Trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày, việc gặp phải những vết thương ngoài da không phải là chuyện hiếm. Đặc biệt, các vết thương hở ở gót chân gây nhiều đau đớn và khó chịu. Việc chăm sóc và xử lý vết thương ở gót chân đúng cách là rất quan trọng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
☛ Tham khảo trước: Vết thương ở chân bị phù – Nguyên nhân và cách xử lý
Mục lục
Vết thương hở ở gót chân có nguy hiểm không?
Gót chân là nơi chịu phần lớn áp lực của cơ thể và rất dễ bị tổn thương vì chúng chỉ được bao phủ bởi một lớp da mỏng và mỡ. Trong sinh hoạt hàng ngày, việc đi lại giẫm phải các mảnh sắc nhọn, tai nạn lao động, trầy xước da,… là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến các vết thương hở ở gót chân. Bạn đừng chủ quan cho rằng nó chỉ là một vết thương nhỏ! Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra.
Tổn thương hệ thống gân xương
Gót chân chứa hệ thống gân cơ quan trọng chi phối vận động của chi dưới. Thế nhưng vùng da gót chân rất mỏng nên khi gặp các vết thương hở dễ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống gân xương, đặc biệt là gân A-sin (Achilles). Nạn nhân thường sẽ cảm thấy đau nhói, đi lại khó khăn và sưng tấy đỏ vùng gót chân.
Vết thương hở ở gót chân lâu lành
Khi bệnh nhân nằm ngửa, tất cả áp lực của cẳng chân và bàn chân đều dồn lên gót chân làm vết thương dễ bị tì đè. Mặt khác, sự tưới máu ở vùng này tương đối kém khiến vết thương lâu liền hơn rất nhiều. Bệnh nhân đi lại, vận động nhiều có thể khiến vết thương rất dễ rách và chậm khép miệng. Trong điều kiện chăm sóc không tốt, nhiễm trùng vết thương cũng là nguyên nhân khiến vết thương chậm lành.
Nhiễm trùng vết thương ở gót chân
Gót chân là nơi thường xuyên tiếp xúc gần với mặt đường, chứa nhiều vi khuẩn, nấm,… nên nguy cơ nhiễm trùng vết thương cũng cao hơn so với các vùng khác. Khi gặp vết thương hở ở gót chân, lớp da ngoài bảo vệ bị mất tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Việc chăm sóc xử lý không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện sau nhiễm trùng vết thương như:
- Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở da và mô dưới da do vi khuẩn gây ra. Viêm mô tế bào gây sưng, đau, đỏ ở vùng da bị tác động. Trong các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sốt và các hạch bạch huyết sưng to.
- Hoại tử: Đây là một loại nhiễm trùng nghiêm trọng phá hoại các tổ chức cơ và gây hoại tử một cách nhanh chóng. Người bệnh sẽ chịu những cơn đau đớn dữ dội và phải thực hiện cắt bỏ chi để hoại tử không lây lan.
- Nhiễm khuẩn huyết: Là biến chứng nguy hiểm nhất, xảy ra khi nhiễm khuẩn lan vào máu người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao.
☛ Tham khảo chi tiết: Điều cần biết về nhiễm trùng vết thương
Để giúp vết thương nhanh lành và hạn chế biến chứng nhiễm trùng xảy ra, bạn cần biết cách xử lý chăm sóc vết thương đúng. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc xử lý vết thương hở ở gót chân bạn có thể tham khảo.
Hướng dẫn xử lý vết thương hở ở gót chân đúng cách!
Bước 1: Cầm máu vết thương
Khi vết thương có chảy máu, bước đầu tiên bạn cần làm là cầm máu để hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi. Chảy máu nhiều có thể khiến bệnh nhân choáng váng, sốc nhẹ.
Bạn nên dùng mảnh vải sạch đặt lên vết thương và ấn nhẹ để cầm máu. Nếu không có vải hay băng gạc sạch, bạn có thể dùng tay ép lên miệng vết thương để hạn chế máu chảy. Nếu vết thương quá sâu và không thể cầm máu bằng biện pháp thông thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa kịp thời.
