Bạn có vết thương ở chân và chúng đang có dấu hiệu bị sưng, phù nhưng chưa rõ nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào. Vậy hãy cùng Nacurgo.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải thích cho tình trạng này.
☛ Gửi bạn: Chăm sóc vết trầy xước bị sưng, mưng mủ!
Mục lục
1. Vết thương ở chân bị phù do đâu?
Trong sinh hoạt hàng ngày, chân là bộ phận được con người sử dụng nhiều nhất trong việc di chuyển đi lại, nâng đỡ trọng lượng cơ thể nên rất dễ xảy ra các tai nạn va chạm khiến chân bị thương, xuất hiện tình trạng sưng tấy, phù nề và đau đớn.
Vết thương ở chân bị phù sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển đi lại, khiến cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn. Thông thường, vết thương bị sưng là do ba nguyên nhân dưới đây:
Do chấn thương
Khi bạn vận động sai cách, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến thể thao phải thao tác mạnh ở chân như chạy, nhảy, đá bóng,… rất dễ dẫn đến chấn thương vùng chân. Trong đó bao gồm:
- Bong gân, trật khớp: Khi các dây chằng hoặc khớp bị tổn thương, vùng xung quanh sẽ bị sưng tấy, bầm tím gây phù nề.
- Gãy xương: Vết gãy xương cũng gây ra tình trạng sưng nề, đau nhức.
Do phản ứng viêm của cơ thể
Khi ở chân có vết thương hở trên da khiến các tổ chức tế bào bị vỡ ra, sự liên kết giữa các mô bị phá vỡ tạo điều kiện cho các vi sinh vật nhanh chóng tiếp cận và xâm nhập vào vết thương. Khi đó, cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn, gây ra phản ứng viêm, khiến vùng da xung quanh bị sưng đỏ, phù nề.
Ngoài ra, phản ứng viêm còn giải phóng ra các chất hóa học trung gian gây cảm giác nóng và đau rát tại vết thương. Đồng thời, do máu dồn về nhiều nên ngoài bị phù, vết thương sẽ có màu đỏ hồng và chuyển dần sang màu tím sau 1 – 2 ngày.
Thông thường, tình trạng phù ở vết thương trên chân sẽ biến mất sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp qua nhiều ngày mà vết phù vẫn chưa xẹp xuống thì rất có thể vết thương đó đã bị nhiễm trùng. Lúc này, bạn cần lưu ý ngay.
☛ Tìm hiểu thêm: Vết thương hở bị phù nề có nguy hiểm không?
Vết thương ở chân phù do nhiễm trùng
Như đã nói ở trên, nếu vết thương bị phù trong vài ngày đầu thì bạn không cần quá lo lắng vì điều đó thể hiện hệ miễn dịch đang hoạt động tốt để tiêu diệt vi khuẩn và kích thích làm vết thương nhanh lành.
Nhưng nếu tình trạng phù này kéo dài từ 4 – 6 ngày không có dấu hiệu giảm bớt thì bạn nên cẩn trọng vì lúc này vết thương đã bị nhiễm trùng.
Ở mức độ nhiễm trùng nhẹ, vết thương sẽ bị phù, sưng tấy kèm theo sốt nhẹ hoặc cao. Trong trường hợp nặng hơn, vết thương không chỉ dừng lại ở tình trạng phù mà còn bắt đầu xuất hiện mủ xanh vàng, có mùi hôi khó chịu. Nếu không được chữa trị kịp thời, vết thương có thể bị hoại tử gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.
2. Vết thương ở chân bị phù nguy hiểm như thế nào?
Nếu tình trạng vết thương ở chân bị phù do phản ứng của cơ thể thì nó hoàn toàn không gây nguy hiểm mà chúng sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày. Ngược lại nếu vết thương ở chân bị phù cho nhiễm trùng thì nó lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như:
- Lở loét da: Là tình trạng cấu trúc da bị phá hủy, các mô ở bề mặt da bị tan rã khiến cho vết thương mãi không lành, tạo cơ hội cho nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hoại tử da, nhiễm trùng huyết,…
- Vết áp xe: Là trường hợp nặng hơn của các vết lở loét. Cụ thể, khi nhiễm trùng ăn sâu vào tận các mô dưới da như mỡ, cơ sẽ tạo thành các hố chứa mủ.
- Nhiễm trùng huyết: Vết thương ở chân bị nhiễm trùng thì nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết là rất lớn. Bởi chân phải tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn, thông qua vết thương, những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào máy gây nhiễm trùng. Đây là một biến chứng nặng có tỷ lệ tử vong cao.
