Loét da ở người già phổ biến đến mức bạn hoàn toàn có thể dễ dàng bắt gặp một hoặc nhiều vết loét da ở những người già bị liệt, mắc tiểu đường hay người có sức khỏe ốm yếu. Loét da ở người già có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như hoại tử, cụt chi, nhiễm trùng máu. Tình trạng này cần được điều trị kịp thời. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách chữa loét da cho người già hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Nguyên nhân gây loét da phổ biến ở người già?
- 2. Dấu hiệu nhận biết vết loét người già bắt đầu xuất hiện
- 3. Vùng da người da dễ bị loét
- 4. Phân cấp độ loét da ở người già
- 5. Khi nào cần tìm đến bác sĩ gấp?
- 6. Nguyên tắc chữa loét da ở người già
- 7. Chữa vết loét da ở người già theo từng giai đoạn
- 8. Hướng dẫn chăm sóc người già bị loét da
1. Nguyên nhân gây loét da phổ biến ở người già?
Loét da là bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi. Không phải ngẫu nhiên mà tỷ lệ loét da ở người già cao hơn hẳn so với những đối tượng khác. Loét da ngày càng phổ biến ở người già. Nguyên nhân là vì ở những người cao tuổi tập trung hết những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển bao gồm:
- Đè nén lên da: Những bệnh nhân cao tuổi bị tai biến mạch máu não, liệt,… mất hoàn toàn khả năng vận động. Do đó, họ phải nằm một chỗ trong thời gian dài. Việc phải giữ nguyên một tư thế quá lâu, tạo áp lực đè nén lên vùng da tiếp xúc gây nên vết loét da.
- Lưu thông máu kém: Tuổi càng cao đồng nghĩa với tình trạng xương khớp càng yếu, kéo theo đó là những cơn đau khớp làm hạn chế vận động đi lại. Ít vận động khiến máu lưu thông kém, không cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào da khiến da dễ bị lở loét.
- Thiếu dinh dưỡng: Về già sức ăn thường kém, hoặc đơn giản là cơ thể người già lão hóa nên không hấp thụ được các chất dinh dưỡng làm cho làm các mô dưới da ít mỡ và mỏng đi, công thêm áp lực tỳ đè lên da, rất dễ dẫn đến loét da.
- Mất cảm giác chi dưới: Người cao tuổi mắc tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng mất hoàn toàn cảm giác ở chi dưới. Điều này khiến người bệnh không cảm giác được các cơn đau khiến loét da không được phát hiện hoặc phát hiện muộn, gây khó khăn cho việc điều trị. Loét da bàn chân là triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân bị tiểu đường.
- Vệ sinh da kém: Người già tuổi cao sức yếu, hoạt động còn khó khăn khiến họ không thể tự thực hiện vệ sinh cá nhân hoặc vệ sinh không sạch rất dễ gây loét da.
➤ Tìm hiểu kỹ hơn: Chứng loét da ở người già
2. Dấu hiệu nhận biết vết loét người già bắt đầu xuất hiện
Vết loét ở người già trong giai đoạn bắt đầu xuất hiện sẽ có những dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết như:
- Màu sắc: Sự thay đổi bất thường về màu sắc là những biểu hiện rõ nhất mà người bệnh có thể nhận thấy bằng mắt thường. Cụ thể, vùng da khi bắt đầu bị loét sẽ có sắc hồng, màu sắc sẽ đậm dần lên thành màu đỏ.
- Mụn nước: Ở vùng da bị loét, cấu tạo da mỏng hơn giống như một vết phỏng có mụn nước bao bọc. Các mụn nước này rất dễ bị trượt vỡ chỉ với tác động nhẹ hay ma sát với áo quần. Sau khi bị vỡ, mụn nước sẽ để lại các trợt biểu bì, dưới biểu bì có màu đỏ hoặc xanh rồi đen lại do hoại tử.
- Đau giảm dần: Lúc đầu, khi da đang ở giai đoạn thay đổi màu sắc, người bệnh có thể cảm thấy đau khi sờ vào. Về sau cảm giác đau sẽ giảm dần, thậm chí là biến mất. Tuy nhiên, ở một số đối tượng đặc biệt như người cao tuổi bị liệt, người già hôn mê do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não…, thì sẽ không cảm nhận được điều này.