Bước 2: Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Việc rửa vết thương giúp loại bỏ các bụi bẩn bám quanh vị trí tổn thương. Thêm vào đó, việc sát trùng đúng kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ tác nhân gây hại, giúp vết thương mau lành, hạn chế để lại sẹo. Dung dịch sát khuẩn Nacurgo với 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” có khả năng loại bỏ vi khuẩn tối ưu chính là giải pháp dành cho bạn.
Bạn có thể tưới trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vết thương hoặc dùng kèm băng gạc sạch lau nhẹ nhàng. Với thành phần nước điện hóa và các tinh chất chiết xuất từ tự nhiên, Nacurgo mang đến hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng mà vẫn dịu nhẹ với làn da.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Bước 3: Bảo vệ vết thương với màng sinh học Nacurgo
Đảm bảo vết thương hở luôn sạch sẽ là điều rất quan trọng giúp vết thương tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn,.. từ đó thúc đẩy vết thương nhanh lành. Gót chân là vùng vận động nhiều, do vậy dùng băng gạc sẽ khá bất tiện. Màng sinh học Nacurgo được thiết kế dưới dạng xịt dễ sử dụng và mang lại hiệu quả bảo vệ cao. Lớp màng cho phép không khí lưu thông dễ dàng và ngăn chặn nước và vi khuẩn xâm nhập.
Bạn xịt trực tiếp dung dịch lên vết thương, sau một thời gian ngắn, dung dịch sẽ khô lại và tạo thành lớp màng mỏng bao quanh. Vì màng sinh học tự phân hủy nên sau 4 – 5 tiếng bạn chỉ cần xịt lớp mới đè lên để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Việc sử dụng sản phẩm không tốn nhiều thời gian và không gây đau đớn cho người bệnh.
Bạn có thể mua bộ sản phẩm Nacurgo tại các điểm bán chi tiết trên toàn quốc TẠI ĐÂY”
hoặc
Để đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Bước 4: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu cần
Đối với vết thương hở ở gót chân mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc xử lý tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết thương của bạn thuộc một trong các trường hợp sau thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được giúp đỡ:
- Cầm máu không hiệu quả, máu vẫn chảy liên tục, không có dấu hiệu ngừng.
- Vết thương hình thành do động vật cắn.
- Tổn thương nghiêm trọng hoặc có vết hở lớn.
- Dị vật đâm sâu vào da, xuyên qua các khớp xương hoặc đứt gân Achilles.
Chăm sóc vết thương hở ở gót chân mau lành và không để sẹo!
Chăm sóc vết thương là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình hồi phục. Nếu chăm sóc tốt, vết thương sẽ nhanh lành, hạn chế nguy cơ để lại sẹo.
Bảo vệ và phục hồi vết thương với bộ đôi dung dịch Nacurgo
Việc sử dụng kết hợp bộ đôi sản phẩm Nacurgo giúp vết thương ở gót chân nhanh lành hơn rất nhiều. Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo sẽ giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Đồng thời, vết thương được bảo vệ bằng màng sinh học sẽ nhanh lành hơn rất nhiều.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp vết thương nhanh lành
Để vết thương nhanh phục hồi, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Một số thực phẩm nên bổ sung như:
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A và C có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình tái tạo, sửa chữa vết thương. Bạn nên bổ sung thông qua những thực phẩm như rau củ quả tươi, bông cải xanh, cà rốt, khoai tây,…
- Thực phẩm giàu đạm: Đạm cũng là chất cần thiết cho quá trình làm lành vết thương tái tạo da và mạch máu. Do vậy, nếu bạn cung cấp không đủ protein, vết thương sẽ lâu lành hơn. Một số thức ăn chứa nhiều protein là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
- Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm là một nguyên tố vi lượng có trong mô của cơ thể. Kẽm giúp cơ thể tổng hợp protein, tạo collagen để kích thích quá trình chữa lành vết thương, chống nhiễm trùng. Kẽm có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, thịt đỏ, hải sản, thịt gà hay bánh mì,…
- Thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12: Đây là những chất tốt cho quá trình tạo máu. Thực phẩm có nhiều các chất này như các loại thịt, trứng, gan, sữa, các loại rau xanh đậm,…
- Tinh bột nguyên cám: Tinh bột tốt có trong trong ngũ cốc, gạo lứt, các loại hạt cũng nên được sử dụng.
