Loét da có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nó không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu như đau, ngứa, chảy máu mà còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử da nếu không chăm sóc kịp thời. Vậy loét da là gì, nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Cùng Nacurgo.vn tìm hiểu chi tiết để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm!
Lở loét da là gì?
Lở loét da là tình trạng da bị tổn thương nghiêm trọng do áp lực kéo dài hoặc cọ xát, thường gặp ở những người nằm lâu ngày hoặc ít vận động. Vết loét ban đầu có thể xuất hiện dưới dạng vết đỏ hoặc kích ứng nhẹ, nhưng nếu không được chăm sóc kịp thời, chúng có thể phát triển thành vết thương sâu, gây đau đớn, nhiễm trùng, và thậm chí dẫn đến hoại tử da. Điều quan trọng là phát hiện sớm và điều trị đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả lở loét da, việc phát hiện và can thiệp sớm là rất quan trọng. Người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra vết loét, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và nhanh chóng ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến da bị lở loét
Như đã trình bày ở trên, loét da hình thành từ một vết thương hở không lành. Điều đó khiến cho lớp tế bào sâu hơn lộ ra, không được bảo vệ, dễ nhiễm trùng dẫn đến lở loét da.
Thông thường, ở những người khỏe mạnh, các lớp da bên ngoài bị thương sẽ tự động lành lại sau một thời gian ngắn, không gây ra vấn đề gì. Tình trạng vết thương không lành có thể do nhiễm trùng hoặc tuần hoàn máu suy giảm – Đây cũng được xem là hai nguyên nhân chính gây nên các vết loét da.
Tuần hoàn máu suy giảm
Trong cấu tạo cơ thể con người, máu có vai trò vận chuyển khí oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi các cơ quan, trong đó có cả các tế bào da. Khi máu lưu thông kém, các tế bào da không được cung cấp đủ dưỡng chất, chúng sẽ chết dần, điều này đồng nghĩa với việc tế bào da mất khả năng tự hồi phục.
Nguyên nhân dẫn đến lưu lượng máu kém bao gồm:
Bệnh tiểu đường: Đây là một căn bệnh khiến lượng đường trong máu tăng cao. Lượng đường trong máu cao vượt quá mức cho phép sẽ hình thành các mảng bám vào thành mạch máu. Các mảng bám này làm hạn chế lưu thông máu. Điều này các tế bào da không được cung cấp đủ dưỡng chất, chúng sẽ chết dần và hình thành nên vết loét
Xơ vữa động mạch: Đây là căn bệnh mà động mạch bị thu hẹp do các mảng bám được hình thành từ chất béo, cholesterol, canxi và nhiều chất khác. Theo thời gian, mảng xơ vữa tích tụ gây tắc nghẽn động mạch khiến máu không lưu thông tới tế bào da, loét da dần được hình thành.
Suy tĩnh mạch: Tổn thương các van bên trong tĩnh mạch gây cản trở máu lưu thông, thay vì máu được bơm trở lại tim, chúng sẽ tích tụ ở tĩnh mạch chân khiến da bị sưng lên. Vết sưng này là sưng từ bên trong, nếu tình trạng sưng tấy nghiêm trọng sẽ gây áp lực lên da, lâu dần sẽ hình thành loét da chân.
Áp lực tỳ đè: Áp lực đè nén lâu ngày trên da khiến cho các mạch máu dưới da bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Các tế bào da sẽ chết khi không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, từ đó hình thành nên vết loét gọi là loét tỳ đè. Loét tỳ đè phổ biến ở những người mất khả năng vận động, phải nằm một chỗ trong thời gian dài như:
- Người già yếu
- Bệnh nhân tai biến mạch máu não
- Người bị liệt
- Người sống thực vật
Nhiễm trùng vết thương
Bên cạnh yếu tố do lưu thông máu, nhiễm trùng cũng là một trong số nguyên nhân gây loét da. Từ một vết thương nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ bị nhiễm trùng gây lở loét da.
Như vậy, lở loét do nhiễm trùng vết thương khi bạn gặp một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Có vết thương hở lớn nhưng không điều trị tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công gây nhiễm trùng, loét da.
