Bất kỳ phụ huynh nào khi nhìn thấy con mình bị lở loét da cũng đều cảm thấy đau lòng và xót xa. Tình trạng này không hề hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Ban đầu có thể không nguy hiểm, song nếu ba mẹ không biết cách chăm sóc để vết loét lan rộng và sâu hơn sẽ khiến con rất đau đớn, gây khó khăn trong việc chữa trị. Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lở loét da ở trẻ em, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
☛ Tìm hiểu trước tại: Lở loét da: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Mục lục
Lở loét da ở trẻ em là gì?
Những vết loét trên da bé có thể hình thành từ những vết thương thông thường. Cơ chế hình thành bệnh có thể hiểu đơn giản rằng: Khi cơ thể con bị những vết thương ngoài da mà hệ miễn dịch của của trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) chưa phát triển toàn diện nên khả năng tự làm lành kém. Điều này khiến miệng vết thương mở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, từ đó hình thành vết loét.
Tình trạng lở loét da ở trẻ có thể đến từ những vết thương nhỏ như vết xước, vết rách. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm và lưu ý đến những vết thương kể cả là vết thương nhỏ trên da con. Để tránh vết loét lan rộng khiến con khó chịu và làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thì mẹ cần chú ý vệ sinh và chăm sóc ngay từ khi vết thương mới hình thành.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị lở loét da?
Nguyên nhân gây lở loét da ở trẻ nhỏ bao gồm nhiều các yếu tố khác nhau đồng thời tác động vào, bao gồm:
Trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu là do hăm và viêm da cơ địa
Hăm da
Hăm da ở trẻ em thường xảy ra ở các vị trí như mông, bẹn, cổ, các nếp gấp khuỷu tay, nếp gấp sau đầu gối,… Nguyên nhân gây nên tình trạng này là mẹ chăm sóc con không đúng cách trong các trường hợp như:
- Khi trẻ ăn sữa mẹ, sữa bị rớt và đọng lại ở cổ nhưng mẹ lại không vệ sinh kỹ khiến vùng da cổ bị hăm.
- Bé mặc tã trong một thời gian dài khiến vùng da mông, bẹn bí bách, ẩm ướt. Điều này cũng gây nên hiện tượng hăm da ở trẻ nhỏ.
- Các nếp khấp khuỷu tay và sau đầu gối đều là những vùng dễ ra mồ hôi nhưng lại khó vệ sinh sạch sẽ cũng dẫn tới tình trạng hăm da ở con.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 2-4 tháng tuổi. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi hiện tượng vảy từng mảng trên da bé. Các lớp vảy này thường có màu vàng ẩm ướt hoặc nâu đậm khô xuất hiện ở má, đầu ,cằm hay quanh miệng. Mà khi lớp vảy này xuất hiện ở đầu được dân gian gọi là “cứt trâu”.
Khi lớp vảy này bong đi sẽ để lại lớp da non mỏng, màu hồng nhạt kèm theo dịch vàng. Lúc này nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ dễ dẫn đến hiện tượng mưng mủ, bội nhiễm gây loét da của bé.
Trước khi gây lở loét da bé, viêm da cơ địa cũng gây các triệu chứng trên da như: hồng ban, mụn nước, rỉ dịch kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Vi khuẩn chốc lở
Chốc lở là một bệnh nhiễm khuẩn da hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây nên. Hai vi khuẩn này có thể xâm nhập qua các vết thương hở trên nha như: vết xước da, đứt tay, côn trùng cắn,… gây nhiễm trùng da dẫn đến hiện tượng lở loét.
Hệ miễn dịch kém
Như đã đề cập ở trên, khi da con xuất hiện vết thương nhưng hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện khiến vết thương lâu lành. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành các vết lở loét trên da của con.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, các bệnh ngoài da như vảy nến, mề đay, ghẻ ngứa,.. cũng có thể tạo điều kiện hình thành lở loét trên da bé
Lở loét da ở trẻ có lây không?
Để biết được lở loét có lây không thì cha mẹ cần nắm rõ được nguyên nhân vì sao con mình bị lở loét. Nếu tình trạng loét da ở trẻ bắt nguồn từ hăm da, viêm da cơ địa thì bệnh không có tình lây lan. Ngược lại nếu nguyên nhân do vi khuẩn, cụ thể là loét da do chốc lở thì bệnh rất dễ lây lan.