- Uống đủ nước: Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp thanh lọc, đào thải chất độc và giúp nhanh hồi phục vết thương.
Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình phục hồi cũng như tránh nguy cơ gây nhiễm trùng, bạn nên hạn chế những thực phẩm sau đây:
- Thịt gà và đồ nếp: Thịt gà và đồ nếp như xôi, bánh chưng,… là thực phẩm cần tránh đối với những người đang có vết thương hở. Ăn các thực phẩm này có thể tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và gây mưng mủ dẫn đến nhiễm trùng.
- Rau muống: Rau muống là thực phẩm phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với người có vết thương hở, rau muống có thể gây hình thành những mô sẹo lồi mất thẩm mỹ.
- Thịt bò: Thịt bò có hàm lượng protein cao, có lợi cho quá trình phục hồi, tuy nhiên không được khuyến khích sử dụng cho người có vết thương ở gót chân. Thịt bò làm tăng nguy cơ hình thành các vết sẹo và thâm vĩnh viễn.
- Hải sản: Hải sản là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có vết thương hở, hải sản có thể gây dị ứng dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu và khiến vết thương khó liền.
- Các chất kích thích: Khi có vết thương hở gót chân, bệnh nhân không được dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… Những thực phẩm này làm tăng nguy cơ chảy máu và khiến vết thương lâu lành.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Vết thương hở nên ăn gì kiêng gì?
Vận động hợp lý thúc đẩy hồi phục vết thương
- Hạn chế nằm ngửa vì vết thương dễ cọ xát với mặt giường. Thay đổi tư thế nằm sau khoảng 1 – 2 tiếng giúp giảm áp lực và tuần hoàn máu tốt hơn.
- Sử dụng gối hoặc các dụng cụ đệm gót chân tránh ma sát khi nằm.
- Nếu vết thương không quá nặng, bạn hãy cố gắng ngồi dậy hoặc đi lại để máu lưu thông một cách tốt nhất. Bạn cũng có thể dùng nạng để tránh gây áp lực lên gót chân bị thương.
Lưu ý khi chăm sóc vết thương hở ở gót chân
Không đắp “lá thuốc” lên vết thương
Với những tổn thương hở, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, việc tự ý sử dụng các loại lá thuốc nam truyền miệng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến vết thương nghiêm trọng hơn, có thể gây bội nhiễm, hoại tử, thậm chí nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo dõi phát hiện sớm các biến chứng
Tùy thuộc vào vị trí, mức độ và nguyên nhân gây nhiễm trùng mà sẽ có các biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu khi vết thương bị nhiễm trùng bạn cần chú ý theo dõi.
- Sốt: Đây là phản ứng miễn dịch toàn thân và xảy ra khi có phản ứng viêm. Trường hợp sốt trên 38 độ và kéo dài là dấu hiệu có thể vết thương đã bị nhiễm trùng.
- Vết thương sưng, nóng đỏ: Đây là dấu hiệu chứng tỏ phản ứng viêm đang xảy ra mạnh mẽ và cơ thể đang chống lại vi khuẩn tấn công vào vết thương.
- Vết thương chảy mủ và có mùi: Bình thường, các vết thương hở sẽ tiết dịch trong hoặc màu hơi vàng nhạt. Khi bị nhiễm trùng, dịch tiết sẽ thay đổi màu sắc thành vàng, trắng, xanh lá, có thể kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Cảm giác đau nhiều và tăng dần: Cảm giác đau đớn không giảm đi cũng là một dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng không thể bỏ qua. Nếu sau vài ngày không đỡ đau và thậm chí đau nhiều hơn, bạn cũng nên lưu ý vì vết thương có thể đã bị nhiễm trùng.
- Dấu hiệu khác: Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy đau nhức toàn thân, chán ăn.
☛ Tham khảo chi tiết: Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương
Hy vọng thông qua bài viết này, người đọc có thể chủ động xử lý, theo dõi và thực hiện chăm sóc vết thương hở ở gót chân một cách hiệu quả. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn thêm, hãy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi theo số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp!