Việc gặp phải những vết thương hở là khá phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Với những vết thương nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc mà không cần dùng đến những loại thuốc đường uống. Trong một số trường hợp, bạn cần kết hợp cả một số thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ để vết thương nhanh lành hơn. Vậy vết thương hở nên uống thuốc gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp.
☛ Tham khảo trước: Nhiễm trùng vết thương nguy hiểm như thế nào?
Mục lục
Khi nào vết thương hở cần uống thuốc để điều trị?
Trong quá trình chăm sóc vết thương hở, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ kháng sinh hoặc gel bôi ngoài nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, với những vết thương có diện tích lớn và có nguy cơ nhiễm trùng cao thì việc dùng thuốc đường uống là vô cùng cần thiết.
Một số trường hợp sau đây có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc.
- Người bệnh mắc các bệnh lý đi kèm như bệnh tiểu đường, béo phì,…
- Khả năng lưu thông máu kém. Người vận động ít, thường gặp ở những người bại liệt nằm trong thời gian dài.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người mắc HIV hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
- Vết thương lớn, sâu hoặc có bề mặt sần sùi. Hơn nữa, có nhiều bụi bẩn hoặc các dị vật xâm nhập vào vết thương, nguy cơ nhiễm trùng hoặc đã bị nhiễm trùng vết thương cao.
- Vết thương do động vật hoặc người khác cắn cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Trường hợp vật gây ra vết thương có gỉ, nhiễm khuẩn.
- Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn như vùng da bị tổn thương sưng tấy, đau đớn dữ dội kèm chảy mủ, nóng đỏ kèm theo sốt cao, ớn lạnh.
☛ Tham khảo thêm: Cách chăm sóc vết thương hở trên mặt!
Vết thương hở có thể được chỉ định uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau
Sưng đau, viêm là phản ứng tự vệ của cơ thể, tuy vậy nếu phản ứng viêm quá mức cũng gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Đối với những vết thương diện tích lớn và phức tạp, bệnh nhân có thể dùng một số thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm nhóm NSAIDs như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen,…
Trong nhóm thuốc này, bệnh nhân cần cân nhắc khi sử dụng Aspirin. Đây là thuốc giảm đau khá quen thuộc và sử dụng phổ biến, có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Aspirin là buồn nôn, khó tiêu và gây loét dạ dày hoặc chảy máu. Bác sĩ có thể chỉ định kèm thuốc kháng thụ thể H2 như Cimetidine hay thuốc ức chế bơm proton (Misoprostol) để bảo vệ dạ dày.
Đối với các thuốc nhóm dẫn xuất của acid propionic như Ibuprofen, Naproxen, Ketoprofen,… thì có tác dụng phụ thuộc vào liều dùng. Nếu sử dụng với liều thấp thì có tác dụng giảm đau, còn dùng với liều cao thì có tác dụng chống viêm. Thuốc phù hợp với các cơn đau nhẹ và có ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc cùng nhóm. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ kê đơn.
Thuốc kháng histamin
Histamin là một chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng của cơ thể. Khi các tác nhân dị ứng xâm nhập vào cơ thể, histamin được giải phóng tác động lên thụ thể H1 gây nên phản ứng dị ứng (ngứa, viêm, phù nề, phát ban,…). Nếu tác động lên thụ thể H2, histamin sẽ gây tăng tiết ra acid dịch vị, khi quá mức có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.
Thuốc kháng histamin có tác dụng đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể tương ứng. Khi điều trị vết thương hở bị viêm, ngứa, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamin H1 để giảm viêm, ngứa an toàn và giúp vết thương nhanh lành.
Một số loại thuốc kháng H1 thế hệ I đang được sử dụng như Promethazin, Clorpheniramin, Diphenhydramin,… Những thuốc này qua được hàng rào máu não nên tác dụng phụ có thể gây buồn ngủ, thận trọng dùng đối với người lái xe, vận hành máy móc. Do thời gian tác dụng ngắn nên phải sử dụng nhiều lần trong ngày. Những thuốc thế hệ II như Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin,… ít tác dụng phụ gây buồn ngủ hơn và được sử dụng phổ biến hơn.
Thuốc kháng sinh đường uống
Kháng sinh được biết đến là loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn mạnh nhất. Trong trường hợp vết thương có nguy cơ hoặc đã bị nhiễm khuẩn, diện tích viết thương lớn cần sử dụng kết hợp kháng sinh đường uống để có tác dụng toàn thân. Các loại thuốc kháng sinh diệt khuẩn theo cơ chế khác nhau có thể giúp vết thương giảm tình trạng viêm nhiễm, nhanh lành hơn và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng đối với cơ thể.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được kê trong điều trị vết thương hở như Penicillin, Cephalosporin, Dicloxacillin, Clindamycin,….
Việc sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào 2 yếu tố là cơ địa người bệnh và vi khuẩn gây bệnh (đã được xác định hoặc chẩn đoán). Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân bao gồm dị ứng, chức năng gan và thận, mức độ nghiêm trọng của vết thương, tương tác với các thuốc khác và tuổi tác.
