Loét ép là tình trạng rất hay gặp phải ở người bị bại liệt, mất khả năng vận động. Những vết loét này xảy ra do một vùng da trên cơ thể người bệnh thiếu dinh dưỡng bì tỳ đè kéo dài. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời loét ép sẽ rất nhanh chóng tiến triển thành hoại tử da. Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Loét ép là gì?
- 2. Nguyên nhân gây loét ép
- 3. Đối tượng có nguy cơ cao bị loét ép
- 4. Loét ép thường xảy ra ở vị trí nào?
- 4. Dấu hiệu nhận biết sớm vết loét ép
- 5. Phân loại mức độ loét ép
- 6. Loét ép nguy hiểm như thế nào?
- 7. Cách điều trị loét ép tránh hoại tử
- 8. Dự phòng tái phát cho loét ép
- 9. Nacurgo giải pháp chăm sóc da vùng loét ép hiệu quả
1. Loét ép là gì?
Loét ép là vết loét da có tính chất hoại tử do một vùng da trên cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà nguyên nhân chính gây ra là bị đè ép kéo dài. Cụ thể, khi một vùng da nào đó bị đè ép trên bề mặt phẳng cứng trong một thời gian dài sẽ khiến cho tuần hoàn máu chỗ đó bị cản trở. Điều này đồng nghĩa với máu động mạch không thể đến được vùng da này gây thiếu máu, máu tĩnh mạch ứ lại gây đau, sưng huyết, phù nề. Cuối cùng vùng da bị đè nén dần dần bầm tím và gây nên vết loét hoại tử.
Ngoài ra, ở những bệnh nhân ra nhiều mồ hôi hoặc đại tiện không tự chủ, nôn mửa, ga giường không bằng phẳng tạo nên những vết gấp cọ vào da,… cũng tạo điều kiện thuận lợi gây loét ép.
Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần thường xuyên xoay trở cơ thể đồng thời dùng các phương tiện chống loét ép như đệm hơi nước giúp làm giảm lực đè ép lên da và kích thích tuần hoàn máu đến vị trí bị đè ép.
☛ Tham khảo thêm: Loét tỳ đè ở người già
2. Nguyên nhân gây loét ép
Loét ép có thể gây ra bởi 3 nhóm nguyên nhân chính:
Nguyên nhân cơ học
Như đã trình bày ở trên, loét ép hình thành do áp lực đè ép trong thời gian dài. Vì vậy, nguyên nhân chính gây nên loét ép có liên quan trực tiếp đến những tác động cơ học trên da bao gồm:
Áp lực đè ép
Áp lực đè ép lên các mô mềm giữa hai mặt phẳng cứng: một bên là xương và bên kia là chịu sức nặng như giường, xe lăn khiến mạch máu dưới da bị biến dạng, tắc nghẽn. Mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy tới các mô. Khi bị chèn ép đồng nghĩa với việc quá trình lưu thông máu bị cản trở, khiến cho các tế bào da chết dần. Từ đó loét ép được hình thành. Ngoài ra, lực đè ép càng lớn, thời gian đè ép càng lâu thì vết loét hình thành càng nghiêm trọng.
Lực trượt
Khi người bệnh nằm nghiêng hoặc nằm cao phần trên, trọng lượng của bạn sẽ có khuynh hướng làm cơ thể trượt về phía trước. Trong khi đó vùng da trên xương thường được giữ nguyên vị trí. Do đó, sự trượt khiến các lớp da xoắn lại với nhau và gây ra vết loét.
Thông thường, độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng trượt gây loét da dễ xảy ra hơn.
Lực ma sát
Lực ma sát được tạo ra khi có sự cọ xát giữa hai bề mặt gây mài mòn cơ học ở da. Cụ thể, người mất khả năng vận động, người già phải im một chỗ trong thời gian dài thì những vị trí như lưng, hông, mông, gót chân sẽ cọ xát với giường gây nên những tổn thương nông nơi bề mặt da, hình thành các vết loét.
Nguyên nhân thần kinh
Nguyên nhân liên quan đến thần kinh khiến người bệnh bị mất cảm giác, không cảm nhận được dấu hiệu của loét ép, tạo điều kiện thuận lợi cho loét ép phát triển và khó điều trị. Cụ thể:
- Mất hoặc giảm cảm giác: Người bệnh không nhận ra các tín hiệu nguy hiểm như: tư thế nằm gây đau hoặc khó chịu. Do đó, sự thay đổi tư thế là không cần thiết với họ, dẫn đến việc lưu thông máu bị cản trở.