- Sức đề kháng, hệ miễn dịch của người bệnh yếu
- Một số bệnh lý có thể gây loét da: tay chân miệng, chốc lở, viêm da cơ địa, HIV,…
- Vệ sinh da không sạch sẽ, chưa loại bỏ hết vi khuẩn có hại
- Chăm sóc vết loét không đúng cách: Sử dụng các sản phẩm sát khuẩn gây kích ứng như cồn, oxy già, tự ý đắp lá, rắc thuốc kháng sinh lên vết loét,…
- Môi trường sống ẩm ướt, ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển. Chính điều đó làm gia tăng tính trạng bội nhiễm vi khuẩn tại ổ loét.
☛ Tham khảo đầy đủ: Nhiễm trùng vết thương
Tại sao người bệnh mãn tính dễ bị loét da
Người bị bệnh mãn tính dễ bị lở loét da do:
- Di chuyển hạn chế: Những bệnh mãn tính thường khiến người bệnh phải nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Việc không thể thay đổi tư thế thường xuyên làm tăng áp lực lên các điểm tì đè như mông, lưng, gót chân, dẫn đến việc tuần hoàn máu bị cản trở và gây tổn thương da.
- Giảm tuần hoàn máu: Các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, hoặc bệnh về mạch máu khiến tuần hoàn máu kém, đặc biệt là ở các vùng da xa vị trí tim. Khi tuần hoàn máu không đủ, da không nhận đủ oxy và dưỡng chất, làm tăng nguy cơ chết mô gây ra lở loét.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Người mắc bệnh mãn tính thường có hệ miễn dịch yếu, khiến da dễ bị nhiễm trùng và khó lành khi bị tổn thương làm tăng nguy cơ lở loét da khi có vết thương hở.
- Dinh dưỡng kém: Bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống hoặc hấp thụ dưỡng chất. Thiếu protein, vitamin, và khoáng chất khiến da trở nên mỏng manh, dễ tổn thương, khó phục hồi.
- Tác động của thuốc: Một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh mãn tính có thể gây ra các tác dụng phụ như làm khô da, mỏng da, hoặc làm suy yếu sức khỏe da, tăng nguy cơ lở loét.
- Suy giảm cảm giác: Người bệnh tiểu đường có thể không cảm nhận được áp lực hoặc đau ở các vùng da bị đè nén, dẫn đến việc không thay đổi tư thế kịp thời, gây lở loét.
Vùng da nào dễ bị lở loét nhất?
Bất cứ vị trí nào cũng có thể xảy ra lở loét da. Tuy nhiên, những vùng da dễ bị lở loét là những nơi mà da sát xương, xa tim, những điểm phải chịu nhiều lực tỳ đè khi nằm, ngồi, đứng, đi như:
- Vùng xương cùng
- Vùng xương chẩm
- Xương bả vai
- Mông
- Gót chân
- 2 mẫu chuyển lớn xương đùi
☛ Chi tiết tham khảo: Vị trí loét ép thường xảy ra
Triệu chứng giúp nhận biết vết loét trên da
Nếu vết thương hở không lành như bình thường, nó có thể tiến triển thành vết loét. Các dấu hiệu giúp bạn phát hiện được ra sự xuất hiện của vết loét trên da bao gồm:
- Da bị đổi màu: Vết loét có thể có màu đỏ hồng hoặc thâm tím tùy thuộc vào nền da của người bệnh. Nếu bạn có làn da sáng, vết loét sẽ có màu đỏ hồng và ngược lại, trên nền da tối, loét da có màu xanh, tím.
- Sưng da: Vùng da xung quanh khu vực hình thành vết loét sẽ có dấu hiệu sưng lên. Khi sờ vào sẽ có cảm giác ấm hơn so với bình thường.
- Rỉ dịch: Dịch nhầy màu vàng trong như huyết tương bắt đầu rỉ ra từ vết thương hở.