- Viêm xương tủy: Vi khuẩn ở vết thương trên chân tấn công vào máu gây cản trở máu lưu thông trong xương dẫn đến chết xương. Không chỉ vậy, viêm tủy xương còn có thể gây nhiễm trùng khớp gần đó, từ đó dẫn đến ung thư da.
- Hoại tử: Vết thương bị nhiễm trùng lâu ngày khiến cho vùng da xung quanh chết dần gây ra hoại tử. Người bệnh sẽ có những triệu chứng toàn thân như đau đớn, tiêu chảy, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ. Nếu không chữa trị kịp thời, biến chứng này có thể dẫn đến hội chứng sốc nhiễm độc, suy đa tạng và thậm chí là tử vong.
- Cụt chi: Với những vết thương ở chân bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ buộc phải cắt cụt chi để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
☛ Tham khảo chi tiết hơn: Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm?
3. Cách xử lý khi vết thương ở chân bị phù
Như đã nói ở trên, vết thương ở chân bị phù khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không xử lý kịp thời thậm chí còn gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Do đó, ngay từ khi vết thương có dấu hiệu bị phù, bạn cần có biện pháp để xử lý chúng ngay, vừa để giảm tình trạng sưng phù, vừa ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tùy vào nguyên nhân khiến vết thương ở chân bị phù mà cách xử lý sẽ khác nhau. Dưới đây là một số cách xử lý vết thương bị phù:
Đối với vết thương bị phù do vận động sai cách
Đối với những vết thương ở chân bị phù do gặp phải chấn thương trong quá trình vận động, điển hình là tình trạng bong gân và trật khớp cần được xử lý theo 4 nguyên tắc:
- Hạn chế vận động: Khi bị chấn thương, bạn cần hạn chế vận động bằng cách nằm nghỉ ngơi tại chỗ để cho dây chằng và các khớp chân đang bị tổn thương có thời gian được phục hồi.
- Cố định vết thương: Bạn có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ để hạn chế sự di lệch ổ khớp. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh các khớp ở chân, đặc biệt là khớp cổ chân vì nếu nắn sai cách có thể khiến tình trạng trật khớp trở nên tồi tệ hơn, gây đau đớn và sưng phù dữ dội.
- Chườm lạnh: Đây là một biện pháp không chỉ làm giảm bớt tình trạng sưng phù mà còn giúp vết thương giảm đau nhanh chóng. Không nên chườm đá trực tiếp lên da mà cần bọc chúng vào một chiếc khăn sạch sau đó chườm nhẹ nhàng lên vết thương.
- Kê cao chân: Cho bệnh nhân nằm kê cao chân sẽ giúp làm tăng sự lưu thông tuần hoàn máu, từ đó làm giảm phù nề vết thương.
Đối với vết thương bị phù do phản ứng cơ thể
Đối với vết thương bị phù do phản ứng của cơ thể, tốt nhất là bạn để cho vết thương tự lành bằng cách vệ sinh vết thương sạch sẽ với dung dịch rửa vết thương Nacurgo, sau đó hạn chế đi lại để cho vết thương ở chân được nghỉ ngơi và phục hồi.
Ngoài ra, bạn có thể làm giảm tình trạng sưng phù ở vết thương bằng cách xoa bóp chân. Điều này là cho máu lưu thông đến nuôi các mô tế nào tại vết thương, từ đó vết sưng phù sẽ xẹp dần sau 2-3 ngày.
Bên cạnh đó, khi nằm bạn lưu ý kê cao chân bị thương khoảng từ 10 – 20cm để tăng tuần hoàn máu. Tình trạng sưng phù ở vết thương sẽ giảm hẳn sau đó.
Trường hợp vết thương bị phù kèm theo đau đớn và sưng viêm đỏ mà bạn không thể chịu được thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.
Đối với vết thương bị phù do nhiễm trùng nhẹ
Đối với vết thương bị phù do nhiễm trùng thì tùy vào tình trạng nhiễm trùng nhẹ hay nặng mà chúng ta lại có những cách xử lý khác nhau. Với những vết thương ở chân bị phù do nhiễm trùng nhẹ có các dấu hiệu như: sưng phù, đau đớn kéo dài, vùng da quanh miệng vết thương tấy đỏ,… thì bạn có thể điều trị tại nhà theo các bước xử lý dưới đây:
Bước 1: Rửa sạch tay trước khi tiến hành xử lý vết thương
Trước khi tiến hành xử lý vết thương bị nhiễm trùng, bạn cần rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào vết thương.