- Liệt: Người bị liệt vừa mất cảm giác, vừa không có khả năng vận động nên không thể thực hiện các động tác phòng chống loét. Điều này động nghĩa với vị trí da bị thương sẽ không được phân bố máu, lâu dần dẫn đến lở loét.
Nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân do tác động cơ học và mất cảm giác thần kinh, loét ép cũng có thể gây ra bởi một số yếu tố nguyên nhân khác như: suy dinh dưỡng, độ ẩm quá mức, sức đề kháng của da yếu….
3. Đối tượng có nguy cơ cao bị loét ép
Hầu hết đối tượng có nguy cơ cao bị loét ép là những người bị hạn chế khả năng vận động hoặc có phần lớn thời gian nằm trên giường. Cụ thể:
- Người cao tuổi
- Người thực vật
- Người bị liệt
- Người bị tai nạn, chấn thương phải cố định bó bột
- Người vừa trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài phải nằm 1 chỗ trong thời gian dài để tĩnh dưỡng
- Người hôn mê do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não,…
- Người thiếu dinh dưỡng
- Người béo phì
4. Loét ép thường xảy ra ở vị trí nào?
Bất cứ vùng nào trên cơ thể bị đè ép trong thời gian dài cũng có thể xảy ra vết loét. Tuy nhiên những vùng da dễ bị loét là nơi có xương nhô lên cao hoặc lớp thịt bao quanh quá mỏng.
Cụ thể, tùy vào tư thế nằm, ngồi của người bệnh mà vị trí các vết loét ép sẽ khác nhau, bao gồm:
Tư thế nằm ngửa
Ở những bệnh nhân với tư thế nằm ngửa trong thời gian kéo dài, các vị trí dễ bị loét ép là:
- Vùng xương cùng
- Vùng chẩm
- Vùng xương bả vai
- Khuỷu tay
- Gót chân
- Dưới mông
Tư thế nằm sấp
Một số người bị thương ở đằng sau như vùng lưng, vùng mông,… phải nằm sấp dài ngày thì dễ bị loét ép ở:
- Vùng xương ức
- Vùng xương sườn
- Đầu gối (xương bánh chè)
- Mu chân
☛ Tham khảo thêm tại: Lở loét lưng, chú ý cách chăm sóc và điều trị đúng!
Tư thế nằm nghiêng
Nếu bạn nằm nghiêng trong thời gian dài thì vùng da thường bị loét ép là:
- Mắt cá chân ngoài
- Vai
- Một bên ngoài lồng ngực.
- Phía ngoài đầu gối bên này và mặt trong đầu gối bên chân kia.
- Vùng mấu chuyển lớn xương đùi
Tư thế ngồi xe lăn
Ở bệnh nhân bị liệt nửa người phải dùng đến xe lăn thì vị trí dễ bị loét ép là:
- Ụ ngồi của xương chậu
- Xương cùng
- Vùng khoeo
- Gót chân
- Bả vai và xương sống
☛ Tham khảo thêm tại: Loét da chân
4. Dấu hiệu nhận biết sớm vết loét ép
Nhận biết sớm các vết loét ép khi chúng có dấu hiệu hình thành sẽ giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị trở nên dễ dàng hơn.
Vậy các dấu hiệu giúp bạn sớm nhận ra vết loét ép là:
- Sự thay đổi bất thường về màu sắc: Vùng da bị đè ép có sự thay đổi về màu sắc. Cụ thể, tùy vào nền da mà màu sắc ở vùng da bị đè ép sẽ khác nhau. Ví dụ, bạn có nền da sáng thì sau khi bị đè ép, vùng da sẽ chuyển sang màu hồng. Còn nếu bạn có nền da sẫm thì chúng sẽ chuyển bầm tím sau khi bị áp lực đè nén. Điều quan trọng là màu sắc này sẽ không biến mất trong vòng 15 phút kể từ khi thôi đè ép lên da.
- Lúc đầu, người bệnh có thể đau vùng đè nén, về sau cảm giác đau giảm dần, thậm chí là biến mất.
