Loét da ở người già ngày càng phổ biến. Dù y học hiện đại có nhiều loại thuốc điều trị, nhưng không phải ai cũng biết cách chọn đúng sản phẩm hiệu quả. Hãy cùng Nacurgo.vn khám phá một số loại thuốc trị loét da ở người già qua bài viết sau đây!
➤ Bạn nên xem trước: “Chứng lở loét da ở người già” để có cái nhìn tổng quan về bệnh
Nguyên nhân lở loét da ở người già
Loét da ở người già ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những người mất khả năng vận động hoặc sức khỏe yếu. Những yếu tố nguy cơ chính bao gồm:
Lưu thông máu kém: Máu không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho mô da, gây chết tế bào và hình thành vết loét. Tình trạng này thường gặp ở người già mắc xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ hoặc ít vận động. Khi máu lưu thông kém, đồng nghĩa với việc các mô da không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, các tế bào da chết và hình thành vết loét.
Áp lực lên da: Áp lực kéo dài từ việc nằm hoặc ngồi quá lâu gây loét, đặc biệt ở người liệt. Áp lực có thể đến từ bên ngoài (Loét tỳ đè – người bệnh phải giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài tạo áp lực vùng tiếp xúc) hoặc bên trong (máu tích tụ tại một điểm khiến chúng sưng lên, vết sưng này gây áp lực lên da tạo nên vết loét).
Tiểu đường: Lượng đường cao gây tổn thương thần kinh ngoại vi, làm người bệnh mất cảm giác, dẫn đến khó phát hiện vết thương, lâu dần gây loét chi dưới, đặc biệt ở bàn chân.
Ngoài ra, các yếu tố khác như sức đề kháng yếu, môi trường ẩm thấp, vệ sinh da kém và vết thương hở cũng làm tăng nguy cơ loét da ở người già.
➤ Tìm hiểu đầy đủ thông tin về bệnh loét da của người già do tiểu đường tại bài viết: Tiểu đường gây lở loét da như thế nào?
Lở loét ở người già nguy hiểm không?
Lở loét da ở người già có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra vết loét.
Trường hợp phát hiện vết loét ở giai đoạn đầu, khi nó mới hình trên da của người già, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng các cách chăm sóc hợp lý mà không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu không được phát hiện kịp thời, khi vết loét đã tiến triển nặng thì rất khó để điều trị. Trong khi đó, sức đề kháng của người cao tuổi yếu, làm vết loét có nguy cơ bị viêm nhiễm gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Nhẹ thì hoại tử, phải cắt cụt chi, nặng thì nhiễm trùng máu ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng
Như vậy, khi cơ thể người già xuất hiện vết loét thì cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn bệnh tiến triển và lan rộng. Bởi vì loét càng sâu thì càng dễ nhiễm trùng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Tiêu chí chọn thuốc trị lở loét da người già
Vì người già có cơ địa yếu hơn so với người bình thường. Do đó, việc lựa chọn thuốc điều trị loét da cho người già cần phải hết sức thận trọng.
Để lựa chọn được thuốc trị loét da vừa hiệu quả là vừa phù hợp với làn da nhạy cảm của người cao tuổi, chúng ta cần lưu ý một số tiêu chí sau:
Có khả năng làm sạch sâu
Thông thường vết loét da ở người già sẽ được bao bọc bởi một lớp vảy cứng màu đen hoặc dịch mủ màu vàng. Phần bề mặt da này thường tập chung bụi bẩn, tế bào chết, dịch viêm,… Chúng cản trở thuốc ngấm vào vết loét, khiến vết thương lâu lành.
Lựa chọn được sản phẩm trị loét da có khăn năng làm sạch sâu hỗ trợ rất nhiều cho quá tình điều trị bệnh. Khi bề mặt vết loét được làm sạch, công đoạn sát khuẩn thấm nhanh và phát huy tác dụng tốt, loét da từ đó nhanh lành hơn.
