Lở loét là một bệnh ngoài da ngày càng phổ biến. Bệnh có thể tiến triển nhanh và nghiêm trọng nếu chúng không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh các phương pháp xử lý vết loét, điều trị bằng thuốc thì việc quan tâm đến một chế độ dinh dưỡng sẽ giúp ích trong quá trình hồi phục tình trạng lở loét trên da rất hiệu quả. Hãy cùng Nacurgo.vn tìm hiểu thực phẩm nên ăn, nên kiêng cho người bị lở loét da qua bài viết dưới đây!
☛ Tham khảo trước tại: Lở loét da là gì và do đâu?
Mục lục
Vai trò quan trọng của chế độ ăn kiêng với bệnh nhân loét da
Loét da là tình trạng tan rã của mô dẫn đến mất hoàn toàn lớp biểu bì trên da hoặc một phần hạ bì dưới da. Ban đầu, tổn thương trên da có thể nhìn thấy là một vùng da bị đỏ như mô da bị viêm. Nghiêm trọng hơn, vết loét có thể ăn sâu xuống lớp mỡ, cơ xương gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây lở loét da có thể đến từ yếu tố kích ứng da, sự lưu thông máu kém, áp lực đè nén lên da trong thời gian dài. Loét da có thể tiến triển rất nhanh, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu do không ăn đủ chất. Do đó, một chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi tổn thương.
Việc ăn kiêng trong quá trình phục hồi vết loét đem đến cho người bệnh nhiều lợi ích như:
- Chọn lọc được thực phẩm tốt: Bao gồm thực phẩm sạch, tươi, giàu dinh dưỡng, dễ hấp thụ giúp da khỏe mạnh, đồng thời đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết loét.
- Tránh thực phẩm không tốt: Những thực phẩm này có thể làm chậm quá trình liền vết loét hoặc không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch.
- Ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo: Có thể bạn chưa biết, vết thương sau khi lành có để lại sẹo hay không phụ thuộc rất lớn vào thực phẩm bạn ăn trong quá trình phục hồi vết loét.
➤ Tìm hiểu thêm: Thuốc chữa lở loét da
Người bị loét da nên kiêng gì?
Ăn phải các thực phẩm không tốt không những khiến khả năng phục hồi của vết loét trở nên lâu hơn mà còn làm tăng nguy cơ loét da tái phát. Vì vậy người bệnh cần lưu ý kiêng một số thực phẩm xấu dưới đây:
1. Chất béo xấu
Chất béo xấu bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa thường có nguồn gốc là chất béo từ động vật bao gồm:
- Thịt lợn mỡ, thịt cừu, thịt gia cầm béo như thịt vịt, ngỗng béo.
- Bơ, kem, pho mát, các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên béo…
Chất béo bão hòa cũng có trong một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, bơ thực vật và các loại cây dầu.
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo trans – là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn như quá trình chiên, rán, xào…, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Chất béo độc hại này thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán…
Chất béo trans cũng tồn tại trong một số loại thực phẩm tự nhiên như thịt lợn, thịt bò,… nhưng hàm lượng ít hơn nhiều so với thực phẩm công nghiệp là bánh ngọt và đồ ăn nhẹ.
Người bị lở loét ăn nhiều hai loại chất béo này dễ khiến cho vết loét dễ nhiễm trùng và tăng nguy cơ bị hoại tử. Do đó, chất béo là nhóm thực phẩm đầu tiên mà bệnh nhân lở loét da cần tránh trong thực đơn của mình.
2. Thực phẩm cay nóng
Không chỉ gây hại dạ dày và đường tiêu hóa, người có vết loét ăn nhiều thức ăn cay nóng có thể kích ứng da làm tình trạng lở loét, sưng viêm nặng thêm. Ngoài ra, đồ ăn cay nóng cũng làm cảm giác ngứa ngáy sẽ tăng mạnh và xảy ra thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, những đồ ăn cay làm giảm tốc độ lành da của vết loét, tăng nguy cơ để lại sẹo lồi sau khi vết loét biến mất. Vì vậy, người có vết loét da cần tránh ăn đồ cay nóng, trường hợp có ăn cần lưu ý một số điểm sau:
- Có thể giải nhiệt cơ thể sau khi ăn cay bằng cách uống sữa tươi, sữa chua, trái cây, trà thảo mộc.
