Tương tự với những vết loét ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, vết lở loét lưng cũng cần được chăm sóc và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị kịp thời, vết loét có thể lan rộng trên lưng, tình trạng loét da cũng có thể trở nên tồi tệ hơn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy để phục hồi vết lở loét lưng nhanh nhất có thể, người bệnh cần nắm rõ thông tin về căn bệnh cũng như các liệu pháp liệu điều trị đúng. Cùng Nacurgo.vn tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân gây lở loét da lưng
Lưng là vùng da có diện tích tiếp xúc lớn, cộng thêm nền da mỏng và bằng phẳng nên khi có áp lực đè nén lên lưng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành những vết lở loét lưng.
Vết loét trên lưng hình thành do tác động của nhiều yếu tố bao gồm:
Do nằm nằm một chỗ trong thời gian quá lâu
Điều này thường xảy ra ở những người già yếu, khả năng vận động suy giảm, phải thường xuyên ngồi xe lăn hoặc nằm một chỗ. Ngoài ra, một số người bị tai biến hoặc liệt do chấn thương khiến họ mất hoàn toàn khả năng vận động, phải cố định nằm một chỗ.
Việc phải giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài tạo áp lực đè nén lên vùng da lưng khiến mạch máu dưới da bị tắc nghẽn. Trong khi đó, mạch máu có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng và khí oxy để nuôi các tế bào da. Mạch máu bị tắc nghẽn đồng nghĩa với việc quá trình lưu thông máu bị cản trở. Các tế bào da ở lưng sẽ chết vì không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, từ đó hình thành các vết lở loét da lưng.
➤ Tham khảo thêm: Loét tỳ đè
Do nhiễm trùng da lưng
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, lưng phải thường xuyên tiếp xúc, cọ sát với quần áo, ngoài ra, đặc tính của vùng da lưng là đổ mồ hôi nhiều. Khi lưng xuất hiện vết thương hở nhưng lại không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách sẽ tạo cơ hội cho bụi bản, vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng vết thương, dần dần hình thành vết loét ở lưng. Đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết nóng nực, ẩm ướt càng làm cho vết loét da lưng tiến triển nghiêm trọng và lan rộng hơn.
Chốc lở gây loét da lưng
Chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn da do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây nên. Trường hợp lưng có vết thương do chốc lở khiến hai vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ, chúng ăn mòn da, xâm nhập vào lớp biểu bì dưới da gây nhiễm trùng, dẫn tới hiện tượng lở loét.
Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì da càng trở nên mỏng, dễ tổn thương hơn.
- Lưu thông máu kém: Máu lưu thông kém có liên quan đến bệnh tiểu đường, các bệnh về mạch máu hay đơn giản là do hút thuốc lá.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu protein, vitamin C và kẽm – là những chất tốt cho cấu tạo da.
- Tình trạng mất kiểm soát đại tiểu tiện: Vi khuẩn chứa nhiều trong nước tiểu hoặc phân dễ gây viêm nhiễm, loét da.
- Hệ miễn dịch kém không thể ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài môi trường, đồng thời vết thương hở cũng lâu lành hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành lở loét trên da.
➤ Tham khảo thêm: Loét da do tiểu đường
2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc lở loét lưng
Những người không có khả năng vận động
Không có khả năng vận động khiến người bệnh phải ngồi/nằm quá lâu ở một tư thế, điều này khiến vùng da lưng phải chịu áp lực tỳ đè trong thời gian dài làm tăng nguy cơ hình thành lở loét lưng.
Phần lớn những người mất khả năng vận động đều mang trong mình một số bệnh sau:
- Người cao tuổi
- Người bệnh bị tai biến mạch máu
- Người sống thực vật
- Người bị liệt
- Người được bó bột, cố định do chấn thương, tai nạn lao động
- Người vừa trải qua cuộc phẫu thuật phải nằm nghỉ ngơi trong thời gian dài
Người mắc các bệnh lý liên quan đến lưu thông máu
Một số bệnh lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu như: tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ, suy tĩnh mạch,… Những bệnh lý này vừa làm tăng nguy cơ tổn thương mô da, vừa làm giảm khả năng chữa lành vết thương, tạo điều kiện cho vết loét ở lưng dễ hình thành, tiến triển nhanh và lan rộng.
