Loét da ở người già là một bệnh ngày càng phổ biến. Cùng với sự phát triển của xã hội, y học hiện nay có rất nhiều các loại thuốc dùng để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên việc lựa chọn được thuốc điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt không phải ai cũng biết. Hãy cùng Nacurgo.vn tìm hiểu một số thuốc điều trị loét da ở người già qua bài viết dưới đây.
➤ Có thể bạn nên xem trước bài viết: “Chứng lở loét da ở người già” để có cái nhìn tổng quan về bệnh
Nguyên nhân khiến loét da ở người già
Loét da ở người già ngày càng dễ bắt gặp, đặc biệt là những người mất khả năng cử động, sức khỏe suy yếu không thể vận động nhiều,… Đây đều là những nhóm người tập trung những yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng lở loét da ở người già, bao gồm:
Lưu thông máu kém
Máu có nhiệm vụ đem oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào và các bộ phận khác trên cơ thể. Khi máu lưu thông kém, đồng nghĩa với việc các mô da không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, các tế bào da chết và hình thành vết loét.
Tình trạng máu lưu thông kém thường gặp ở những người già mắc bệnh xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ hay những người già ít vận động.
Áp lực lên da
Áp lực đè lên da trong một thời gian dài khiến da bị loét. Áp lực này đến từ hai yếu tố: bên trong và bên trong bao gồm:
- Áp lực bên ngoài thực chất là do tác động của việc tì đè xảy ra ở những người già mất khả năng vận động, bị liệt phải giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài tạo áp lực lên vùng da bị tiếp xúc.
- Áp lực bên trong là do máu tích tụ tại một điểm khiến chúng sưng lên. Vết sưng này gâu áp lực lên da tạo nên vết loét. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị tổn thương tĩnh mạch với tổn thương đặc trưng là vết loét ở cẳng chân.

➤ Tham khảo thêm: Chăm sóc điều trị loét tỳ đè
Tiểu đường
Lượng đường trong máu quá cao làm tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Dây thần kinh này bị tổn thương khiến người bệnh mất cảm giác chi dưới. Vì không cảm thấy đau đớn khiến vết thương rất khó phát hiện. lâu dần dẫn đến tình trạng lở loét chi dưới.
Người già có phần trăm mắc bệnh tiểu đường cao gây nên tổn thương đặc trưng là loét da bàn chân.
Ngoài ra, một số các yếu tố nguy cơ khác cũng gây nên tình trạng lở loét ở người già như:
- Sức đề kháng yếu
- Môi trường ẩm thấp
- Vệ sinh da kém
- Vết thương hở trên da
➤ Tìm hiểu đầy đủ thông tin về bệnh loét da của người già do tiểu đường tại bài viết: Tiểu đường gây lở loét da như thế nào?
Lở loét ở người già có nguy hiểm không?
Lở loét da ở người già có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra vết loét.
Trường hợp phát hiện vết loét ở giai đoạn đầu, khi nó mới hình trên da của người già, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng các cách chăm sóc hợp lý mà không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu không được phát hiện kịp thời, khi vết loét đã tiến triển nặng thì rất khó để điều trị. Trong khi đó, sức đề kháng của người cao tuổi yếu, làm vết loét có nguy cơ bị viêm nhiễm gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Nhẹ thì hoại tử, phải cắt cụt chi, nặng thì nhiễm trùng máu ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng
Như vậy, khi cơ thể người già xuất hiện vết loét thì cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn bệnh tiến triển và lan rộng. Bởi vì loét càng sâu thì càng dễ nhiễm trùng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Tiêu chí lựa chọn thuốc trị loét da ở người già
Vì người già có cơ địa yếu hơn so với người bình thường. Do đó, việc lựa chọn thuốc điều trị loét da cho người già cần phải hết sức thận trọng.
Để lựa chọn được thuốc trị loét da vừa hiệu quả là vừa phù hợp với làn da nhạy cảm của người cao tuổi, chúng ta cần lưu ý một số tiêu chí sau:
Có khả năng làm sạch sâu
Thông thường vết loét da ở người già sẽ được bao bọc bởi một lớp vảy cứng màu đen hoặc dịch mủ màu vàng. Phần bề mặt da này thường tập chung bụi bẩn, tế bào chết, dịch viêm,… Chúng cản trở thuốc ngấm vào vết loét, khiến vết thương lâu lành.