- Nên ăn món cay khi chúng đã nguội, hạn chế ăn đồ cay khi chúng còn nóng vì điều đó làm tăng độ cay của món ăn
- Một số người có thói quen ăn ớt, tiêu cũng nên bỏ dần, hoặc người bệnh có thể cải thiện bằng cách nấu chín cùng món ăn vừa làm dậy mùi thức ăn mà vị cay không còn quá cay như ban đầu.
3. Thực phẩm nhiều đường
Đường là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ăn nhiều thực phẩm nhiều đường làm tình trạng sưng viêm nặng hơn, vết loét cũng khó lành.
Thực phẩm chứa nhiều đường mà người có vết loét cần tránh bao gồm: bánh kẹo, bánh quy, nước ngọt, nước có ga, các loại bánh kem,…
4. Thịt gà và gạo nếp
Không ăn thịt gà và các loại thực phẩm chế biến liên quan gạo nếp, đặc biệt là xôi, các loại bánh bánh chưng, bánh giò, bánh rán,…. vì chúng đều khiến vết loét bị mưng mủ. Người bị loét da ăn nhiều thịt gà và đồ nếp đều có chung cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra những thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ để lại sẹo lồi sau khi vết loét dần biến mất.
Tốt nhất, người có vết loét trên da, dù đang ở giai nào thì cũng đặc biệt tránh thịt gà và đồ nếp.
5. Rau muống và thịt bò
Vết loét là vết thương hở, do đó người bệnh không ăn rau muống khi đang có vết loét vì nó có thể gây sẹo lồi, làm mất thẩm mỹ. Sẹo lồi là một dạng tổn thương vĩnh viễn trên da, rất khó để khiến chúng biến mất hoặc phải mất một số tiền lớn để thực hiện các phương pháp hiện đại mới xóa được dấu vết của sẹo.
Ngoài ra, thịt bò cũng là món cần đưa vào danh sách hạn chế của người có vết loét trên da. Thịt bò tuy chứa nhiều protein tốt cho quá trình phục hồi da xong lại để lại sẹo thâm khi vết loét phục hồi. Sẹo thâm có thể xử lý dễ hơn sẹo lồi, tuy nhiên thời gian chữa lâu mà chi phí cũng không hề rẻ. Vì vậy, để quá trình phục hồi da được diễn ra suôn sẻ, tốt nhất là người bệnh không nên ăn thịt bò.
6. Đồ ăn được chế biến sẵn
Xã hội phát triển, nền công nghiệp thức ăn không thể thiếu thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng,… Đây đều là những thực phẩm mà người có vết loét nên tránh bởi chúng có thể tạo điều kiện để các vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, đồ ăn chế biến sẵn cũng chứa nhiều chất bảo quản, thường xuyên ăn sẽ khiến da bị kích ứng làm triệu chứng của lở loét da nặng hơn.
7. Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
Người có vết loét tuyệt đối nên tránh xa rượu bia và thuốc lá vì chúng gây ra nhiều vấn đề khiến tình trạng lở loét nghiêm trọng hơn.
Rượu bia là chất kích thích làm, chúng làm cản trở lưu thông máu. Tế bào da lâu ngày không được máu cung cấp đủ các chất dinh dưỡng làm tăng nguy cơ hình vết loét trên da, đồng thời cũng làm chậm quá trình lành vết thương tự nhiên của cơ thể. Nồng độ cồn có trong bia rượu phá hủy tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra để chống lại bệnh tật, từ đó hệ thống miễn dịch của người bệnh
Nicotin trong thuốc lá làm tăng huyết áp gây xơ vữa động mạch. Cục máu đông do các mảng xơ vữa hình thành làm tắc nghẽn máu đi nuôi cơ thể khiến tế bào da bị chết. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành vết loét trên da. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm cản trở quá trình tái tạo da mới tại vết loét, là chậm quá trình chữa lành của vết loét.