Sát khuẩn tốt, tiêu diệt nhiều vi khuẩn
Lựa chọn thuốc điều trị có chức năng sát khuẩn có tác dụng loại bỏ vi sinh vật trên bề mặt da – chúng chính là những yếu tố nguy cơ có thể xâm nhập vào vết loét khiến tình trạng loét da ở người già nặng hơn.
Ngoài ra, vết loét ở người già có thể bị tấn công bởi nhiều mầm bệnh khác nhau (vi khuẩn, nấm, …). Vì vậy, bạn nên lựa chọn thuốc điều trị có phổ tác dụng đủ rộng để tiêu diệt hết được những vi sinh vật này.
Thúc đẩy vết loét nhanh lành
Sau tác dụng diệt khuẩn, thúc đẩy phát triển tế bào mới làm vết thương nhanh lành cũng là một chức năng cần lưu ý khi chọn mua sản phẩm điều trị.
Theo đánh giá, một sản phẩm điều trị loét da có tác dụng tốt sẽ giúp vết thương lên da non sau 3-5 ngày.
Không tổn thương đến mô lành
Nhiều thuốc điều trị loét da chỉ chú trọng vào tác dụng diệt mầm bệnh mà làm ảnh hưởng đến các tế bào da xung quanh khiến da mỏng dần, xuất hiện loét da tuần hoàn. Vì thế, da không thể tạo được mô mới và lành một cách tự nhiên.
An toàn, không tác dụng phụ
Không chỉ riêng đối với người già, mà ai bị lở loét cũng cần phải lựa chọn một sản phẩm điều trị an toàn. Vốn dĩ người già có làn da yếu nhạy cảm, thuốc lại có tác dụng trực tiếp với da, niêm mạc vì vậy phải chọn thuốc có tác dụng lành tính, không gây đau, xót, kích ứng trong quá trình sử dụng.
Khi sử dụng lâu dài, sản phẩm cũng cần đảm bảo không để tác dụng phụ hay để lại biến chứng trên người bệnh.
Top thuốc điều trị lở loét cho người già hiệu quả
Thuốc điều trị loét da ở người già gồm hai dạng: Thuốc bôi tại chỗ và thuốc sử dụng toàn thân (tiêm + uống). Tuy nhiên, để giúp người đọc dễ hiểu và có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp, chúng tôi chia thuốc điều trị theo công dụng của sản phẩm, bao gồm 3 loại: Thuốc sát khuẩn, thuốc điều trị triệu chứng, thuốc hỗ trợ liền vết loét…
Thuốc sát khuẩn vết loét
Thuốc sát khuẩn đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình điều trị loét người già bằng thuốc. Thông thường thuốc sát khuẩn thường được dùng tại chỗ, tác động trực tiếp lên vết loét với công dụng loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
Thuốc sát khuẩn được điều chế thành hai dạng: dung dịch sát khuẩn và thuốc kháng sinh bôi ngoài da. Dù là hai dạng kết cấu khác nhau xong chúng đều có tác dụng nhanh và mạnh lên vết loét.
1. Dung dịch sát khuẩn
Các dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng để làm sạch và ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập, giúp vết loét nhanh lành hơn. Khi rửa vết loét bằng dung dịch sát khuẩn kết hợp thao tác nhẹ nhàng, bạn sẽ loại bỏ được bụi bẩn, tế bào chết và dịch viêm, giúp dung dịch thấm sâu vào da.
Dung dịch sát khuẩn tốt cho vết loét da ở người già cần đáp ứng các tiêu chí: làm sạch sâu, sát khuẩn nhanh, không gây đau và không ảnh hưởng da lành.