Lựa chọn được sản phẩm trị loét da có khăn năng làm sạch sâu hỗ trợ rất nhiều cho quá tình điều trị bệnh. Khi bề mặt vết loét được làm sạch, công đoạn sát khuẩn thấm nhanh và phát huy tác dụng tốt, loét da từ đó nhanh lành hơn.
Có chức năng sát khuẩn, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn
Lựa chọn thuốc điều trị có chức năng sát khuẩn có tác dụng loại bỏ vi sinh vật trên bề mặt da – chúng chính là những yếu tố nguy cơ có thể xâm nhập vào vết loét khiến tình trạng loét da ở người già nặng hơn.
Ngoài ra, vết loét ở người già có thể bị tấn công bởi nhiều mầm bệnh khác nhau (vi khuẩn, nấm, …). Vì vậy, bạn nên lựa chọn thuốc điều trị có phổ tác dụng đủ rộng để tiêu diệt hết được những vi sinh vật này.
Thúc đẩy vết loét nhanh lành
Sau tác dụng diệt khuẩn, thúc đẩy phát triển tế bào mới làm vết thương nhanh lành cũng là một chức năng cần lưu ý khi chọn mua sản phẩm điều trị.
Theo đánh giá, một sản phẩm điều trị loét da có tác dụng tốt sẽ giúp vết thương lên da non sau 3-5 ngày.
Không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh
Nhiều thuốc điều trị loét da chỉ chú trọng vào tác dụng diệt mầm bệnh mà làm ảnh hưởng đến các tế bào da xung quanh khiến da mỏng dần, xuất hiện loét da tuần hoàn. Vì thế, da không thể tạo được mô mới và lành một cách tự nhiên.
An toàn, không gây tác dụng phụ
Không chỉ riêng đối với người già, mà ai bị lở loét cũng cần phải lựa chọn một sản phẩm điều trị an toàn. Vốn dĩ người già có làn da yếu nhạy cảm, thuốc lại có tác dụng trực tiếp với da, niêm mạc vì vậy phải chọn thuốc có tác dụng lành tính, không gây đau, xót, kích ứng trong quá trình sử dụng.
Khi sử dụng lâu dài, sản phẩm cũng cần đảm bảo không để tác dụng phụ hay để lại biến chứng trên người bệnh.
Top thuốc điều trị lở loét cho người già hiệu quả
Thuốc điều trị loét da ở người già gồm hai dạng: Thuốc bôi tại chỗ và thuốc sử dụng toàn thân (tiêm + uống). Tuy nhiên, để giúp người đọc dễ hiểu và có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp, chúng tôi chia thuốc điều trị theo công dụng của sản phẩm, bao gồm 3 loại:
- Thuốc sát khuẩn
- Thuốc điều trị triệu chứng
- Hỗ trợ liền vết loét
Thuốc sát khuẩn vết loét
Nhóm thuốc sát khuẩn vết loét có thể dùng tại chỗ, tác động trực tiếp lên vết loét với công dụng loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn – những tác nhân gây nên lở loét ở người già.
Thuốc sát khuẩn được điều chế thành hai dạng: dung dịch sát khuẩn và thuốc kháng sinh bôi ngoài da. Dù là hai dạng kết cấu khác nhau xong chúng đều có tác dụng nhanh và mạnh lên vết loét.
1. Dung dịch sát khuẩn
Các dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng phổ biến ở bước làm sạch và sát khuẩn. Hầu hết các bệnh nhân đều lựa chọn dung dịch sát khuẩn bởi nó có thể loại bỏ phần lớn các vi sinh vật trên bề mặt da – đây là những yếu tố nguy cơ có thể xâm nhập khiến vết loét lan rộng và chuyển biến nặng hơn.
Khi sử dụng dung dịch sát khuẩn trên vết loét, bạn có thể kết hợp thêm thao tác rửa sạch nhẹ nhàng sẽ loại bỏ được cả những bụi bẩn, tế bào chết, dịch viêm. Bề mặt vết loét được làm sạch khiến dung dịch sát khuẩn thấm nhanh vào da, vết loét cũng nhanh lành hơn.