Bên cạnh tác dụng diệt khuẩn vượt trội, thuốc kháng sinh cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ về liều lượng, cách dùng và thời gian dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Các loại thuốc khác
Thuốc kháng virus
Với nguyên nhân do virus gây nhiễm trùng vết thương, các loại thuốc kháng virus được chỉ định sử dụng. Virus gây bệnh thường gặp như virus herpes, virus pox, virus papilloma,… không chỉ gây các bệnh sởi, tay chân miệng, zona thần kinh, thủy đậu,… mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở.
Một số loại thuốc hay sử dụng là Acyclovir dùng trong 7 – 10 ngày, Valacyclovir, Famciclovir,…
Thuốc kháng nấm
Nấm có thể tồn tại ở bất cứ đâu nhưng tập trung phổ biến nhất ở môi trường vệ sinh không được sạch sẽ, điều kiện ẩm mốc như sân chơi, sàn phòng tập,… Nếu không may gặp chấn thương tại đây thì nấm rất dễ xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng. Khi vết thương bị nhiễm nấm, bạn có thể dùng kem chống nấm, xịt bôi ngoài da kết hợp thuốc uống như Clotrimazol, Miconazol, Ketoconazol, Fluconazol,… Liều lượng sử dụng tuân theo chỉ định của bác sĩ.
☛ Tham khảo thêm: Vết thương hở bôi thuốc gì?
Lưu ý khi sử dụng thuốc uống điều trị vết thương hở
- Cách dùng thuốc: Hầu hết các loại thuốc dùng đường uống đều cần uống với nhiều nước. Chỉ nên dùng nước lọc hay nước đun sôi để nguội, chứ không nên uống thuốc với sữa, nước hoa quả, nước ngọt, cà phê, rượu bia, đồ uống có gas,… vì có thể làm giảm tác dụng và tăng độc tính của thuốc đối với cơ thể.
- Liều lượng dùng thuốc: một số thuốc có tác dụng phụ thuộc vào liều dùng như Ibuprofen (nhóm NSAID). Vì vậy, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Thời gian dùng thuốc: Đây cũng là một yếu tố cần lưu ý, đặc biệt là khi dùng thuốc kháng sinh. Trung bình một liệu trình sử dụng kháng sinh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Bạn không được tự ý ngừng thuốc khi chưa hết liệu trình, tránh gây ra tình trạng kháng kháng sinh.
Nói tóm lại, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị vết thương hở theo đường uống, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ, đồng thời tuân thủ sử dụng thuốc về cách dùng, liều lượng, thời gian dùng theo đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra.
Bên cạnh dùng thuốc uống điều trị vết thương hở, cần lưu ý chăm sóc vết thương hở hàng ngày để giúp nhanh lành và ngăn ngừa sẹo. Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, bộ đôi dung dịch Nacurgo ra đời giúp quá trình chăm sóc vết thương hở tại nhà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
☛ Tham khảo thêm: Nhiễm trùng vết thương khám ở đâu?
Kết hợp chăm sóc vết thương hở nhanh lành với bội đôi Nacurgo!
Bước 1: Vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Việc đầu tiên và chiếm vai trò quan trọng trong chăm sóc vết thương là vệ sinh, làm sạch vết thương. Nếu bước này thực hiện tốt thì các bước chăm sóc tiếp theo mới đạt được hiệu quả.
Nacurgo (chai xanh) là dung dịch rửa và sát khuẩn vùng da bị tổn thương đáp ứng đủ bộ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết thương. Ngoài ra còn đảm bảo độ ẩm thích hợp và hạn chế thâm sẹo gây mất thẩm mỹ sau này.
Cách sử dụng sản phẩm:
- Đổ trực tiếp dung dịch lên vết thương hở hằm mục đích rửa trôi bụi bẩn, dịch nhầy hay tế bào chết còn sót lại trên vết thương.
- Có thể dùng cùng khăn hay băng gạc vô trùng lau nhẹ nhàng, giúp việc làm sạch trở nên dễ dàng hơn.
- Với những vết thương trên mặt, không tưới trực tiếp mà dùng khăn tẩm dung dịch lau nhẹ nhàng để làm sạch và sát khuẩn.
- Rửa vết thương 1 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY
Bước 2: Bảo vệ và thúc đẩy phục hồi bằng màng sinh học Nacurgo
Vết thương sau khi được làm sạch và sát khuẩn, bước tiếp theo cần được bảo vệ để ngăn ngừa tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Bạn có thể sử màng sinh học Nacurgo (chai vàng) để bảo vệ vết thương một cách toàn diện mà vẫn tạo sự thông thoáng giúp vết thương nhanh lành.
Màng sinh học có khả năng tự phân hủy, vì vậy, bạn chỉ cần xịt một lớp mỏng bao quanh vết thương và lặp lại sau khoảng 4 – 5 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất. Nên duy trì sử dụng sản phẩm đến khi vết thương lành hoàn toàn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY
☛ Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng da mô mềm – Chẩn đoán và điều trị
Từ những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã tự trả lời được câu hỏi “vết thương hở uống thuốc gì?” và có thêm kiến thức về chăm sóc vết thương hở sao cho nhanh lành và hạn chế sẹo để lại. Cần hết sức lưu ý khi dùng bất kỳ loại thuốc điều trị vết thương hở nào theo đường uống, người bệnh cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.