Nacurgo (chai xanh) với chiết xuất tự nhiên và công nghệ điện hóa là lựa chọn tối ưu, an toàn và hiệu quả cho vết loét mà chúng tôi muốn gửi đến bạn tham khảo. Không chỉ đáp ứng các tiêu chỉ của một dung dịch sát khuẩn tốt nhất mà còn an toàn với vết loét người già trong quá trình điều trị.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Đánh giá nhanh một số loại dung dịch sát khuẩn:
- Oxy già: Dễ mua, có khả năng làm sạch sâu và diệt khuẩn tương đối tốt. Tuy nhiên sử dụng trên vết loét gây đau xót, phá hủy mô và tế bào lành
- Cồn y tế: Giá thành rẻ, dễ mua và dễ sử dụng. Tuy nhiên khả năng sát khuẩn không cao, khi sử dụng trên da gây đau xót.
- Muối bạc: Bám dính lâu trên vết loét giúp kéo dài tác dụng. Tuy nhiên khả năng kháng khuẩn yếu, chỉ hiệu quả trên một số chủng vi khuẩn nhất định.
- Chlohexidin: Tương tự như muối bạc, Chlohexidin bám trên vết loét, giúp kéo dài tác dụng nhưng chỉ diệt được một số vi khuẩn nhất định. Ngoài ra đây là sản phẩm dễ gây kích ứng, dễ mẫn cảm với vết thương hở.
2. Thuốc kháng sinh trị lở loét người già
Thuốc kháng sinh bôi ngoài da được sử dụng khi dung dịch sát khuẩn không thể tiêu diệt được hết các vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn đã xâm nhập vào tầng sâu. Một số thuốc bôi có chứa kháng sinh như:
- Neomycin và Polymyxin B (Neosporin): Sản phẩm kết hợp nhiều kháng sinh như neomycin và polymyxin B, giúp ngăn chặn nhiễm trùng da nhỏ và trung bình. Sử dụng bằng cách bôi lên vùng loét đã được làm sạch, thường là 2-3 lần/ngày.
- Fusidic Acid (Fucidin) là một kháng sinh bôi ngoài da, thường được dùng để điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn Gram dương như tụ cầu vàng kháng methicillin.
- Silver Sulfadiazine (Bạc sulfadiazine) là một loại kem kháng khuẩn được dùng phổ biến trong điều trị loét tỳ đè và bỏng. Thuốc chứa bạc, giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng trên da do vi khuẩn và nấm.
- Metronidazole có tác dụng chống lại vi khuẩn kỵ khí và một số loại ký sinh trùng, rất hiệu quả với những vết loét có mùi hôi và nhiễm trùng kỵ khí.
Kháng sinh sẽ được hấp thụ vào cơ thể qua da, đem lại hiệu quả diệt khuẩn cao hơn so với dung dịch sát khuẩn. Tuy đem lại tác dụng sát khuẩn cao xong kháng sinh lại dễ kích ứng với những người nhạy cảm. Đặc biệt là khi người già thường có sức đề kháng yếu, làn da cũng mỏng và mẫn cảm hơn so với người bình thường.
Như vậy, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bôi kháng sinh để điều trị loét da cho người già cao hơn so với dung dịch sát khuẩn.
Thuốc giảm đau
Vết loét khi mới hình thành rất khó phát hiện vì chúng không để lại triệu chứng. Lâu dần khi tình trạng lở loét càng trở nên nghiêm trọng sẽ gây nên cảm giác đau đớn. Vết loét càng rộng, càng sâu thì cảm giác đau càng nhiều.
Một số loại thuốc giảm đau hỗ trợ điều trị loét da người già thường được sử dụng như:
- Paracetamol: là một thuốc giảm đau nhẹ đến trung bình, thường được dùng trong các trường hợp đau do loét tỳ đè.
- Ibuprofen: không chỉ giúp giảm đau mà còn có tác dụng chống viêm, có ích trong trường hợp loét kèm theo viêm và sưng tấy.
- Thuốc giảm đau opioid là nhóm thuốc giảm đau mạnh hơn, thường được sử dụng khi cơn đau trở nên nghiêm trọng và không đáp ứng với thuốc giảm đau nhẹ.