Dung dịch sát khuẩn tốt nhất cho vết loét da ở người già cần đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- Làm sạch sâu
- Tác dụng sát khuẩn nhanh, mạnh
- Không gây đau đớn khi sử dụng
- Không ảnh hưởng đến các vùng da lành xung quanh
Dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường hiện nay có khả năng đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên. Với những thành phần kháng khuẩn được chiết xuất tự nhiên kết hợp với công nghệ điện hóa đem lại khả năng sát khuẩn nhanh, mạnh nhưng vẫn vô cùng an toàn. Vì thế, để xử lí những vết thương lâu lành như vết loét da ở người già sử dụng dung dịch rửa vết thương Nacurgo chính là lựa chọn tối ưu nhất.

- Oxy già: Dễ mua, có khả năng làm sạch sâu và diệt khuẩn tương đối tốt. Tuy nhiên sử dụng trên vết loét gây đau xót, phá hủy mô và tế bào lành
- Cồn y tế: Giá thành rẻ, dễ mua và dễ sử dụng. Tuy nhiên khả năng sát khuẩn không cao, khí sử dụng trên da gây đau xót.
- Muối bạc: Bám dính lâu trên vết loét giúp kéo dài tác dụng. Tuy nhiên khả năng kháng khuẩn yếu, chỉ hiệu quả trên một số chủng vi khuẩn nhất định.
- Chlohexidin: Tương tự như muối bạc, Chlohexidin bám trên vết loét, giúp kéo dài tác dụng nhưng chỉ diệt được một số vi khuẩn nhất định. Ngoài ra đây là sản phẩm dễ gây kích ứng, dễ mẫn cảm với vết thương hở.
2. Thuốc kháng sinh bôi ngoài da
Thuốc kháng sinh bôi ngoài da được sử dụng khi dung dịch sát khuẩn không thể tiêu diệt được hết các vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn ăn sâu vào da.
Một số thuốc bôi có chứa kháng sinh như neomycin, polymyxin hay sulfadiazine bạc. Kháng sinh sẽ được hấp thụ vào cơ thể qua da, đem lại hiệu quả diệt khuẩn cao hơn so với dung dịch sát khuẩn.
Tuy đem lại tác dụng sát khuẩn cao xong kháng sinh lại dễ kích ứng với những người nhạy cảm. Đặc biệt là khi người già thường có sức đề kháng yếu, làn da cũng mỏng và mẫn cảm hơn so với người bình thường.
Như vậy, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bôi kháng sinh để điều trị loét da cho người già cao hơn so với dung dịch sát khuẩn.
Thuốc điều trị triệu chứng
Lở loét da ở người già thường có triệu chứng viêm da, đau đớn ở vết loét khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy thuốc điều trị triệu chứng được chia làm 2 loại: thuốc giảm đau và thuốc chống viêm.
1. Thuốc giảm đau

Vết loét khi mới hình thành rất khó phát hiện vì chúng không để lại triệu chứng. Lâu dần khi tình trạng lở loét càng trở nên nghiêm trọng sẽ gây nên cảm giác đau đớn. Vết loét càng rộng, càng sâu thì cảm giác đau càng nhiều.
Một số loại thuốc giảm đau thường được sử dụng như: paracetamol, ibuprofen, diclofenac,… Không nên vì tác dụng giảm đau hiệu quả mà lạm dụng có thể dẫn đến nhờn thuốc. Tốt nhất, người nhà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
2. Thuốc chống viêm
Các yếu tố từ bên ngoài môi trường như bụi bẩn, ẩm mốc, nấm, vi khuẩn,… có thể xâm nhập vào vết loét ở người già gây viêm da. Loét da bị viêm sẽ xuất hiện mủ vàng, da sưng tấy, đỏ nền da xung quanh. Tình trạng viêm có thể kéo dài dai dẳng làm loét da chậm lành, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Thông thường trong các loại thuốc giảm đau sẽ có luôn tác dụng chống viêm như: ibuprofen, diclofenac và naproxen. Ngoài ra Steroid có tác dụng chống viêm cao cũng có thể được sử dụng trong một vài trường hợp.
Sức đề kháng kém khiến người già có một làn da yếu. Vì vậy tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc chống viêm cho người già, đặc biệt là những người có vết loét. Lạm dụng thuốc chống viêm hoặc sử dụng sau cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người già.