Không chỉ kích hoạt các yếu tố dị ứng trong cơ thể, làm tình trạng viêm da trầm trọng thêm, những chất kích thích như thuốc lá rượu bia còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng về đường ruột và đường hô hấp.
Người bị loét da nên ăn gì để vết loét nhanh lành?
Bệnh cạnh những thực phẩm cần tránh cho vết loét, người bệnh cũng cần biết thực phẩm nào tốt cho quá trình lành vết thương để bổ sung vào thực đơn ăn uống, giúp bệnh nhanh khỏi:
1. Chất béo tốt
Ngược lại với nhóm chất béo xấu làm vết loét có thể nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ hoại tử da thì nhóm chất béo tốt lại cung cấp “nguyên liệu” cho quá trình tái tạo lại các mô bị tổn thương cùng khả năng chống viêm.
Chất béo tốt hay còn gọi là chất béo lành mạnh bao gồm chất béo bão hòa đơn và chất béo bão hòa. Một số thực phẩm chứa chất béo tốt mà người loét da có thể sử dụng là: cá hồi, cá trích, cá mòi, các loại dầu ăn từ thực vật như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành; dầu từ các loại hạt như dầu hạnh nhân, dầu óc chó, dầu hạt cải,…
Dù là chất béo tốt, tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều chất bé trong ngày không hề đem lại hiệu quả cho việc điều trị trình trạng vết loét trên da. Tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng 1-2 thìa cà phê dầu ăn dùng để chế biến món ăn là đủ.
2. Protein
Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống. Nếu bạn có vết loét trên da đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang thiếu protein. Việc cung cấp một chế độ ăn giàu protein giúp hệ miễn dịch của bạn khoẻ mạnh hơn, giảm viêm và hạn chế nhiễm trùng lan rộng ra các vùng xung quanh vết loét.
Thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, đậu nành,… Cố gắng ăn ít nhất một trong những thực phẩm này trong mỗi bữa ăn.
3. Kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mô da mới, giúp tăng sinh tế bào làm vết loét nhanh lành lại. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng giảm viêm, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, trong thực đơn hỗ trợ điều trị và phục hồi loét da, không thể thiếu kẽm.
Kẽm có nhiều trong thực phẩm từ động vật như cua bể, thịt bò, tôm, cá,… Ngoài ra, sữa, pho mát, đậu lăng lăng cũng chứa hàm lượng kẽm tương đối lớn.
Lưu ý với những bệnh nhân bị dị ứng hải sản, cần cân nhắc khi áp dụng thực đơn chứa kẽm lấy từ các nguồn hải sản.
4. Vitamin C
Hầu hết mọi người đều biết đến vitamin C với tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, Vitamin C còn là một chất chống oxy hóa, chống lại sự xâm nhập của các mầm bệnh từ bên ngoài.
Ngoài ra, vitamin C còn được chứng minh làm tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Theo nghiên cứu, cứ bổ sung 100mg vitamin C thì khả năng hấp thụ sắt tăng lên 67%. Trong khi đó, sắt rất quan trọng với quá trình chữa loét da bằng bằng cách duy trì mức hemoglobin trong máu đầy đủ (Hemoglobin – một loại protein giúp vận chuyển oxy tới mọi cơ quan trong cơ thể).
Như vậy, nhờ công dụng tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa và chống viêm, việc bổ sung vitamin vào thực đơn ăn uống của người bị loét da sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, tái tạo tế bào bị thương, từ đó giúp vết loét phục hồi nhanh hơn.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả như: ổi, ớt chuông, rau cải xanh, kiwi, dâu tây, cam và nhiều loại quả chua khác.
5. Nước
Da mất nước có thể trở nên khô và mỏng manh cũng là yếu tố khiến loét da mãi không lành. Điều quan trọng là làn da của bạn phải được giữ ẩm từ bên trong. Bạn nên tiêu thụ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Điều này có thể bao gồm bất kỳ chất lỏng nào (trà, sữa, nước, nước trái cây) nhưng không phải bia, rượu.