Khi không được chăm sóc đúng cách, loét da rất dễ bị nhiễm trùng, rất khó để điều trị. Lúc này, các triệu chứng cũng trở nên nghiêm trọng hơn:
- Vết loét ăn sâu vào da tạo thành hình như một chiếc hố
- Xuất hiện mủ xanh vàng kèm theo mùi hôi khó chịu
- Vết loét chảy dịch hoặc máu
- Có thể hiện hiện tình trạng sốt cho nhiễm trùng vết loét
Phân loại mức độ lở loét da
Khi xuất hiện vết loét trên da, bạn không nên nóng vội có thể dẫn đến điều trị loét da sai cách. Đặc biệt với lối suy nghĩ của người Việt là mách gì làm đấy, rất nhiều trường hợp tự lý đắp lá lên vết loét hở, ngâm nước, dùng sai dung dịch sát khuẩn,… Điều này không hề có lợi ích trong việc điều trị vết loét mà còn khiến cho tình trạng loét da tệ hơn. Người bệnh có thể phải chịu nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng vết loét, hoại tử da, thậm chí là cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Vì vậy, muốn khắc phục tình trạng loét da, người bệnh cần bình tĩnh để tìm được phương pháp điều trị đúng đắn. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần xác định được mức độ loét da mà bạn đang gặp phải. Bởi mỗi mức độ tổn thương sẽ có cách chăm sóc và điều trị khác nhau. Việc nhận biết mức độ loét da sẽ giúp bạn tìm ra được biện pháp điều trị phù hợp, vết loét lành nhanh hơn.
Dựa nghiên cứu của hội động quốc gia về vết loét tại Hoa Kỳ vào năm 1989, các chuyên gia phân loại loét da thành 4 mức độ như sau:
- Mức độ 1: Khởi phát vết loét. Vết loét xuất hiện có màu hồng nhạt hoặc xanh tím (tùy thuộc vào nền da sáng hay sậm màu) tuy nhiên bề mặt da vẫn còn nguyên. Khi ấn vào vùng da này sẽ có cảm giác đau, mềm hơn bình thường.
- Mức độ 2: Tổn thương không hoàn toàn lớp da. Vết loét nông làm mất một phần về da. Bề mặt vết loét sạch, khô, màu hồng, không có vảy kết hay dịch mủ.
- Mức độ 3: Tổn thương hoàn toàn lớp da. Vết loét ăn sâu xuống dưới các tế bào da, có thể nhìn thấy mô mỡ nhưng chưa lộ gân, xương. Xuất hiện các mô hoại tử ở màu vàng hay còn gọi là mủ ở đáy vết loét.
- Mức độ 4: Hoại tử toàn bộ lớp da. Đây là mức độ nghiêm trọng nhất của tình trạng loét da. Hoại tử hoàn toàn lớp da, vết loét sâu thành hố làm lộ rõ cơ, xương. Đáy vết loét có thể xuất hiện các mô hoại tử vàng địc hoặc thâm đen. Tình trạng rỉ nước luôn luôn diễn ra, mủ chảy ra từ vết loét kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
Bị lở loét da phải làm sao?
Loét da mức độ 1 và 2
Mức độ loét da khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Trong đó, loét da mức độ 1,2 đc xem là loét da mức độ nhẹ, do tổn thương da nông nên bệnh sẽ dễ dàng đc kiểm soát nếu người bệnh biết xử lý và chăm sóc đúng cách. Với loét da độ 1,2 bạn hoàn toàn có thể thực hiện chăm sóc tại nhà theo 4 bước sau.
Bước 1: Rửa sạch tay
Xử lý loét da được thực hiện bằng tay, vì vậy giữ cho đôi bàn tay sạch khuẩn là rất quan trọng. Trước khi tiến hành xử lý loét da, người bệnh cần
Rửa sạch tay với xà phòng hoặc cẩn thận hơn, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp để tránh vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết loét.
Tốt nhất, trong quá trình xử lý nên sử dụng gang tay y tế để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
Bước 2: Sát khuẩn vết loét
Loét da nếu không được xử lý kịp thời rất dễ nhiễm trùng, vì vậy sát khuẩn là bước quan trọng nhất trong để xử lý vết loét. Sát khuẩn giúp người bệnh ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng liên quan, đẩy nhanh quá trình tái tạo da mới giúp vết loét chóng lành.
