụng mạnh trong việc giảm đau, chống viêm, nhưng lại có thể gây nghiện. Do đó, muốn sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần tham khảo và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh lại dùng trong điều trị loét tỳ đè có tác dụng phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng và thúc đẩy vết loét tỳ đè lành nhanh hơn. Bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc kháng sinh khi dung dịch sát khuẩn không thể tiêu diệt hết được các vi khuẩn,đặc biệt là những vi khuẩn ăn sâu vào da.
Thuốc kháng sinh được chia thành 2 dạng bao gồm: kháng sinh dùng tại chỗ và kháng sinh toàn thân
Kháng sinh dùng tại chỗ
Kháng sinh được dùng qua đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch. Các nhóm kháng sinh thường dùng là:
- Nhóm beta – lactam: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…
- Nhóm aminoglycosid: streptomycin, kanamycin…
- Nhóm quinolon: ofloxacin, ciprofloxacin…
Thuốc kháng sinh dùng toàn thân
Đây là thuốc bôi ngoài da, thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi hoặc gel. Một số thuốc bôi có chứa kháng sinh như Neomycin, sulfadiaxine bạc, polymyxin,… Kháng sinh được hấp thụ vào cơ thể qua da, đem lại hiệu quả diệt khuẩn cao hơn so với dung dịch sát khuẩn.
Hướng dẫn chăm sóc người bệnh bị lở lét da, loét tỳ đè mau lành!
Loét tỳ đè thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần kết hợp thêm nhiều biện pháp chăm sóc khách để tăng tốc độ phục hồi của vết thương. Dưới đây là những điều cần lưu ý trong chăm sóc loét tỳ đè:
Giảm áp lực lên vết loét
Nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu làm tắc nghẽn mạch máu, máu không lưu thông là nguyên nhân gây nên loét tỳ đè. Vì vậy, bệnh nhân cần được thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi thường xuyên sau mỗi 1 – 2 giờ. Ngoài ra, việc sử dụng đệm lót chuyên dụng như đệm hơi nước, đệm khí cũng hỗ trợ giảm áp lực lên da.
Giữ vệ sinh da
Giữ cho làn da luôn được sạch sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ nhiễm khuẩn loét tỳ đè. Để làm được điều này, người bệnh cần được tắm rửa, thay giặt quần áo thường xuyên, giữ cho da luôn khô thoáng, tránh tình trạng ẩm ướt, đặc biệt là những vị trí vị loét tỳ đè.
Với bệnh nhân bị tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, cần xử lý chất thải kịp thời. Trong khi thực hiện vệ sinh và thay giặt quần áo, tránh không để chất thải rây ra vết loét vì nó có thể khiến tình trạng loét da tiến triển nặng nề hơn.
Chế độ ăn uống
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao chất đề kháng, từ đó ngăn chặn được sự xâm nhập từ các tác nhân bên ngoài môi trường, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết loét. Ngoài ra, trong quá trình chữa loét tỳ đè, tuyệt đối không hút thuốc lá, rượu bia bởi chúng làm tình trạng loét da trở nên tệ hơn.
Tăng cường xoa bóp lưu thông máu
Tăng cường xoa bóp tại các vùng chịu áp lực tỳ đè như tay, chân, lưng, hông giúp mau lưu thông hiệu quả, cải thiện tình trạng loét đáng kể.
Nacurgo – giải pháp cho tình trạng lở loét da do tỳ đè hiệu quả
Với ưu điểm vượt trội Nacurgo là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide. Màng sinh học Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo với các tác dụng diệu kỳ trong điều trị vết thương trên da: bao phủ bảo vệ ngăn nhiễm khuẩn, ngăn thấm nước, chống mất hơi nước trên da, tạo môi trường thông thoáng và thuận lợi để vết thương nhanh lành, thúc đẩy hình thành mao mạch và tế bào tại vùng thương tổn.
Ngoài ra, sự kết hợp của tinh chất trà xanh và Nano Curcumin (tinh nghệ siêu phân tử) làm tăng tác dụng chống viêm, kháng khuẩn lên 2 lần, tốc độ lành vết loét tăng 3-5 lần so với tốc độ tự phục hồi tự nhiên.
Cách sử dụng Nacurgo cho các vết lở loét da như sau:
- Trước tiên, cần rửa sạch vết loét, loại bỏ phần hoại tử, tế bào chết, mủ và bụi bẩn bằng dung dịch nước muối sinh lý, sau đó dùng gạc sạch thấm khô. (Đối với vết loét bị hoại tử có thể dùng Oxy già để rửa, sau đó rửa lại bằng dung dịch nước trà xanh)
- Tiếp đó, xịt Nacurgo lên sao cho dung dịch bao phủ toàn bộ vết loét. Sau 1 vài phút dung dịch Nacurgo khô đi tạo thành lớp màng mỏng màu vàng bảo vệ vết loét, kích thích tái tạo tế bào và mô mới. Nên để bệnh nhân nằm nghiêng không đè lên vết loét khoảng 20-30 phút để hoạt chất trong Nacurgo phát huy tác dụng.
- Sau 4-5 tiếng xịt lại 1 lớp Nacurgo mới đè lên lớp cũ bởi sau thời gian đó lớp Nacurgo cũ đã tự phân hủy.
- Trong trường hợp sử dụng Nacurgo xong vẫn tiếp tục nằm đè lên vết loét, nên đặt một lớp gạc mỏng lên trên vùng loét, dùng kem Vaseline bôi lên bề mặt gạc để hạn chế hiện tượng vết loét dính chặt vào gạc.
Đối với người bị lở loét da do tỳ đè việc để vết loét được thông thoáng là điều rất quan trọng, chính vì vậy Nacurgo là sự lựa chọn hoàn hảo nhất, vừa giúp băng bó vết thương thay gạc thông thường giảm đau đớn khi thay băng, vừa giúp vết thương được thở, lưu thông tốt và mau lành hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bài viết trên giúp người đọc phân loại được những loại thuốc bôi loét tỳ đè hiệu quả. Dựa vào các tiêu chí đã đưa ra cùng với tình trạng loét da và sự tham khảo từ bác sĩ,bạn sẽ lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất. Ngoài ra, cần kết hợp chế độ chăm sóc khoa học giúp loét da phục hồi nhanh chóng.
Nguồn: Nacurgo.vn
Lan Ngọc đã bình luận
Nacurgo.vn đã bình luận