- Da vùng đè nép ngoài đổi màu, chúng còn sưng tấy kèm theo đó là các mụn nước. Các mụn nước này rất dễ bị trượt vỡ chỉ với tác động nhẹ hay ma sát với áo quần
- Sau khi bị vỡ, mụn nước sẽ để lại các vết trợt biểu bì, dưới vết trợt có màu đỏ hoặc xanh rồi đen lại.
5. Phân loại mức độ loét ép
Có một số hệ thống giúp phân chia các cấp độ của loét ép. Tuy nhiên, hệ thống được các chuyên gia sử dụng nhiều nhất là phân loại theo độ sâu của tổn thương mô mềm. Do đó loét ép đè được chia thành các cấp độ như sau:
- Cấp độ 1: Vùng da bị ép sẽ đổi màu, tuy nhiên bề mặt da vẫn còn nguyên. Cụ thể, chúng có thể đổi thành màu hồng nếu người bệnh có nền da sáng hoặc bầm tím nếu nền da sẫm. Ngoài biểu hiện về màu sắc, người bệnh cũng có thể nhận thấy sự thay đổi về nhiệt độ (ấm, lạnh), độ chắc của da (mềm hay xốp) và cảm giác trên da (đau, ngứa).
- Cấp độ 2: Vùng da bị đè ép sẽ mất một phần lớp bì, biểu hiện là vết loét hở nông với đáy vết loét màu hồng, không đóng vảy. Ngoài ra, loét ép độ 2 cũng có thể biểu hiện dưới dạng bọng nước chứa đầy huyết thanh bên trong. Chúng có thể nguyên vẹn hoặc bị vỡ.
- Cấp độ 3: Toàn bộ vùng da chết bị lột ra, vết loét có thể mở rộng xuống dưới da nhưng không sâu. Cụ thể, người bệnh sẽ nhìn thấy mô mỡ dưới da nhưng không lộ cơ, gân, xương. Quan sát sẽ thấy một ít mô hoại tử màu vàng ở đấy vết loét
- Cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất của loét ép khi toàn bộ da đã bị phá hủy, vết loét còn ăn sâu vào các tổ chức dưới da để lộ cơ, gân xương. Ở giai đoạn này, loét ép đã tạo thành những hố sâu, đáy vết loét xuất hiện những mô hoại tử màu xanh, vàng đục.
6. Loét ép nguy hiểm như thế nào?
Loét ép không chỉ gây đau đớn (đối với những người còn cảm giác) mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như:
- Viêm mô tế bào: Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da ở lớp hạ bì và các mô dưới da. Vùng da bị tổn thương sẽ sưng, đỏ và thường có cảm giác đau cũng như ấm, nóng khi chạm vào. Biến chứng này sẽ nghiêm trọng hơn ở người bị tổn thương thần kinh vì họ không cảm nhận được những cảm giác này.
- Nhiễm trùng xương khớp: Vi khuẩn ở bề mặt loét ép có thể ăn sâu vào tận xương khớp gây nhiễm trùng xương khớp, làm hỏng dụng, suy giảm chức năng khớp và các chi.
- Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng huyết là biến chứng nguy hiểm của loét ép vì nó sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Ung thư: Trường hợp vết loét ép mãi không khỏi, nguy cơ cao tổn thương sẽ phát triển thành một loại ung thư biểu mô tế bào vảy.
- Cụt chi: Nếu loét ép xảy ra ở chân mà không được điều trị kịp thời dẫn đến hoại tử, bác sĩ sẽ buộc phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Loét da không lành do đâu?
7. Cách điều trị loét ép tránh hoại tử
Như đã trình bày, loét ép có nguy cơ tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm. Không chỉ thế, loét ép ở những bệnh nhân nằm liệt do tai nạn, hay tổn thương thần kinh còn gây kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị,… Vết loét một khi tiến triển nặng đến hoại tử thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng của người.