Cụ thể, mẹ có thể hiểu rằng, cơ chế cho sự lây lan là khi bé tiếp xúc với da bị nhiễm trùng hoặc các vật dụng bị chất lỏng ở vết lở loét chạm vào như quần áo, khăn tắm, ga trải giường,… khiến vi khuẩn từ vùng da bị loét lan sang vùng da lành và hình thành vết loét mới tại đây.
Ngoài ra, lở loét có thể lan rộng ra những vùng da xung quanh hoặc các bộ phận khác trên cơ thể của trẻ. Lở loét thường kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, từ đó hình thành nên thói quen gãi ngứa ở trẻ. Điều này gián tiếp mang vi khuẩn từ vùng da này sang vùng da khác và khiến cho tình trạng lở loét lan rộng hơn.
Triệu chứng lở loét da ở trẻ em
- Mẹ có thể phát hiện các vết loét da ở bất cứ đâu trên cơ thể bé, nhưng chúng thường xuất hiện ở quanh miệng, mũi, cổ, bẹn, mông, các nếp gấp ở khuỷu tay, sau đầu gối và vành tai.
- Ban đầu, khi vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào các vết thương hở trên da bé, vùng da bị tổn thương ngay lập tức sẽ bị loét nhanh chóng.
- Sau một thời gian, vùng da bị loét sẽ dần khô lại và đóng vảy thành màu vàng sậm hoặc nâu vàng.
- Để ý kĩ, mẹ sẽ thấy nhiều mụn nước nhỏ chứa nước vàng trên bề mặt vết loét. Chúng không gây đau đớn nhưng lại ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt ngứa ở viền xung quanh vết loét.
- Do cảm giác ngứa ngáy gây ra bởi vết loét, trẻ thường xuyên gãi ngứa. Thói quen này khiến cho mụn nước vỡ ra, vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tình trạng lở loét chuyển biến nghiêm trọng, nó bắt đầu gây đau đớn, dịch vàng tiết ra nhiều hơn, bề mặt vết thương có mủ, sưng phù, vết loét lan rộng và sâu hơn, có mùi hôi khó chịu.
- Nếu không điều trị kịp thời, những vết loét này có thể gây nhiễm trùng tới mạch máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của trẻ nhỏ.
Lở loét ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ còn ở độ tuổi sơ sinh luôn lo lắng không biết bệnh có nguy hiểm không?
Hấu hết các bệnh da liễu ngoài da đều không nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là khi bệnh mới phát sinh, hình thành ở những giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng lở loét không được khắc phục, điều trị khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng có thể làm gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: hệ miễn thống chức năng miễn dịch suy giảm, mưng mủ tại vết loét, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác,…
Ngoài ra, loét da là vết thương hở tiếp xúc với môi trường khiến con bị đau, khó chịu, trẻ quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ. Nguy hiểm hơn phải kể đến nguy cơ bội nhiễm, hoại tử khi vết loét không được vệ sinh dễ gây nhiễm trùng.
Để tránh được những biến chứng do loét da gây nên, tốt nhất mẹ nên đưa con thăm khám tại các cơ sở ý tế gần nhất nếu phát hiện ra các triệu chứng bất thường. Điều này giúp phòng ngừa và tăng tỷ lệ điều trị dứt điểm ở trẻ.
Cha mẹ cần làm gì để trị lở loét da cho trẻ?
Mục đích của việc điều trị lở loét da ở trẻ nhỏ là kiểm soát tình trạng lan rộng của vết loét, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là 3 bước cần thực hiện theo thứ tự để giúp cha mẹ điều trị tốt tình trạng lở loét da ở trẻ nhỏ
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị lở loét.
- Bước 2: Sát khuẩn vết thương.
- Bước 3: Che phủ vùng da bị tổn thương.
Để biết được rõ hơn xem cụ thể các bước cần phải làm gì, mẹ hãy đọc chi tiết qua bài viết dưới đây:
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị lở loét
Hầu hết vi khuẩn hình thành và tấn công vết thương hở của con là do da bé không được vệ sinh sạch sẽ. Việc giữ cho làn da của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát là điều đầu tiên cần nghĩ tới khi điều trị bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ.
Trước tiên, nếu vết loét đã đóng vảy, mẹ cần loại bỏ lớp vảy da chết này. Chú ý làm nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm vết thương nặng hơn. Việc loại bỏ lớp tế bào chết này có tác dụng làm cho bước 2, khi sát khuẩn, thuốc sẽ thẩm thấu vào tế bào da tốt hơn.
Sau đó, mẹ cần rửa sạch vết loét bằng Dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai màu xanh). Nacurgo chai xanh là sản phẩm rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI. Các bực phụ huynh nên lưu ý tránh sử dụng oxy già hoặc cồn iot đặc biệt là đối với những vết loét do cắt, xước da, côn trùng cắn. Vì những dung dịch này có thể gây chết tế bào lành.