Màng sinh học bảo vệ và tái tạo da tổn thương giúp vết loét nhanh lành
Một trong những mục đích quan trọng của việc điều trị là làm cho vết loét nhanh lành và hạn chế để lại sẹo. Sản phẩm với tác dụng nhanh làm liền vết loét mà bạn có thể tham khảo để sử dụng cho người già là Nacurgo. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dung dịch dạng xịt Nacurgo trong việc hỗ trợ liền vết loét da ở người già.
Đầu tiên, công thức ưu việt trong sản phẩm phải được nhắc đến là công nghệ màng sinh học phân hủy Polyesteramide – một phát minh của y học hiện đại được dùng trong phẫu thuật với tác dụng xử lý tổn thương da giúp vết thương nhanh lành.
Và lần đầu tiên, công thức ưu việt ấy đã xuất hiện tại Việt Nam trong sản phẩm Nacurgo dưới dạng dung dịch xịt. Màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide có vai trò như một rào cản vật lý không thấm nước, ngăn chặn quá trình nhiễm trùng, đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy tái tạo tế bào mới giúp vết loét nhanh lành.
Ngoài ra, Nacurgo còn có chiết xuất Nano Curcumin (tinh nghệ siêu phân tử) – hiệu quả gấp 40 lần tinh nghệ thường. Nano Curcumin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa. Ngoài ra nó còn giúp tái tạo da một cách tự nhiên, nhanh chóng làm lành vết loét, hạn chế thâm sẹo.
Cuối cùng, chiết xuất từ tinh chất trà xanh vừa chống oxy hóa, sát khuẩn, chống viêm, vừa có tác dụng thúc đẩy quả trình hình thành các mô da mới tại vết loét khiến chúng nhanh lành.
Cả 3 thành phần chính của Nacurgo đều đem đến chung một lợi ích là tái tạo làn da mới, khiến vết loét nhanh liền. Sử dụng Nacurgo giúp vết loét nhanh lành gấp 3-5 so với tự hồi phục – đó là lý do vì sao bạn nên lựa chọn sản phẩm này.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Lưu ý cần biết khi chữa loét da cho người già!
Không dùng cao dán cho vết loét
Sử dụng cao dán đông y khiến vết loét bị bịt kín, ẩm thấp có thể làm vết loét lan rộng, tiến triển nặng hơn.
Chưa kể đến các miếng dán đông y này được điều chế bằng các phương pháp cổ truyền, chưa được kiểm chứng rõ ràng, không an toàn khi sử dụng lên vết loét của người già.
Không tự ý rắc thuốc bột lên vết loét

Bột thuốc đỏ và kháng sinh thường là hai loại được dùng để đắp lên vết lở loét.Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng rắc thuốc bột khô lên miệng vết loét sẽ che phủ được vết thương, cũng khiến loét nhanh lành hơn.
Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm trầm trọng. Rắc thuốc bột lên vết loét không có tác dụng sát khuẩn mà còn tạo một màng cứng làm vết loét chậm lành, lâu dần còn màng cứng đó có thể hoại tử, dễ làm tổn thương vùng da lành xung quanh.
Không để chất bài tiết dính bẩn vết loét
Loét da ở người già bị liệt, những người này thường không có khả năng tự chủ vấn đề đại tiện, tiểu tiện. Vì vậy, người chăm bệnh cần thường xuyên thay rửa, vệ sinh cho người bệnh để hạn chế tối đa việc dính chất bài tiết vào vết loét, làm giảm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh
Người già thường bị thiếu dinh dưỡng do tuổi cao làm sức ăn không còn khỏe khiến các cụ ăn ít, hoặc đơn giản là hệ tiêu hóa suy yếu không hấp thụ được thức ăn. Vì vậy, thiếu hụt dinh dưỡng ở người già làm các mô dưới da mỏng, ít mỡ. Điều này khiến da dễ tổn thương, nguy cơ cao dẫn đến lở loét.
Do đó, người già bị lở loét cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng và khả năng phục hồi của cơ thể.
Xin hỏi mua sản phẩm này ở đâu ạ
Bài viết liên quan
Chữa loét da cho người già thế nào cho hiệu quả?
Loét da không lành do đâu, xử lý triệt để bằng cách nào?
Chăm sóc điều trị vết loét tỳ đè không hề khó!
Người già bị loét da: nguyên nhân và cách chăm sóc điều trị đúng!
Loét da do liệt giường – nguyên nhân và giải pháp điều trị!
Câu hỏi thường gặp