Một cái tên đang ưa chuộng trong thời điểm gần đây là Dung dịch rửa, làm sạch da dư tổn Nacurgo.
Với thành phần chính là dung dịch nước điện hóa chứa chất oxy hóa như HClO*, OH-,… sản phẩm có khả năng diệt khuẩn một cách nhanh chóng đồng thời loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương.
Không chỉ sạch khuẩn, loại bỏ bụi bẩn, Nacurgo là một trong số ít sản phẩm đáp ứng đủ 5 tiêu chí: “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Để có được công dụng tuyệt vời trên, trong bảng thành phần của dung dịch có chứa tinh chất chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên như: lá trầu không, trà xanh, tinh chất nghệ trắng, lô hội,…
Bước 4: Che phủ bảo vệ miệng vết loét
Để hoàn tất quá trình điều trị loét da tay, bước cuối cùng mà bạn cần làm là bảo vệ miệng vết loét bằng cách che phủ chúng giúp ngăn cản vi khuẩn xâm nhập trở lại, thúc đẩy quá trình nhanh lành của vết thương. Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) đem đến 1 giải pháp xử lý, làm lành tổn thương da tổng thể, ưu việt và tiện lợi, an toàn cho người sử dụng.
Nacurgo là sản phẩm đầu tiên trên thị trường Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide có tác dụng là một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước, bảo vệ tốt cho vết thương hở.
Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng, vẫn che phủ vết loét nhưng không gây hầm bí, tăng khả năng phục hồi. Màng sinh học này có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng, vì vậy người bệnh hoàn toàn không còn lo lắng về vấn đề đau đớn hay mất thời gian khi thay băng gạc thông thường.
“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Loét da mức độ 3 và 4
Loét da độ 3,4 với mức độ tổn thương da sâu được đánh giá là nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bác sĩ xếp loét da độ 3,4 tương đương với loét da mức độ nặng, cần đến sự can thiệp y tế từ bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng nguy hiểm.
Các biện pháp can thiệp ngoại khoa bao gồm:
- Làm sạch vết thương và đóng nó lại bằng cách đưa các mép của vết loét lại với nhau.
- Làm sạch vết thương và dùng vạt cơ, da từ vùng da lành gần đó để đóng vết loét. Trong đó, phẫu thuật ghép da chỉ được áp dụng trong 30% trường hợp là tổn thương dạng khu trú, nông.
Khi nào cần dùng kháng sinh trong điều trị loét da
Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị lở loét da là cần thiết khi có sự nhiễm trùng vi khuẩn tại vùng da bị loét. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp lở loét da đều cần sử dụng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được xem xét trong một số trường hợp cụ thể sau:
1. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ: Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ (dạng kem, thuốc mỡ) có thể cần thiết khi có các dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ trên bề mặt vết loét. Các dấu hiệu bao gồm: Đỏ, sưng, nóng xung quanh khu vực bị loét, mủ hoặc dịch tiết có màu và mùi hôi, cảm giác đau, khó chịu gia tăng ở vùng loét.
2. Khi nhiễm trùng sâu hoặc lan rộng: cần sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân (dạng viên uống hoặc tiêm). Dấu hiệu của nhiễm trùng sâu bao gồm: Sốt cao hoặc rét run, vùng loét viêm mô mềm (cellulitis) với da đỏ, sưng lan ra ngoài vết loét, mệt mỏi, ớn lạnh, tăng nhịp tim, viêm tủy xương (osteomyelitis) thường thấy ở vết loét sâu kéo dài.
3. Lở loét da không lành hoặc có dấu hiệu lan rộng sau một thời gian dài điều trị chăm sóc tại chỗ, cần cân nhắc việc sử dụng kháng sinh nhất là các vết loét có đường kính lớn hoặc sâu, nơi vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng.
4. Người bệnh có yếu tố nguy cơ cao: Hệ miễn dịch suy giảm (do bệnh lý như HIV/AIDS, ung thư, hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch), người bệnh tiểu đường, người cao tuổi…
Trước khi quyết định sử dụng kháng sinh, bác sĩ thường sẽ thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu dịch vết loét để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và độ nhạy kháng sinh của chúng. Điều này giúp lựa chọn kháng sinh phù hợp và hiệu quả nhất, tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết và ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh.
Những lưu ý cần tránh khi chăm sóc vết loét da
Trong quá trình chăm sóc điều trị vết loét, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tránh động chạm trực tiếp vào bề mặt vết loét.
- Không rắc bột kháng sinh lên vết loét.
- Không để vết loét tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa hay các chất gây kích ứng.
- Tránh lựa chọn các loại dung dịch sát trùng gây tổn thương cả vùng mô hạt, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
☛ Đọc thêm: Da bị lở loét nên ăn gì kiêng gì?
Biện pháp phòng ngừa lở loét da
Cách phòng ngừa loét da hiệu quả nhất đó là chính là xác định được nguyên nhân gây loét và loại bỏ chúng một cách triệt để. Để làm được điều này, người bệnh cần nắm chắc 3 nguyên tắc sau:
- Giữ gìn da khô thoáng và sạch sẽ.
- Thường xuyên thay đổi tư thế người bệnh
- Thực hiện xoa bóp những vùng dễ bị loét.
Cụ thể:
Giữ gìn cho da được khô thoáng và sạch sẽ
Độ ẩm và vi khuẩn là 2 yếu tố dễ dàng gây loét da. Do đó, giữ gìn cho da được khô thoáng và sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa loét da tối ưu nhất. Các cách giữ vệ sinh da bao gồm:
- Lau rửa bằng nước ấm những vùng bị ẩm ướt sau đó dùng khăn bông để thấm khô lại vùng da đó.
- Đối với những bệnh nhân mất khả năng tự chủ về đại tiểu tiện thì cần vệ sinh thường xuyên những vùng da mông, xương cùng, đùi trong,… để hạn chế tiếp xúc với nước tiểu và phân.
- Cho bệnh nhân mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để thấm hút mồ hôi tốt.
- Thay quần áo, ga trải giường mỗi khi ẩm ướt.
- Trải phẳng ga giường, tránh để gấp nếp gây ma sát lên da.
Giảm áp lực tỳ đè lên da
Da bị tỳ đè trong thời gian dài có thể gây nên lở loét da. Do đó, giảm áp lực tỳ đè lên da là cách giúp phòng ngừa lở loét trên da hiệu quả. Hai cách thường sử dụng nhất dùng để giảm áp lực lên da bao gồm:
Thay đổi tư thế thường xuyên: Việc thay đổi tư thế thường xuyên không chỉ làm giảm áp lực tỳ đè lên da mà còn giúp máu lưu thông hiệu quả. Thay đổi tư thế người bệnh ít nhất là hai giờ một lần.
Sử dụng đệm giảm áp lực: Đệm chống loét giảm áp lực đang là một biện pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay. Người bệnh sử dụng đệm giảm áp lực sẽ giúp phân phối đều áp lực lên toàn thân, sẽ không có vị trí nào bị đè ép lên vật cứng.
Xoa bóp tăng tuần hoàn máu
Thực hiện xoa bóp, đặc biệt là đối với người mất khả năng vận động không chỉ giúp tuần hoán máu diễn ra tốt hơn mà còn còn kích thích các nhóm cơ hoạt động. Điều này khiến cho các tế bào da được nuôi dưỡng, trở nên đàn hồi, từ đó phòng ngừa được lở loét. Bạn nên thực hiện xoa bóp cho người bệnh khoảng 15 phút mỗi ngày từ 3-4 lần, đặc biệt quan tâm hơn vào những vùng da dễ bị lở loét như chân, mông, lưng, vai,…
Tài liệu tham khảo:
- Bệnh học da. Tài liệu nội bộ BV Da Liễu TPHCM.
- “Quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa chấn thương chỉnh hình”, Bộ Y Tế, 2017.
Thanh Nga đã bình luận
Nacurgo.vn đã bình luận
Quang Huy đã bình luận
Nacurgo.vn đã bình luận
Quang Huy đã bình luận
Nacurgo.vn đã bình luận
Thanh Nga đã bình luận
Nacurgo.vn đã bình luận