Sát khuẩn vết loét
Sau khi đã vệ sinh vết thương, mẹ chuyển qua bước sát khuẩn nhằm ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng. Thuốc sát khuẩn này được chia làm 2 dạng bao gồm: Thuốc sát trùng bôi ngoài da và thuốc kháng sinh dạng uống.
Thuốc sát trùng ngoài da
Thuốc sát trùng bôi ngoài da thường gồm dạng thuốc mỡ và kem. Trường hợp vết loét mới hình thành, cha mẹ có thể bôi kháng sinh lên da con nhằm ngăn ngừa khả năng vết thương lan rộng ra xung quanh.
Thuốc sát trùng bôi ngoài da cho bé có chứa một số thành phần như: neomycin, polymycin, sulfadiazine bạc,… Mẹ có thể tham khảo nhưng phải được chỉ định dưới sự kê đơn của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh dạng uống
Trường hợp vết loét chuyển biến nghiêm trọng, bắt đầu có dấu hiệu lan rộng, xuất hiện mủ trắng, có mùi khó chịu. Hay đơn giản khi thuốc bôi ngoài da không có tác dụng lên da bé. Lúc này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bé uống, bao gồm:
- Nhóm beta – lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…).
- Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…).
- Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…).
Che phủ bảo vệ vùng da bị lở loét
Cuối cùng, khi hoàn thành 2 bước trên, cha mẹ cần bảo vệ miệng vết loét bằng cách che phủ chúng. Điều này giúp cho vi khuẩn không xâm nhập vào, đẩy nhanh quá trình hồi phục của da. Thường thường, cha mẹ sẽ dùng bằng gạc hoặc urgo để băng bó vết thương, tuy nhiên những sản phẩm này có thể gây hầm bí vùng da bị loét, không đem lại hiệu quả mà còn khiến vết loét nặng hơn.
Hiểu được khó khăn này, lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam, công nghệ màng sinh học Polyesteramide được ứng dụng trong sản phẩm Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai màu vàng) đem đến 1 giải pháp xử lý, làm lành tổn thương da tổng thể, ưu việt và tiện lợi, an toàn cho người sử dụng.
Màng sinh học Polyesteramide được coi là một phát minh của y học hiện đại trong xử lý tổn thương. Nó tạo một màng rào cản vật lý ngăn chặn quá trình nhiễm trùng và ngăn thấm nước, sau đó có khả năng tự phân hủy sinh học.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như tinh nghệ Nano và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn nhẹ, chống viêm, chống oxy hóa, hạn chế sẹo và ngăn ngừa những vết thâm nám để lại.
Cách sử dụng Nacurgo cho trẻ:
- Đầu tiên mẹ cần làm sạch vết loét trên da bé bằng cách rửa sạch chúng với nước.
- Tiến hành sát khuẩn vết thương bằng nước muối sinh lí, ngày 1 lần. Lưu ý mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh tổn thương khiến vết loét nặng hơn.
- Xịt dung dịch Nacurgo lên vết loét trên da bé để che phủ miệng vết thương. Do dung dịch Nacurgo có tính sát khuẩn nên sẽ hơi xót khi xịt vào vết thương. Vì vậy với trẻ con, để tránh tình trạng xót khiến trẻ khóc và sợ, nên rửa vết thương với nước muối sinh lý trước và sau 3-4 tiếng mới xịt Nacurgo khi vết thương đã hơi se bề mặt.
- Sau 4-5 tiếng, lớp màng sinh học Polyesteramide tự phân hủy, mẹ cần xịt một lớp màng mới.
Tư vấn trực tiếp về chữa loét da ở trẻ sơ sinh và sản phẩm băng vết thương dạng xịt Nacurgo liên hệ tổng đài 18006626 (miễn cước cuộc gọi trong giờ hành chính), 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính)
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Kết luận
Như vậy, lở loét da ở trẻ sơ sinh ở những giai đoạn đầu có thể không nguy hiểm, nhưng nếu để bệnh tiến triển, vết lở loét ngày càng nặng sẽ khiến việc điều trị gặp khó khăn, sức khỏe của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần quan tâm, chú ý đến vấn đề vệ sinh da ở trẻ nhỏ.
Trên đây là những thông tin cha mẹ nên biết về bệnh lở loét ở trẻ em. Mong rằng với bài viết này, cha mẹ có thể nhận biết bệnh sớm, từ đó chủ động hơn trong việc điều trị.