Không vì tác dụng giảm đau hiệu quả mà lạm dụng có thể dẫn đến nhờn thuốc. Tốt nhất, người nhà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Thuốc chống viêm
Các yếu tố từ bên ngoài môi trường như bụi bẩn, ẩm mốc, nấm, vi khuẩn,… có thể xâm nhập vào vết loét ở người già gây viêm da. Loét da bị viêm sẽ xuất hiện mủ vàng, da sưng tấy, đỏ nền da xung quanh. Tình trạng viêm có thể kéo dài dai dẳng làm loét da chậm lành, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Thuốc điều trị lở loét người già không thể không nhắc đến nhóm thuốc kháng viêm. Nó đóng vai trò quan trọng giúp giảm viêm, sưng tấy và hỗ trợ quá trình lành vết loét. Thuốc chống viêm có thể sử dụng dưới dạng bôi hoặc dạng uống, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
Dưới đây là các loại thuốc chống viêm thường được sử dụng:
Thuốc trị lở loét người già Ibuprofen: là một loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến, giúp giảm đau và sưng do viêm. Nó có hiệu quả trong việc giảm viêm liên quan đến loét da.. Dùng 200-400mg mỗi 4 đến 6 giờ tùy mức độ viêm (tối đa 3200 mg/ngày)
Thuốc Naproxen: Là một NSAID khác có tác dụng dài hơn Ibuprofen và giúp giảm viêm, sưng tấy.
Corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn so với NSAIDs và thường được chỉ định trong những trường hợp loét da có viêm nặng, tuy nhiên, chúng thường được chỉ định khi các phương pháp khác không hiệu quả.
Sức đề kháng kém khiến người già có một làn da yếu. Vì vậy tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc chống viêm cho người già, đặc biệt là những người có vết loét. Lạm dụng thuốc chống viêm hoặc sử dụng sau cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người già.
Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da
Một trong những mục đích quan trọng của việc điều trị là làm cho vết loét nhanh lành và hạn chế để lại sẹo. Sản phẩm với tác dụng nhanh làm liền vết loét mà bạn có thể tham khảo để sử dụng cho người già là Nacurgo. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dung dịch dạng xịt Nacurgo trong việc hỗ trợ liền vết loét da ở người già.
Công nghệ màng sinh học phân hủy Polyesteramide, một phát minh y học hiện đại, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam trong sản phẩm Nacurgo. Dưới dạng dung dịch xịt, màng sinh học này không thấm nước, ngăn nhiễm trùng và thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp vết loét nhanh lành.
Nacurgo còn chứa Nano Curcumin, hiệu quả gấp 40 lần tinh nghệ thường, với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và tái tạo da tự nhiên. Kết hợp với tinh chất trà xanh chống oxy hóa và thúc đẩy mô da mới, Nacurgo giúp vết loét lành nhanh hơn 3-5 lần so với tự hồi phục.
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Lưu ý dùng thuốc trị lở loét da người già!
Khi sử dụng thuốc để điều trị lở loét da ở người già, cần có sự thận trọng đặc biệt do đặc điểm sức khỏe và tình trạng da của họ thường nhạy cảm và dễ bị tác động bởi tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị lở loét da cho người già:
Tham khảo bác sĩ trước khi dùng
Người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị lở loét, đặc biệt là thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc corticosteroid, cần được kê đơn bởi bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc trị lở loét liều lượng thuốc có thể cần phải điều chỉnh dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác và các bệnh lý nền của người già. Tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến kháng thuốc, tác dụng phụ nguy hiểm hoặc làm tổn thương thêm da.
Lưu ý bệnh lý nền
Người già thường có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, suy thận hoặc bệnh tim. Một số thuốc như Ibuprofen, Naproxen có thể gây tổn thương thận hoặc tăng nguy cơ các biến cố tim mạch, do đó cần dùng cẩn trọng và theo dõi chặt chẽ.
