Tất cả mọi vết thương trên da đều cần một khoảng thời gian nhất định để chữa lành. Tổn thương do loét da cũng vậy. Tuy nhiên, có những trường hợp loét da không lành. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây, từ đó đưa ra biện pháp để xử lý chúng triệt để!
☛ Tham khảo trước tại: Lở loét da là gì?
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến loét da không lành
Loét da có thể hình thành từ những vết thương, vết xước nhỏ trên da nhưng không được làm sạch, khử trùng khiến vết thương có thể bị nhiễm trùng, lâu ngày hình thành vết loét trên da.
Loét da nếu được phát hiện và chăm sóc đúng cách sẽ dễ dàng điều trị, thuận lợi cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng. Ngược lại, nếu cứ để loét da tiến triển nặng dần, có thể dẫn đến nguy cơ hoại tử, lúc này loét da không thể lành lại mà người bệnh thậm chí còn phải cắt bỏ tế bào chết.
Loét da không lành có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây, bao gồm:
Nhiễm trùng
Da là bộ phận quan trọng chiếm diện tích nhiều nhất trên cơ thể có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây bệnh bên ngoài môi trường. Loét da khiến mô da bị tổn thương, dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn bên ngoài tác động. Lúc này tế bào da chưa kịp liền để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng vết loét.
Vết loét bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện tình trạng vùng da xung quanh bị đỏ, sưng, đau, mưng mủ, tiết dịch nhầy có mùi hôi khó chịu.
Khi bị nhiễm trùng, loét da rất lâu mới có thể lành lại hoặc thậm chí không lành nếu để loét ăn sâu vào da. Cách tốt nhất để xử lý là đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời.
Mắc bệnh tiểu đường
Có thể bạn chưa biết 85% người bệnh tiểu đường gặp phải những vấn đề về da, trong đó có viêm loét. Ở người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu quá cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự tuần hoàn máu. Chính điều này khiến loét da lâu lành hơn.
Ngoài ra, người bị tiểu đường thì các dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy mà họ rất khó để nhận biết cảm giác đau khi loét da hình thành. Cứ như vậy loét da tiến triển ngày một nặng nhưng vẫn không được phát hiện để chữa trị. Tình trạng này dẫn đến loét da không lành.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân chính do nhiễm trùng và tiểu đường khiến loét da mãi không lành thì còn một số yếu tố nguy cơ khác cũng làm tình trạng lở loét thêm phần nghiêm trọng, gây khó khăn cho quá trình phục hồi tổn thương trên da, bao gồm:
- Thiếu dinh dưỡng: Cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng làm giảm khả năng tái tạo tế bào da mới, các vết lở loét do đó mà cũng lâu lành hơn.
- Thuốc: Việc sử dụng sai thuốc điều trị hay đơn giản một số thuốc kèm theo tác dụng phụ làm loét da lâu lành hơn. Cụ thể thuốc kháng sinh giết chết lợi khuẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, từ đó khiến quá trình lành vết loét trở nên khó khăn hơn
- Lưu thông máu kém: Khi máu lưu thông kém, đồng nghĩa với hồng cầu cùng các tế bào mới có tác dụng chắp vá miệng vết thương không thể di chuyển đến các vùng da bị tổn thương. Điều này làm vết loét liền lâu hơn.
- Sử dụng nhiều rượu bia: Rượu bia làm giảm đáng kể lượng bạch cầu trong cơ thể, từ đó gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Loét da lâu lành hoặc thậm chuyển biến nghiêm trọng hơn khi sử dụng quá nhiều rượu bia.
- Ít vận động: Những người ít hoạt động, đặc biệt là đối tượng phải nằm ở một tư thế trong một thời gian dài trên giường hoặc ngồi xe lăn, điều này làm tăng áp lực lên các vùng bị tỳ đè khiến vết loét tổn thương nặng hơn.
- Chăm sóc vết loét chưa đúng cách: Vết thương hở trên da, đặc biệt là loét da cần được chăm sóc và điều trị kịp thời vì chúng có khả năng nhiễm trùng cao. Việc không biết cách chăm sóc dẫn đến điều trị sai cách có thể làm tình trạng loét da trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong việc chữa lành vết thương.
2. Loét da không lành – triệu chứng nguy hiểm cảnh báo bệnh tiểu đường?
Tình trạng loét da không lành ngoài nguyên nhân do nhiễm trùng vết thương thì tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Cụ thể, ở bệnh nhân tiểu đường hội tụ tất cả những yếu tố khiến loét da lâu lành bao gồm:
Đường huyết trong máu cao: Đường huyết trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ ở các vết loét phát triển, đây chính là lý do khiến cho vết loét lâu lành hơn những người bình thường.
Máu lưu thông kém: Người tiểu đường có tình trạng máu lưu thông kém hơn gấp 4 lần so với bình thường. Từ đó, lượng máu cung cấp tới các mô bị tổn thương bị hạn chế. Khi máu lưu thông không tốt, không mang đủ oxy, chất dinh dưỡng tới nuôi các tế bào bị loét khiến vết loét không lành.