Loét da nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì nguy cơ lan rộng, ăn sâu tới tận xương, thậm chí gây nhiễm trùng là rất cao. Đặc là ở người già khi họ có làn da mỏng, hệ miễn dịch kém và khả năng vận động bị hạn chế. Vì vậy, nếu phát hiện bất cứ thay đổi nào trên da giống, hãy thực hiện các biện pháp xử lý để tránh những biến chứng không mong muốn.
3. Vùng da người da dễ bị loét
Ở người cao tuổi, vị trí dễ bị loét da là những có lớp xương nhô lên, lớp cơ và da bảo bọc quanh mô xương đó quá ít. Vậy đó là những vị trí nào, điều này tùy thuộc vào tư thế sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cụ thể, người già thường gắn liền với hình ảnh ngồi nhiều hoặc nằm nhiều. Tùy vào tư thế khác nhau mà vùng da bị loét cũng khác nhau như:
- Tư thế nằm ngửa: Vùng da dễ bị loét là vùng xương cùng, xương bả vai, hai gót chân, hai cùi chỏ.
- Tư thế nằm nghiêng: Tư thế nghiêng tạo áp lực đè nén lên 1 bên nhất đinh. Vì vậy, người bệnh nghiêng về bên nào thì bên đó bị ảnh hưởng như: thái dương, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá chân ngoài, vai.
- Tư thế ngồi: Bệnh nhân bị liệt nửa người phải dùng đến xe lăn vì vùng da dễ bị loét là: xương cùng, vùng khoeo, gót chân, bả vai và xương sống.
Tư thế nằm ngồi lâu rất dễ gây tình trạng loét tỳ đè. Bạn tìm hiểu thêm thông tin tại: Loét tỳ đè là gì? nguyên nhân và giải pháp hiệu quả!
4. Phân cấp độ loét da ở người già
Nhận biết các vết lở loét đang ở giai đoạn nào là bước đầu tiên giúp cho việc chăm sóc và điều trị được đúng đắn và kịp thời. Loét da ở người già được chia thành 4 cấp độ với mức độ nghiêm trọng tăng dần như sau:
Loét da cấp độ 1
- Vết loét màu hồng nhạt, bề mặt da còn nguyên.
- Vết màu hồng nhạt không mất đi dù đã thôi tì đè lên nó.
- Vết loét có thể có đau, cứng hay mềm hơn bình thường, cũng có thể không có triệu chứng gì.
- Phát hiện ở giai đoạn này vết loét hoàn toàn có thể được phục hồi.
Loét da cấp độ 2
- Mất lớp da và một phần của lớp dưới da.
- Đáy vết loét nông, khô, màu đỏ hoặc hồng.
- Không có tế bào chết màu vàng đục.
- Ở giai đoạn này, vết loét đã bắt đầu đau và khó chịu cho người già.
Loét da cấp độ 3
- Vết loét mất toàn bộ lớp da ăn sâu xuống mỡ
- Nhìn thấy được tế bào mỡ nhưng chưa thấy xương, dây chằng, cơ trên vết loét.
- Đáy vết loét có một ít mô hoại tử màu vàng.
- Giai đoạn này vết loét đã bắt đầu tiến triển nặng. Cần tới vài tháng để có thể điều trị, phục hồi, làm lành vết loét.
Loét da cấp độ 4
- Hoại tử hoàn toàn lớp da, làm lộ rõ cơ, xương, hay gân cơ và dây chằng.
- Đáy vết loét có nhiều mô hoại tử màu vàng đục hoặc khô đen.
- Giai đoạn này, vết loét ăn sâu vào tận xương, điều trị vô vùng khó khăn. Cần mất hàng tháng tới hàng năm để có thể chữa lành tổn thương này.
➤ Tham khảo thêm: Chăm sóc điều trị loét tỳ đè không quá khó!
5. Khi nào cần tìm đến bác sĩ gấp?
Người già vốn dĩ đã có một làn da yếu, vì vậy khi xuất hiện một vết loét trên da (loét da mức độ 3), khó có thể tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Loét càng to, càng ăn sâu vào da thì khả năng nhiễm trùng càng cao. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của loét da có thể cướp đi sinh mạng của con người đó là nhiễm trùng máu.
Vì vậy, khi xuất hiện loét da trên cơ thể, người già cần lưu ý xem vết loét có bị nhiễm trùng hay không bằng cách soi vào 5 dấu hiệu dưới đây. Nếu vết loét xuất hiện 2 trong 5 dấu hiệu, có nghĩa là vết thương đã bị nhiễm trùng:
- Sưng
- Nóng
- Đau
- Chảy mủ (đặc, trắng đục hoặc có máu)
- Có vòng đỏ >0,5cm xung quanh vết loét
- Ngoài ra trường hợp người bệnh bị hoại tử khô, vết loét không sưng, nóng đỏ, chảy mủ nhưng sẽ thâm đen và teo lại.
Những trường hợp này cũng được xếp vào vết thương nặng cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
6. Nguyên tắc chữa loét da ở người già
Mục đích trong việc chữa loét da ở người già là ngăn ngừa vết loét tiến triển nặng, tránh nhiễm trùng, đồng thời đẩy nhanh quá trình liền da ở tổn thương do loét.
Tuy nhiên, ở người già, các tế bào da lão hóa, mỏng và dễ tổn thương hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vết loét phát triển nhanh hơn. Do đó, để đạt được kết quả điều trị tốt như mục đích đề ra thì người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Giảm áp lực tỳ đè: Giảm áp lực tỳ đè giúp hạn chế lực đè ép lên vết loét, đồng thời tạo điều kiện cho máu lưu thông tốt để đưa các chất dinh dưỡng tới các mô da bị tổn thương, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi. Một số biện pháp đơn giản giúp thường được sử dụng để giảm áp lực là: thay đổi tư thế, dùng đệm giảm áp lực, nằm tư thế đúng…
- Xử lý vết loét đúng cách: Loét da ở người già thường khó lành và lâu lành hơn so với người bình thường. Khi da xuất hiện vết loét, cần xử lý vết loét theo 3 bước là loại bỏ mủ dịch mô hoại tử -> làm sạch vết loét -> bảo vệ vết loét thúc đẩy da mau lành.
- Nâng đỡ thể trạng: Điều trị loét da ở người già sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu người bệnh có một thể trạng tốt. Việc nâng đỡ thể trạng có thể được thực hiện bằng cách: xoa bóp giúp máu lưu thông, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao đề kháng và thúc đẩy vết loét mau lành, giữ vệ sinh da sạch sẽ.
- Can thiệp y khoa nếu cần: Nếu tình trạng vết loét ở người già trở nên nặng, không đáp ứng các phương pháp điều trị khác thì bác sĩ sẽ yêu cầu can thiệp y khoa. Một số phương pháp đó là: cắt lọc vết loét, phá bỏ đường hầm,…
7. Chữa vết loét da ở người già theo từng giai đoạn
Trước tiên với thể trạng sức khỏe yếu, tiến trình hồi phục chậm, cho nên việc điều trị loét da ở người già thông thường sẽ khó khăn hơn so với các đối tượng khác.
Tuy nhiên, điều trị loét da sẽ trở nên dễ dàng hơn với mọi đối tượng khi tiến hành điều trị theo mức độ tổn thương. Do đó, loét cấp 1,2 được xếp vào mức độ “nhẹ”, có thể tự chữa lành tại nhà bằng cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Còn lại loét da cấp 3,4 với tình trạng vết loét ăn sâu, xuất hiện mô hoại tử cho thấy bệnh đã tiến triển đến mức độ “nghiêm trọng”. Lúc này cần can thiệp đến yếu tố ngoại khoa.
Chữa loét da ở người già mức 1,2
Bước 1: Rửa sạch vết loét
Để các bước chăm sóc sau có thể phát huy hết tác dụng thì trước hết cần làm sạch bề mặt vết loét.
Đầu tiên, dùng băng gạc vô trùng lau chùi nhẹ nhàng vết loét để loại bỏ bụi bẩn, vi sinh vật trên da, dịch mô, mủ,… Các mô hoại tử, tế bào da chết thường khó loại bỏ hơn thì bạn cần dùng đến một chiếc nhíp sạch để có thể tách chúng ra khỏi vết loét. Sử dụng nước muối sinh lí 0.9% để rửa sạch vết loét bằng cách rửa trực tiếp trên vị trí loét da hoặc thấm ướt bông gạc bằng nước muối, sau đó lau nhẹ nhàng lên vết thương.
Bước 2: Sát khuẩn vết loét
Sau bước làm sạch, tiến hành bước sát khuẩn – đây là bước quan trọng với mọi vết loét. Loét da có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy sát khuẩn giúp người bệnh loại bỏ được các nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
Đối tượng mắc bệnh ở đây là người già bị loét da nên việc lựa chọn thuốc sát khuẩn cần tỷ mỉ và thận trọng. Không thể tùy tiện dùng thuốc sát khuẩn của người bình thường để sử dụng cho người cao tuổi và ngược lại.
Để tìm được thuốc sát khuẩn tốt mà lại phù hợp sử dụng cho người già, cần lưu ý một số tiêu chí sau:
- Sát khuẩn nhanh.
- Sát khuẩn mạnh – loại bỏ được màng biofilm của vi khuẩn.
- Phổ tác dụng rộng – tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh.
- Hiệu lực sát khuẩn được duy trì sau nhiều lần sử dụng.
- Có khả năng khử mùi ổ loét.
- Thúc đẩy vết loét nhanh lành.
- Không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh.
- Không gây tác dụng phụ.
Trên thị trường hiện nay, để chọn ra được loại dung dịch sát khuẩn đáp ứng đủ những tiêu chí trên là rất khó. Thấu hiểu những khó khăn của người bệnh Công Ty Cổ Phần Công Nghệ New Tech Pharm đã cho ra đời dòng sản phẩm dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo (Chai Xanh). Sản phẩm là sự kết hợp giữa công nghệ điện hóa và các chất kháng khuẩn tự nhiên có khả năng sát khuẩn nhanh, mạnh mà lại vô cùng an toàn. Để chăm sóc loét da ở người già hiệu quả thì sản phẩm nước rửa Nacurgo chình là lựa chọn tốt nhất hiện nay.
Bước 3: Bảo vệ vết loét
Vết loét sau khi được làm sạch, diệt khuẩn thì cần được băng bó che phủ để giữ bảo vệ loét da, tránh không cho vi khuẩn xâm nhập, đẩy nhanh quá trình làm lành da.
Nhắc đến băng vết thương, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng băng gạc, bông y tế, … Tuy nhiên biện pháp này có thể gây hầm bí vùng da bị loét, đặc biệt là vào mùa hè, hay người liệt gường… khiến loét da mãi không khỏi. Ngoài ra, việc phải thường xuyên thay băng, hoặc xử lý khi băng bị dính vào da cũng gây gây nhiều khó khăn và phức tạp.
Giải pháp thay thế hiệu quả cho tình trạng này là sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng).
Dựa trên những tiêu chí đánh giá một sản phẩm diệt khuẩn tốt, Nacurgo là sản phẩm hiếm hoi đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu trên. Nacurgo có thể thay thế hoàn toàn bước 2 và 3 trong quá trình điều trị loét da ở người già mà vẫn đem lại hiệu quả tốt.
Nacurgo là sản phẩm đầu tiên trên thị trường Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide có vai trò như một rào cản vật lý ngăn chặn nhiễm trùng và chống thấm nước. Ngoài ra, màng sinh học Polyesteramide này hoàn toàn thông thoáng, không gây bí bách lên vết thương mà còn đẩy nhanh quá trình phục hồi. Khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng xóa tan đi nỗi sợ đau đớn mỗi khi thay bông gạc thông thường.
Nacurgo còn chứa tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh góp phần làm sạch, sát khuẩn nhẹ, chống viêm và hạn chế để lại thâm sẹo.
Nacurgo được xem là một sản phẩm ưu việt xử lý các vết thương trên da đặc biệt là lở loét da ở người già. Với sự tích hợp nhiều công dụng: sát khuẩn, chống viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, hạn chế để lại thâm sẹo, an toàn cho da, vì vậy người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng điều trị loét da.
Nacurgo sản xuất dạng chai xịt làm tối giản tất các các bước chăm sóc, sát khuẩn vết loét trên da. Cách sử dụng cho vết loét ở người già vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0.9%.
- Bước 2: Tiến hành loại bỏ mô hoại tử hoặc tế bào chết dính ở vết loét.
- Bước 3: Lau nhẹ nhàng lại vết loét một lần nữa bằng nước muối sinh lí.
- Bước 4: Xịt dung dịch Nacurgo lên bề mặt vết loét, sao cho dung dịch Nacurgo bao phủ lên toàn bộ vết loét.
- Bước 5: Dung dịch khô để lại một lớp màng sinh học giúp bảo vệ vết thương. Màng sinh học này tự phân hủy sau 4-5 tiếng và bạn chỉ cần xịt một lớp mới đèn lên.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY” hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Để nghe tư vấn về tình trạng bệnh hãy gọi đến hotline: 1800.6626
Chữa loét da ở người già mức độ 3,4
Loét da ở người già độ 3,4 được xem là mức độ nghiêm trọng và việc điều trị buộc phải có tự tham gia của bác sĩ. Dựa vào mức độ nghiêm trong của vết loét và tình hình sức khỏe của người cao tuổi, bác sĩ có thể yêu cầu chăm sóc tại viện hoặc can thiệp ngoại khoa.
Trước tiên, ở hai cấp độ sau, loét da sâu lại có sự xuất hiện của các mô hoại tử, cần can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ những chỗ có da lột và mô hoại tử. Bởi những phần tử này rất dễ nhiễm khuẩn gây viêm tế bào, ăn sâu vào xương dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cắt gọt làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nhưng có thể khiến ở loét rộng thêm một khoảng. Đối với những phần loét da rộng, biện pháp ghép da có thể được chỉ định. Tuy nhiên, đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao và yêu cầu nhiều các yếu tố khác nên chỉ 30% các trường hợp mới được chỉ định áp dụng.
Bác sĩ cũng có thể lấy các phần da khác trên cơ thể để che phủ những vết loét rộng. Vạt da cơ có tỷ lệ cao được chọn để cấy ghép vì vạt da cơ là nơi cung cấp lượng lớn tổ chức các nguồn cấp máu nuôi tốt, tính chất tổ chức ổn định, giảm nguy cơ biến đổi chức năng vùng da xung quanh.
8. Hướng dẫn chăm sóc người già bị loét da
Việc chăm sóc một người già bị loét da không hề đơn giản. Bạn phải thực hiện các động tác thật nhẹ nhàng, kỹ càng khi kiểm tra tình trạng loét da, nâng đỡ nhẹ nhàng và thay đổi tư thế cho cụ để không hình thành thêm các vết loét mới.
Một số lưu ý rất có ích cho việc chăm sóc loét da ở người già sau quá trình điều trị:
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng loét da sau khi điều trị để xem vết thương có đang phục hồi hay không. Trường hợp tình trạng loét da không cải thiện, nên thay đổi liệu pháp điều trị hoặc tìm bác sĩ và báo cáo lại tình hình nếu bệnh nhân được điều trị ở viện trước đó.
- Không chỉ riêng vị trí bị loét da cần làm sạch mà toàn bộ cơ thể ở người già, vùng da nào có tiếp xúc hoặc tỳ đè đều có nguy cơ loét da. Vì vậy cần giữ vệ sinh toàn bộ cơ thể, thay quần áo, lau khô mồ hôi, tắm rửa thường xuyên,…
- Trường hợp người già bị liệt, cần thay đổi tư thế thường xuyên bằng cách nâng đỡ nhẹ nhàng để vùng da bị loét tiếp với không khí. Tần suất thay đổi tư thế nằm là 1-2 giờ/lần.
- Có thể tìm đến sự hỗ trợ của đệm hơi cho người cao tuổi bị liệt để giúp giảm áp lực lên các vùng tỳ đè. Tham khảo thêm: Top 7 đệm hơi chống loét tốt nhất hiện nay!
- Thực hiện mát xa nhẹ nhàng xung quanh vết loét để cải thiện tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Ngoài ra, xoa bóp chân, tay, cơ vai và lưng để giảm nguy cơ vết loét có thể hình thành ở các vị trí này.
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất cần thiết để da khỏe mạnh, giúp nhanh lành tổn thương và chống nhiễm trùng.
☛ Tham khảo thêm tại: Da bị lở loét nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi?
Chữa loét da ở người già đúng cách, hiệu quả khi bạn xác định được mức độ loét da và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Loét da ở người già tiến triển nhanh kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tốt nhất khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên da, cần đưa bệnh nhân đến khám ở các cơ sở ý tế gần nhất.
Nguồn: Nacurgo.vn