Ngoài ra, một số người có chấn thương tủy sống, rối loạn dây thần kinh khiến họ mất cảm giác,… Họ thường không cảm nhận được đau đớn khi bất kỳ một vết thương nào xuất hiện trên lưng.
3. Triệu chứng giúp người bệnh sớm nhận ra tình trạng lở loét lưng
Vùng da lưng có diện tích tiếp xúc lớn,hơn nữa lại là khu vực tiết nhiều mô hôi nên khi xuất hiện lở loét, các triệu chứng phát triển rất nhanh, biểu hiện trên da cũng rõ ràng như:
- Tại vị trí vùng lưng bị đè ép hoặc có tổn thương hở, người bệnh sẽ cảm thấy có cảm giác ngứa ngáy râm ran, khó chịu. Điều này cảnh báo vết thương đang có chuyển biến thành dạng loét da. Đây được xem là triệu chứng giúp người bệnh nhận biết rõ nhất.
- Trước khi hình thành loét da ở lưng, vết thương ban đầu có thể đơn giản là xước da, chảy máu hay do một số các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến, chốc lở khiên người bệnh giãn nhiều do ngứa.Thói quen này gây trợt da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển tại vết thương hở gây loét ở vùng da lưng.
- Vùng da lưng bị loét bắt đầu phồng rộp, sưng đỏ, tốc độ ăn sâu và lan rộng của vết loét cũng ngày một nhanh.
- Vết loét lưng bắt đầu đóng vảy, bề mặt da lúc này khô ráp.
- Thông thường loét da lưng tập trung nhiều ở vị trí 2 bên bả vai, dọc theo cột sống vì đây là những vị trí có diện tích tiếp xúc rộng nhất cũng như chịu nhiều áp lực nhất khi người bệnh nằm hoặc ngồi trong thời gian dài.
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc cho vùng da lưng để tránh lở loét tiến triển nặng hơn. Tốt nhất nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Hướng dẫn chăm sóc điều trị vết loét lưng nhanh lành
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ loét da và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà vết loét trên lưng lành nhanh hay lành chậm. Thông thường vết loét trên lưng thường lớn, có xu hướng tiến triển nhanh với mức độ loét nặng, vì vậy khi loét da xuất hiện ở lưng, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt.
Để tránh loét trên lưng lan rộng, viêm nhiễm, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể bạn có thể tham khảo các bước giúp xử lý vết loét dưới đây:
Bước 1: Loại bỏ mô hoại tử
Việc các mô hoại tử che phủ vết loét sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị bởi chúng gây cản trở khiến dung dịch sát khuẩn không thể thấm vào bề mặt vết loét để phát huy tác dụng. Vì vậy muốn loét ở lưng nhanh lành, việc đầu tiên cần làm là loại bỏ các mô hoại tử, tế bào chết, dịch tiết, mủ vàng. Bước này có tác dụng làm sạch mầm bệnh đồng thời giúp cho các bước sau hấp thụ tốt hơn.
Đầu tiên, bạn có thể dùng băng gạc vô trùng lau nhẹ nhàng vết loét trên lưng để loại bỏ bụi bẩn, vi sinh vật trên da, dịch mủ. Tuy nhiên, trường hợp loét da lưng có mô hoại tử, các mảng tế bào chết đóng kết lại thì rất khó loại bả bằng cách lau chùi thông thường. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng một số dung cụ hỗ trợ – 1 chiếc nhíp đã được khử trùng sẽ rất hiệu quả cho trường hợp này.
Sử dụng một chiếc nhíp sạch để gắp bỏ da chết, mủ vàng hay các dị vật khác có thể dính lên miệng vết loét như các sợi lông từ miếng băng gạc, chỉ quần áo.
Sau khi loại bỏ được các mô hoại tử cứng đầu, rửa sạch lại vết loét lại một lần nữa bằng nước muối sinh lí 0,9%. Người bệnh có thể đổ trực tiếp nước muối lên vết loét hoặc thám ướt bằng bông gạc rồi lau nhẹ nhàng. Cần lưu ý, lựa chọn dung dịch làm sạch thì nên tránh oxy già hoặc cồn iot vì chúng có thể gây chết tế bào lành, đem lại cảm giác rát da, đau đớn khi sử dụng.