Da thiếu collagen: Người bị tiểu đường có ít collagen hơn so với người bình thường. Collagen tạo nên sự đàn hồi, săn chắc, giúp tái tạo các tế bào da. Thiếu hụt collagen khiến da mỏng và dễ tổn thương, vết loét từ đó cũng khó lành hơn.
Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch ở người tiểu đường suy yếu khiến cho vết loét có nguy cơ nhiễm trùng cao, chúng lan rộng, lâu lành, thậm chí là khó phục hồi nếu không được điều trị.
Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường nhưng không biết mình mắc bệnh thì lở loét da có thể là dấu hiệu giúp bạn nhận biết điều này. Nếu trên cơ thể xuất hiện vết loét lâu lành mà không phải do nhiễm trùng thì người bệnh đến ngay các trung tâm y tế hoặc liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm xem có mắc tiểu đường hay không?
➤ Xem chi tiết hơn trong bài viết: Loét da ở người tiểu đường có thể gây cụt chi!
3. Điều trị dứt điểm tình trạng loét không lành bằng cách nào?
Trường hợp loét da không lành tức là tổn thương da đã phát triển đến mức độ nặng, loét hủy hoại mô da, ăn sâu vào vận cơ xương, xuất hiện các ổ hoại tử, chất dịch nhầy, mủ vàng,… Tình trạng này gây khó khăn rất lớn cho việc điều trị.
Thực tế người bệnh không thể trị dứt điểm loét da không lành nếu cứ chăm chăm vào các triệu chứng hay “sửa chữa” những tổn thương trên da. Bởi thời gian điều trị để liền vết loét là rất dài, có thể lên tới 1 hay nhiều năm năm, kèm theo là chi phí tốn kém, đắt đỏ.
Vì vậy, biện pháp điều trị khả thi giúp trị dứt điểm loét da không lành chính là điều trị “nguyên nhân gây loét da”. Điều trị tận gốc nguyên nhân giúp bạn phòng tránh hoàn toàn được tình trạng loét da không lành, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
Để biết được nguyên nhân gây loét da và cách điều trị phù hợp nhất, người bệnh nên tới bệnh viện phòng khám uy tín để được thăm khám, chẩn đoán làm các xét nghiệm. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh lý nguyên nhân chính gây loét da.
- Đối với tình trạng nhiễm trùng da: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật loại bỏ mô da. Thao tác thực hiện điều trị nhiễm trùng da bằng kháng sinh có thể thực hiện ở nhà. Để kháng sinh có thể phát huy tối đa công dụng khi bôi lên trên da, cần phải xử lí vết loét thật sạch sẽ. Đối với phương pháp phẫu thuật, tùy thuộc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tình mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp.
- Đối với lở loét da không lành do tiểu đường: người bệnh điều trị tiểu đường bằng cách kết hợp giữa thực đơn ăn uống và chế độ sinh hoạt luôn là phương pháp được ưu tiên khi bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó với các trường hợp cần thiết có thể được chỉ định điều trị bằng insulin.
- Đối với các nguyên nhân gây lở loét da không lành khác: Xử lý triệt để nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ ở người thiếu dinh dưỡng cần bổ sung sinh dưỡng; người do thuốc thì cần đánh giá lại tình trạng bệnh lý đang có, thay thế hoặc dừng thuốc đang dùng; nếu do rượu bia cần hạn chế sử dụng rượu bia…..
➤ Thông tin sau có thể bạn quan tâm: Da bị lở loét nên ăn gì kiêng gì?
Sau khi điều trị nguyên nhân, việc tiếp theo là cần điều trị vết loét trên da đúng cách! Mời bạn đọc tiếp nội dung dưới đây.
3. Các bước xử lý loét da không lành
Để đảm bảo hiệu quả giúp loét da nhanh lành, người bệnh cần biết cách chăm sóc vết thương và thực hiện các biện pháp này càng sớm càng tốt.
Giống với các vết loét khác, cách chăm sóc loét da không lành cũng được thực hiện qua 3 bước như sau:
Bước 1: Loại bỏ mô hoại tử
Loét da sẽ nhanh lành nhất khi các loại thuốc được dùng để điều trị phát huy tối đa công dụng trên làn da bị tổn thương. Để làm được điều này, người bệnh cần loại bỏ lớp vảy cứng là da chết hoặc các mô hoại tử.
Trước tiên, người bệnh cần phải làm sạch bề mặt vết loét. Sử dụng nước muối thấm ướt băng gạc vô trùng rồi lau nhẹ nhàng vết loét để loại bỏ nước dịch, bụi bẩn bám trên da.