Người già cũng dễ bị loét dạ dày, viêm dạ dày. NSAIDs có thể gây kích ứng và tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày. Nên dùng thuốc giảm đau chống viêm dạng bôi ngoài da hoặc phối hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày nếu cần dùng NSAIDs dạng uống.
Chăm sóc vết loét đúng cách
Trước khi bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vết loét, cần phải vệ sinh kỹ bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ như nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), dung dịch Betadine (nếu không dị ứng) hoặc dung dịch sát khuẩn Nacurgo chai xanh . Tránh sử dụng các dung dịch mạnh như oxy già hoặc cồn vì chúng có thể gây kích ứng và tổn thương mô lành.
Không bôi quá nhiều hoặc sử dụng trong thời gian dài hơn chỉ định vì có thể gây ra tác dụng phụ như mỏng da, kích ứng da.
Kiểm tra phản ứng với thuốc
Người già có da nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng. Khi sử dụng thuốc, cần theo dõi các dấu hiệu như ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy hoặc phát ban. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào này, nên ngừng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ.
Ngoài ra, một só loại thuốc có thể làm mỏng da, dễ nhiễm trùng nếu sử dụng lâu dài. Chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và theo chỉ định bác sĩ.
Theo dõi vết loét thường xuyên
Nếu vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh bôi ngoài da hoặc kháng sinh uống. Không nên tự ý dùng kháng sinh, đặc biệt là người già, vì dễ gây kháng thuốc và tác dụng phụ. Nếu người già xuất hiện sốt, mệt mỏi, hoặc đau nhiều hơn, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng và cần đưa đi khám ngay lập tức.
Những lưu ý khác
Không dùng cao dán cho vết loét: Sử dụng cao dán đông y khiến vết loét bị bịt kín, ẩm thấp có thể làm vết loét lan rộng, tiến triển nặng hơn. Chưa kể đến các miếng dán đông y này được điều chế bằng các phương pháp cổ truyền, chưa được kiểm chứng rõ ràng, không an toàn khi sử dụng lên vết loét của người già.
Không tự ý rắc thuốc bột lên vết loét: Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng rắc thuốc bột khô lên miệng vết loét sẽ che phủ được vết thương, cũng khiến loét nhanh lành hơn. Tuy nhiên, đây là một sai lầm trầm trọng. Rắc thuốc bột lên vết loét không có tác dụng sát khuẩn mà còn tạo một màng cứng làm vết loét chậm lành, thậm chí hoại tử.
Giữ vệ sinh vết loét người già: Người già loét đa đa số là những người thường không có khả năng tự chủ đại tiện, tiểu tiện. Vì vậy, người chăm bệnh cần thường xuyên thay rửa, vệ sinh để hạn chế tối đa việc dính chất bài tiết vào vết loét.
Dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh: Người già thường bị thiếu dinh dưỡng do tuổi cao làm sức ăn không tốt hoặc đơn giản là hệ tiêu hóa suy yếu không hấp thụ được thức ăn. Vì vậy, thiếu hụt dinh dưỡng ở người già làm các mô dưới da mỏng, ít mỡ. Điều này khiến da dễ tổn thương, nguy cơ cao dẫn đến lở loét.
Do đó, người già bị lở loét cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng và khả năng phục hồi của cơ thể.
Lại thị Phượng đã bình luận
Xin hỏi mua sản phẩm này ở đâu ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Chữa loét da cho người già thế nào cho hiệu quả?
Loét da không lành do đâu, xử lý triệt để bằng cách nào?
Chăm sóc điều trị vết loét tỳ đè không hề khó!
Người già bị loét da: nguyên nhân và phương pháp điều trị đúng!
Loét da do liệt giường – nguyên nhân và giải pháp điều trị!
Câu hỏi thường gặp