Vì vậy, việc điều trị loét ép là rất quan trọng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số các phương pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Giảm áp lực đè nén
Loét ép xuất hiện ở những bị trí xương lồi do áp lực đè nén lâu này. Do đó, cách trực tiếp để điều trị vết loét đó là giảm giảm áp lực đè ép lên những vị trí này. Cụ thể bằng cách:
- Thay đổi tư thế thường xuyên: Người bệnh có vết loét do nằm lâu ngày cần thay đổi tư thế thường xuyên. Tốt nhất, cứ tối thiểu 3 giờ, người bệnh nên thay đổi tư thế một lần. Ngoài ra, tư thế nằm nghỉ của bệnh nhân cũng cần chú ý sao cho tránh tạo độ dốc vì có thể gây trượt, ma sát khiến loét ép trở nên tồi tệ hơn.
- Sử dụng đệm giảm áp lực: Một số đệm giảm áp lực được thiết kế riêng cho những bệnh nhân mất khả năng vận động nhằm hạn chế áp lực lên những vị trí trí có loét ép.
Loại bỏ các mô loét ép hoại tử
Đối với những vết loét ép có mô da hoại tử hoặc các tế bào chết thì cần loại bỏ ngay bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn để rửa và lau nhẹ nhàng. Cách này sẽ giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ bị nhiễm trùng vết loét, đồng thời tăng hiệu quả của các bước điều trị sau đó.
Người bệnh cần lưu ý khi lựa chọn các loại dung dịch sát khuẩn, bởi vùng da bị loét ép rất dễ bị tổn thương. Do đó, sản phẩm mà bạn lựa chọn phải đảm bảo sát khuẩn tốt nhưng đồng thời không được gây hại đến các tế bào da lành xung quanh vết loét. Hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất.
Kiểm soát đau cho bệnh nhân
Đối với bệnh nhân còn cảm giác, loét ép sẽ gây đau đớn. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ đau để dựa vào đó kê một số loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân sử dụng. Thông thường, các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc NSAIDS sẽ được sử dụng nhiều nhất.
Kiểm soát nhiễm trùng
Loét ép có nguy cơ nhiễm trùng rất cao do vi khuẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập qua bề mặt vết loét. Khi bị bội nhiễm, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh tại chỗ dạng bôi hoặc uống để điều trị tình trạng này.
Phẫu thuật
Đối với những vết loét ép nghiêm trọng (được xác định dựa trên độ sâu và độ rộng) không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ buộc phải thực hiện phẫu thuật để xử lý vết loét. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng một mô da khác trên cơ thể của bệnh nhân để che đi vết loét ép này. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí khá đắt đỏ.
8. Dự phòng tái phát cho loét ép
Loét ép có thể quay trở lại và đe dọa chất lượng cuộc sống của bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy việc chăm sóc dự phòng, ngăn ngừa loét ép tái phát là điều rất cần thiết. Người bệnh cần được chăm sóc cụ thể như sau:
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ thúc đẩy các mô da ở vết loét nhanh tái tạo, giúp quá trình liền thương diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt hơn. Điều này giúp bệnh nhân tăng cường khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng ngăn ngừa loét ép tái phát
Giữ cho da khô thoáng, sạch sẽ
Độ ẩm và vi khuẩn là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ loét ép tái phát. Do đó, vùng da thường xuyên chịu áp lực đè nén cần được vệ sinh bằng cách dùng nước ấm để lau sạch, sau đó thấm khô bằng khăn bông. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mất khả năng tự chủ về đại tiểu tiện thì cần vệ sinh thường xuyên để da hạn chế tiếp xúc với nước tiểu và phân.
Ngoài ra, thường xuyên thay quần áo và ga giường cũng là cách cho da được sạch sẽ, khô thoáng.
Theo dõi da hàng ngày
Quan sát, theo dõi và kiểm tra kỹ vùng da dễ bị loét ép hàng ngày để dễ dàng phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo sắp có vết loét hình thành. Từ đó, bạn có thể chủ động trong việc chăm sóc, điều trị, giúp vết loét nhanh lành hơn.
Thay đổi tư thế
Thay đổi tư thế nhằm giảm áp lực đè nén lên da, giúp máu lưu thông hiệu quả, phòng ngừa loét ép. Đối với người nằm liệt giường, sau 1-2 giờ hãy giúp bệnh nhân thay đổi tư thế 1 lần. Đối với người ngồi xe lăn, thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm sẽ giúp bệnh nhân hạn chế áp lực ở phần thân dưới.