Đối với người thừa cân hoặc mắc tiểu đường, hãy tránh những đồ uống có chứa đường, chọn các loại thay thế không đường hoặc tốt hơn là lựa chọn nước lọc.
Một số lưu ý để vết lở loét da nhanh lành
- Với những người loét da do tỳ đè, không có khả năng vận động cần thường xuyên thay đổi tư thế để giảm áp lực tỳ đè lên vết thương. Điều này giúp kiểm soát tình trạng lan rộng của vết loét. Người bị liệt nằm giường cần thay đổi tư thế 2 tiếng 1 lần, người ngồi xe lăn thì tần suất thay đổi tư thế nên là 15 phút mỗi lần.
- Lưu ý trong quá trình xoay trở người cho người bệnh cần hết sức nhẹ nhàng, không vận động mạnh vì chúng có thể khiến vết loét rách ra, tình trạng lở loét nghiêm trọng hơn.
- Xoa bóp tay chân hoặc những vị trí bị tỳ đè giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Với bệnh nhân không kiểm soát được hành vi tiểu tiện cần vệ sinh thật sạch sẽ, tránh để vi khuẩn ở nước tiểu xâm nhập khiến loét da trở nên nghiêm trọng hơn.
- Theo chuyên gia, nguy cơ nhiễm khuẩn do nước không sạch là rất cao. Do đó, lau chùi hoặc tắm, vệ sinh cho bệnh nhân cần che chắn vết loét cẩn thận, tránh để nước ngấm vào các vị trí loét da.
- Không dùng thuốc kháng sinh rắc trực tiếp lên vết loét, đặc biệt là vết loét đang trong tình trạng có dịch nước. Điều này có thể bưng kín vết thương khiến quá trình xử lý, sát khuẩn loét da rất khó khăn.
- Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian như đắp lá, tắm nước lá khi không hiểu rõ tác dụng hậu quả của phương pháp đó. Trường hợp không xử lý cẩn thận có thể khiến vết loét nhiễm trùng, từ đó làm tình trạng loét da nghiêm trọng, khó kiểm soát.
- Khi loét da bắt đầu đóng vảy, tuyệt đối không bóc vảy vì hành động này có thể khiến vết loét chảy máu, loét da lâu lành và nguy cơ cao sẽ để lại sẹo.
- Chăm sóc vết loét: Cách tốt nhất để vết loét nhanh lành là che phủ miệng vết loét ngay sau khâu xử lý sát khuẩn – điều này giúp ngăn không cho vi khuẩn từ bên ngoài môi trường tấn công làm. Tuy nhiên, không nên sử dụng băng gạc thông thường vì chúng có thể làm cho miệng vết loét bị bí, loét da sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Một sản phẩm có thể thay thế hoàn toàn băng gạc nhưng lại không hề khiến vết loét bị bí bách là Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo.
Với ứng dụng công nghệ màng sinh học Polyesteramide có khả năng chống thấm nước, nó được xem như một hàng rào vật lý ngăn cản sự xâm nhập từ các vi khuẩn bên ngoài môi trường, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết loét. Không chỉ vậy, màng sinh học Polyesteramide còn tạo môi trường thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi để vết loét nhanh lành mà không bị bí bách như khi dùng băng gạc thông thường.
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử nano curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo. Nacurgo mang đến một giải pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị vết loét do nhiều nguyên nhân từ liệt, nằm lâu đến tiểu đường. Sử dụng xịt Nacurgo giúp vết loét nhanh lành gấp 3-5 lần so với bình thường.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên cả nước “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt online giao hàng tận nhà “TẠI ĐÂY”
Nhu cầu dinh dưỡng luôn cần được xem trọng, đặc biệt khi trên da xuất hiện vết loét. Để hỗ trợ giúp vết loét nhanh lành, người bệnh cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cần tránh một số chất có thể khiến vết loét mưng mủ, gây ngứa ngáy, khó chịu khiến vết loét lâu lành. Ngoài lưu ý về thực đơn ăn uống, người bệnh cần chú ý đến quá trình chăm sóc để vết loét mau lành.