Rửa sạch tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Ngoài ra, để tăng tính an toàn, trong quá trình xử lý vết thương bạn có thể sử dụng găng tay để hạn chế tuyệt đối việc tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
Bước 2: Làm sạch vết thương với dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Đối với vết thương đang bị nhiễm trùng thì mục đích của việc xử lý vết thương là cần làm sạch và diệt khuẩn một cách triệt để, tránh tình trạng nhiễm trùng thêm nặng hơn. Do đó, dung dịch làm sạch Nacurgo đáp ứng đủ 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” được các chuyên gia khuyên dùng bởi:
- Thành phần của Nacurgo chai xanh là dung dịch nước điện hóa bao gồm các ion và chất oxy hóa như HClO, HO*, ClO- giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng, loại bỏ được dịch nhầy và làm sạch bề mặt vết thương.
- Các hoạt chất từ thiên nhiên như: Piper Betle Leaf Extract (Chiết xuất Trầu không), Camellia Sinensis Leaf Extract (Chiết xuất Trà xanh) an toàn và lành tính cho vết thương giúp kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả.
- Thành phần acid amin và vitamin từ lá lô hội giúp cấp ẩm, làm mát, giảm sưng phù nóng đỏ vết thương. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà, tràm trà và nghệ trắng còn có công dụng khử mùi, ngăn ngừa tạo sẹo, thâm nám.
Như vậy, dung dịch sát khuẩn Nacurgo mang đến sự thuận tiện trong chăm sóc, xử lý vết thương nhiễm trùng. Cách sử dụng sản phẩm cũng rất đơn giản: Bạn chỉ cần dùng băng gạc hoặc bông sạch để thấm dung dịch Nacurgo, sau đó lau nhẹ nhàng lên miệng vết thương để loại bỏ bụi bẩn, các chất dịch nhầy, tế bào da bị hoại tử.
Đối với những vết thương có dị vật cứng đầu như mảng da chết hay mủ khó loại bỏ bằng băng gạc thì cần dùng đến một chiếc nhíp đã được khử trùng để gắp bỏ chúng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY
Bước 3: Xịt bảo vệ vết thương nhiễm trùng bằng màng sinh học Nacurgo
Mặc dù đã sát khuẩn, xong vết thương vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng lại nếu không được bảo vệ cẩn thận. Vì vậy, bước cuối cùng trong việc xử lý vết thương nhiễm trùng ở chân tại nhà đó là che phủ miệng vết thương ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, động thời hạn chế ma sát với giày dép.
Đa số những người có vết thương sẽ dùng băng gạc hoặc bông y tế để băng bó. Tuy nhiên, đối với vết thương ở chân phải tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn, ma sát với giày dép và cũng rất dễ ra mồ hôi thì các loại băng gạc thông thường vừa gây bất tiện trong việc đi lại vừa khiến vết thương bị bít tắc, từ đó tình trạng nhiễm trùng càng trở nên nặng hơn.
Do đó, bạn nên sử dụng xịt Nacurgo bảo vệ vết thương với màng sinh học Polyesteramide có vai trò như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết thương mà lại có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng. Điều này khiến vết thương vẫn được che phủ nhưng lại không bị bí bách, ngược lại còn thông thoáng, làm tăng khả năng phục hồi, tái tạo vùng da bị hư tổn.
Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bào, từ đó thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Đối với vết thương bị phù do nhiễm trùng nặng
Trường hợp vết thương ở chân bị phù do nhiễm trùng nhưng với tình trạng nặng hơn như: chứng sưng đau ngày càng nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm mà kéo dài kèm theo dịch mủ xanh vàng có mùi hôi khó chịu, người bệnh còn có triệu chứng sốt cao, buồn nôn,… thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
4. Nên ăn gì để vết thương ở chân bị phù nhanh lành?
Một chế độ ăn phù hợp không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng phù ở vết thương mà còn giúp vết thương nhanh lành. Do đó, vết thương ở chân bị phù nên hạn chế một số thực phẩm như:
- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, …: Những thực phẩm này khiến quá trình viêm trở nên nặng hơn.
- Rau muống, thịt bò, trứng,…: Nhóm thực phẩm này rất dễ để lại sẹo sau khi lành thương, gây mất thẩm mỹ.
- Hải sản: Tôm, cua, mực,… vì chúng dễ gây dị ứng, khiến vết thương trở nên ngứa ngáy, khó chịu và chậm liền.
Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều chất đạm có trong thịt, cá, các loại đậu,… để tái tạo các tế bào mới. Đồng thời, bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi,… giúp tăng cường sức đề kháng, làm cho vết thương nhanh lành.
☛ Chi tiết hơn tại: Vết thương hở nên ăn gì kiêng gì?
Kết luận: Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi vết thương ở chân bị phù. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được cách khắc phù hợp. Đặc biệt người bệnh cần hết sức lưu ý với vết thương bị phù do nhiễm trùng bởi đây là một dấu hiệu nghiêm trọng và cần được xử lý càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.