Sử dụng đệm giảm áp lực
Sử dụng đệm giảm áp lực là phương pháp dự phòng đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. Đệm giảm áp lực sẽ giúp phân phối đều áp lực lên toàn thân, sẽ không có vị trí nào bị đè ép lên vật cứng. Ngoài ra, khi bạn ấn vào đệm, hơi hoặc nước trong đệm sẽ di chuyển khiến cho cơ thể của bệnh nhân vận động theo, nó có tác dụng như thay đổi tư thế cho người bệnh.
Xoa bóp
Xoa bóp không chỉ giúp tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn làm cho các tế bào da được nuôi dưỡng, tránh loét và hoại tử da mà còn kích thích các cơ được hoạt động, tăng độ đàn hồi cho da. Thực hiện xoa bóp khoảng 15 phút mỗi ngày từ 3-4 lần, đặc biệt cần quan tầm xoa bóp cho vùng da dễ xảy ra loét ép (vùng da bị đè ép).
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chăm sóc điều trị loét tỳ đè!
9. Nacurgo giải pháp chăm sóc da vùng loét ép hiệu quả
Ngoài các phương pháp điều trị trên, còn một yếu tố khác cũng quyết định đến việc vết loét có nhanh lành hay không đó chính là cách bạn chăm sóc vết loét hàng ngày. Nếu vết loét luôn được vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ cẩn thận trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường thì chúng sẽ nhanh lành hơn gấp 3-5 lần so với thông thường.
Để làm được điều này, bạn cần lựa chọn được một bộ sản phẩm chăm sóc phù hợp. Nếu bạn còn đang phân vân không biết sản phẩm nào vừa có thẻ sát khuẩn tốt mà không gây đau sót cho vết loét thì Nacurgo là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Hãy cùng chúng tôi tham khảo các bước chăm sóc loét ép với bộ đôi sản phẩm đến từ Nacurgo.
Làm sạch vết loét bằng dung dịch rửa Nacurgo
Rửa sạch vết loét là bước quan trọng cần làm đầu tiên giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da. Do loét tỳ đè có nguy cơ nhiễm trùng cao, nên dung dịch để rửa vết thương cần có cường độ diệt khuẩn mạnh, đồng thời cũng cần đáp ứng không gây đau xót cho vùng da bị loét.
Thông thường trên thị trường hiện nay rất khó tìm được sản phẩm đáp ứng đủ cả 2 yếu tố trên. Tuy nhiên, dung dịch rửa vết thương Nacurgo luôn được bác sĩ khuyên dùng vì nó là sản phẩm chuyên biệt với 5 tác động “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.
Cụ thể, trong thành phần của Nacurgo chai xanh có dung dịch nước điện hóa chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO*, ClO-, giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng. Đặc biệt là khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn hình thành trên bề mặt vết thương, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương.
Ngoài ra, các chiết suất khác từ trà xanh, lá trầu, lô hội, nghệ trắng,… cùng hoàn toàn lành tính với da, không gây đau xót khi sử dụng mà giúp tái tạo da một cách tự nhiên, thúc đẩy vết loét nhanh lành.
Trong quá trình rửa, nếu trên bề mặt vết loét có các mảng da chết cứng đầu, rửa không đi, bạn có thể sử dụng thêm thêm các bông gạc để lau nhẹ nhàng lên vết loét để loại bỏ chúng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN NHẤT
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bảo vệ vết loét bằng màng sinh học Nacurgo
Sau khi vết loét đã được làm sạch, bạn vẫn cần bảo vệ vùng da này để hạn chế nhiễm trùng trở lại bởi các vi khuẩn từ bên ngoài môi trường.
Xịt bảo vệ vết thương Nacurgo với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide (PEA) có khả năng tự phân hủy, không thấm nước, đóng vai trò như một “hàng rào” vật lý ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, màng PEA giúp hình thành, tái tạo tế bào mới tại vùng da bị tổn thương, khiến vết loét nhanh lành hơn.
Ngoài ra, tinh chất trà xanh và tinh nghệ nano cucurmin còn làm tăng hiệu quả chống viêm, hạn chế để lại thâm sẹo sau khi vết loét lành lại.
“BẤM VÀO ĐÂY” Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Kết luận: Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vết loét trên da. Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã đề cập, bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng loét ép của bản thân, từ đó tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 1800 6626 để được tư vấn cụ thể.