Thông thường, loét da lưng thường phát triển theo từng mảng to, do đó việc loại bỏ tế bào chết sẽ rất khó khăn. Đối với vết loét lớn, người bệnh không thể tự xử lý mà cấn đến sự can thiệp của y tế. Thủ thuật y tế này nên được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tại các cơ sở y tế tốt để đảm bảo cho việc điều trị diễn ra suôn sẻ.
Bước 2: Sát khuẩn vết loét
Sau khi loại bỏ các mô hoại tử, cần làm sạch vết loét bằng dung dịch sát khuẩn. Vết loét ở lưng thường khởi phát với độ phủ rộng, đồng thời chúng cũng tiến triển khá nhanh. Loét ở lưng dễ lan rộng và ăn sâu vào da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết loét. Do đó, bước sát khuẩn rất quan trọng trong điều trị loét da lưng, nó giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, là, giảm khả năng nhiễm trùng.
Bước sát khuẩn quan trọng như vậy nên việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn cần hết sức lưu ý các tiêu chí sau:
- Sát khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh
- Có tác dụng tiêu diệt nhiều được nhiều mầm bệnh khác nhau.
- Không chứa cồn: Vì những sản phẩm nhiều cồn sử dụng lên vết thương hở sẽ gây ra cảm giác đau xót.
- Không chứa Hydrogen peroxide: Vì chất hóa học này khiến vết loét trên lưng lâu lành hơn.
- Không có màu: Dung dịch sát khuẩn có màu khiến cho việc quan sát tình trạng tiến triển của vết loét trở nên khó khăn.
- Thúc đẩy vết loét nhanh lành.
- Không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian quá lâu.
Dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo là dung dịch sát khuẩn hiếm hoi trên thị trường có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trên. Với thành phần là nước điện hóa kết hợp với các chất sát khuẩn tự như chiết xuất lá trầu không, chiết xuất lá trà xanh, tinh chất nghệ … được chứng minh có khả năng NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI. Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo là lựa chọn tối ưu nhất cho những vết thương khó lành như vết loét da ở lưng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN BỘ SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 3: Che phủ và làm lành vết loét
Bước cuối dùng trong quá trình xử lý loét da là băng bó vết thương nhằm che phủ miệng vết loét, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn đồng thời làm giảm mức độ ma sát với quần áo, chăn màn.
Nhắc đến băng vết thương, hầu hết mọi người đều mọi người đều nghĩ ngay tới việc sử dụng băng gạc hoặc bông y tế. Tuy nhiên, biện pháp này thường gây hầm bí cho vùng da bị loét. Đặc biệt là vùng da lưng dễ đổ mồ hôi, lại chịu áp lực đè nén lớn càng khiến cho tình trạng loét da trở nên tệ, vết loét mãi không lành.
Ngoài ra, sử dụng bông gạc còn khiến cho các sợi lông dính vào miệng vết loét gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình thay băng.
Hiểu được vấn đề nan giải, công ty cổ phần công nghệ Newtech Pharm đã cho ra mắt sản phẩm Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo – giải pháp hiệu quả giúp che phủ tốt vết loét nhưng không hề gây bí bách hay đổ mồ hôi, thúc đẩy loét da lưng nhanh lành.
Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo
Thực tế, Nacurgo màng sinh học có thể thay thế hoàn toàn bước 2 và bước 3 trong quá trình điều trị loét da lưng. Do Nacurgo có ưu điểm trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyestersmide đóng vai trò là một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước, bảo vệ tốt cho vết thương hở tạo điều kiện cho quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
Đặc biệt, với khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng, loét da lưng vẫn đảm bảo được che phủ nhưng lại không bị bí bách, loét da vẫn được thông thoáng, tăng khả năng phục hồi, tái tạo vùng da bị hư tổn.
Chưa hết, Nacurgo màng sinh học còn chứa tinh nghệ nano và tinh chất trà xanh đem đến tính sát khuẩn nhẹ, chống oxy góp phần làm sạch, chống viêm và hạn chế để lại thâm sẹo.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN BỘ SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin về loét da lưng. Tốt nhất để điều trị tình trạng loét da lưng hiệu quả, người bệnh cần phát hiện sớm bằng cách soi vào các triệu chứng đã liệt kê trên. Ngoài ra việc xử lí loét da đúng cách cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm và làm loét nhanh lành. Chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để chắc chắn hơn về kết quả nhận được, rút ngắn thời gian điều trị.