Các mô hoại tử hoặc các tế bào da chết đóng kết thành vảy trên da thì không thể loại bỏ đơn giản bằng cách lau chùi thông thường được. Lúc này người bệnh cần đến sự hỗ trợ của một số dụng cụ chuyên dùng. Một chiếc nhíp đã khử trùng sạch sẽ sẽ đem lại hiệu quả trong trường hợp này. Bạn có thể dùng nó để gắp bỏ dị vật dính trên vết loét như: sa chết, mủ vàng, sợi lông từ quần áo,…
Sau khi loại bỏ được các mô tổn thương, rửa sạch lại vết loét một lần nữa bằng cách đổ trực tiếp nước muối sinh lí lên vết thương hoặc thấm khô nhẹ bằng khăn khô mềm.
Bước 2: Khử trùng vết loét
Loét da bị nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân khiến vết thương mãi không khỏi. Do đó, bước sát trùng vết loét được xem là bước quan trọng nhất trong khâu xử lý chăm sóc cho những bệnh nhân bị loét da.
Sau khi loại bỏ các mô hoại tử, bước khử trùng sẽ được thực hiện nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài gây nhiễm trùng vết loét, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo làn da mới.
Bước sát khuẩn rất quan trọng, do đó người bệnh cần hết sức cẩn trọng để chọn được dung dịch sát khuẩn tốt. Một vài điều cần lưu ý khi chọn dung dịch sát khuẩn như sau:
- Hiệu quả nhanh
- Tiêu diệt được nhiều mầm bệnh
- Không chứa cồn vì chúng gây xót khi sử dụng cho vết thương hở
- Không chứa hydrogen peroxide vì chúng không dùng được cho tổn thương dạng loét da, chúng khiến vết loét sâu hơn, tình trạng loét da mãi không khỏi
- Không ảnh hưởng đến những vùng da xung quanh
- Khử được mùi hôi tại ổ loét
- Tái tạo là da mới, thúc đẩy loét da nhanh lành
- Không gây tác dụng phụ
Việc lựa chọn một dung dịch sát khuẩn phù hợp là điều vô cùng quan trọng trong quá trình xử lí vết loét. Để đáp ứng được điều đó, dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo được ra đời.
Với thành phần bao gồm dung dịch nước điện hóa có chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO*, ClO-, giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng. Đặc biệt, còn loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết loét.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN NHẤT
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa một số thành phần chiết xuất từ tự nhiên như: trà xanh, lá trầu, bạc hà, tràm trà, lô hội, nghệ trắng. Không chỉ giúp diệt khuẩn, khử mùi hôi tại vết loét mà còn giúp tái tạo da một cách tự nhiên, từ đó thúc đẩy tổn thương nhanh chóng phục hồi.
Như vậy, dung dịch rửa vết thương Nacurgo đáp ứng đủ bộ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” là lựa chọn tối ưu nhất để chăm sóc vết loét.
➤ Đọc thêm về sản phẩm: Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (125ml)
Bước 3: Bảo vệ vết loét
Việc cuối cùng trong việc xử lý loét da là che phủ, bảo vệ miệng vết thương để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh tình trạng bệnh tái phát đồng thời giai đoạn phục hồi được diễn ra suôn sẻ hơn, giúp loét da mau lành.
Thông thường, nhắc đến “che phủ, bảo vệ”, hầu hết mọi người đều có lối mòn suy nghĩ lập tức đến ngay băng gạc cá nhân bông y tế, u-go,…Tuy nhiên đây lại là những biện pháp hoàn toàn không hiệu quả dành cho loét da, thậm chí còn khiến tình trạng lở loét thêm nghiêm trọng do vết thương bị bịt kín gây bí bách.
Màng sinh học bảo vệ và tái tạo da tổn thương Nacurgo được xem là giải pháp hiệu quả cho trường hợp này.
Có thể bạn chưa biết, Nacurgo với ưu điểm vượt trội ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide có công dụng như một hàng rào giúp ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, và chống thấm nước hiệu cờ. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên tại việt Nam ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến này.
Với màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng xịt nacurgo để băng vết loét nhưng vẫn khiến cho da được thở, từ đó tăng khả năng phục hồi.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa tinh nghệ nano và tinh chất trà xanh giúp chống viêm, sát khuẩn, hạn chế thâm sẹo ở mặt.
Như vậy, công dụng Nacurgo mang lại trong việc xử lý loét da bao gồm:
- Làm mát và dịu da
- Làm sạch da, góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da
- Bảo vệ da, góp phần ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập
- Ngăn ngừa thâm sẹo để lại
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN NHẤT
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
☛ Bạn có thể tham khảo thêm: Các loại thuốc bôi lở loét, loét tỳ đè hiệu quả, tiêu chí lựa chọn!
Như vậy, loét da không lành thực chất là có xuất phát từ vết lở loét bình thường trên da, tuy nhiên do một hoặc nhiều yếu tố tác động khiến tình trạng lở loét trở nên nghiêm trọng, loét da có thể khó lành hoặc thậm chí không lành. Tốt nhất để tránh tình trạng này, ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu, người bệnh cần đến ngay các cơ sở ý tế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ y, mang lại hiệu quả tốt trong quá tình trị loét da. Để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn hãy kết nối đến tổng đài 1800.6626 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Nguồn: Nacurgo.vn