Việc gặp phải những vết thương là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Những vết thương nhỏ thường có thể tự lành tuy nhiên với những vết sâu với kích thước lớn nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Vì thế, cần nhanh chóng nhận biết vết thương bị nhiễm trùng hay chưa để có các biện pháp xử trí kịp thời.
☛ Tham khảo trước: Tất tần tật về nhiễm trùng vết thương
Mục lục
Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng của vết thương. Trong đó, điển hình là do vi khuẩn, virus, nấm,…
Vi khuẩn
Đây là nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Vi khuẩn này có thể ở các bộ phận khác trên da hoặc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn,…

Vết thương có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Vết thương hở, sâu, bề mặt rộng, sần sùi.
- Có bụi bẩn hoăc hạt lạ xâm nhập vào vết thương.
- Trong vết thương vẫn còn dị vật chưa được lấy ra như mảnh dằm gỗ, thủy tinh,.. gây sưng đau.
- Vết thương do vết cắn, vết cào của các loài động vật khác vì trong khoang miệng của chúng chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Virus
Một số virus có thể gây nhiễm trùng có thể kể đến như virus herpes, poliovirus,… Virus so với vi khuẩn gây nên tình trạng tổn thương lan rộng trên da hơn. Ngoài ra có các loại virus gây bệnh khác như virus sởi, đậu mùa,…
Nấm
Nấm cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên nhiễm trùng vết thương. Khi gặp các điều kiện môi trường ẩm ướt, vệ sinh không đúng cách nấm có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương và gây nhiễm trùng. Nấm thường gặp ở các vị trí nếp gấp như nách, bẹn, bụng,…
Các yếu tố nguy cơ khác
- Cơ thể mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, bệnh nhân nhiễm HIV hoặc đang trong thời gian sử dụng thuốc ức chế miễn dịch làm cho vết thương khó hồi phục hơn.
- Những người ít vận động, nằm một chỗ khiến máu lưu thông kém như người bị liệt, người thực vật,…
- Do tuổi già làm mức độ đàn hồi và khả năng lên da non kém đi, vết thương chậm liền hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hoặc các trường hợp thiếu hụt chất dinh dưỡng và vitamin.
5 dấu hiệu cảnh báo vết thương bị nhiễm trùng
Vết thương sưng, nóng đỏ
Sưng tấy là dấu hiệu xuất hiện sớm ngay sau khi bị thương. Đây là tình trạng cơ thể sinh ra phản ứng viêm theo cơ chế miễn dịch, bảo vệ cơ thể và chống lại tác nhân lạ. Sưng, nóng, đỏ, đau là 4 triệu chứng điển hình tại chỗ của phản ứng viêm cấp. Nếu tình trạng sưng tấy biến mất sau 2 – 3 ngày thì bạn có thể yên tâm vì đây là quá trình bình phục tự nhiên của vết thương.

Tuy nhiên nếu tình trạng này không thuyên giảm, sưng to và lan rộng hơn, kéo dài trong khoảng 4 – 6 ngày rất có thể vết thương đó đã bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do tăng tính thấm thành mạch và sự tích tụ dịch viêm gây sưng đau. Ngoài ra, vết thương thường có màu đỏ do sung huyết gây ứ trệ tuần hoàn.
Đau nhiều khi chạm vào
Đau do phù nề, dịch viêm chèn ép vào các đoạn dây thần kinh. Hoặc do các chất trung gian hóa học như prostaglandin, bradykinin tác động trực tiếp lên dây thần kinh cảm giác gây đau hay do nhiễm toan (ứ đọng acid lactic tại ổ viêm). Nếu sau vài ngày vết thương không có dấu hiệu đau giảm mà ngược lại còn tăng thêm thì cần kiểm tra kĩ để có các xử trí nhanh chóng.
Chảy dịch mủ xanh, vàng có mùi hôi
Sau khi vết thương sưng đỏ một vài ngày sẽ có hiện tượng chảy dịch mủ xanh, vàng. Đây là dấu bị nhiễm trùng vết thương đặc trưng nhất. Thực chất, đây là dịch rỉ viêm, là sản phẩm xuất tiết tại ổ viêm, xảy ra do sự thoát dịch huyết tương ra khỏi lòng mạch.

Nguyên nhân hình thành dịch mủ là do cơ thể đào thải bạch cầu và vi khuẩn bị chết trong quá trình thực bào. Nếu dịch mủ có mùi hôi rất có thể vết thương của bạn đã nhiễm trùng khá nặng và có khả năng bị hoại tử. Trường hợp này cần liên hệ ngay bác sĩ để xử lí kịp thời.
Sốt
Sốt là biểu hiện toàn thân của phản ứng viêm, là phản ứng tự nhiên của cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus hay vi khuẩn. Đây là dấu hiệu chắc chắn của một vết thương đã bi nhiễm trùng. Cơ thể sốt cao có thể trên 40 độ C. Lúc này cần đến các cơ sở y tế để khám và chữa trị kịp thời.
Cơ thể mệt mỏi
Ngoài các dấu hiệu đặc trưng trên thì cơ thể cũng có thể gặp các tình trạng không đặc hiệu như toàn thân mệt mỏi, khó chịu do đau tại vết thương hoặc ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức cơ bắp như bắp tay, bắp chân.
Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm không?
Với các vết thương đã bị nhiễm trùng, bạn không đươc phép chủ quan. Nếu không xử lí kịp thời sẽ khiến vết thương chậm liền, gây đau đớn kéo dài. Thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở lớp sâu bên trong da gây sưng đau và sốt cao khó hạ.
Hoại tử tế bào: Là một nhiễm trùng nghiêm trọng, khi đó vi khuẩn đã tiêu diệt các tổ chức cơ làm cho mạch máu bị tổn thương và dẫn đến hoại tử tế bào nhanh chóng. Người bệnh sẽ chịu những cơn đau dữ dội và phải cắt bỏ phần mô bị hoại tử để tránh ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng phức tạp và nguy hiểm nhất của tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa đến tính mạng. Vi khuẩn không bị tiêu diệt sẽ xâm nhập vào máu để chống lại các phản ứng viêm. Khi đó dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong cơ thể và gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan như gan, thận làm cơ thể suy yếu nhanh và có thể tử vong.
Viêm tủy xương: Là bệnh nhiễm trùng xương do vi khuẩn. Khi bị nhiễm trùng, sự lưu thông máu trong xương bị ứ trệ, xương không được tưới máu đầy đủ.. Viêm tủy xương còn có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp gần đó gây viêm khớp, thoái hóa khớp.
Khi có dấu hiệu nào cần thăm khám gấp?
☛ Tham khảo thêm: Khám nhiễm trùng vết thương ở đâu?
Điều trị nhiễm trùng vết thương như thế nào?
Để điều trị vết thương bị nhiễm trùng, trước hết cần xác định tác nhân gây bệnh. Có thể dựa vào các đặc điểm triệu chứng của vết thương hoặc đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm dịch mủ và tìm ra nguyên nhân chính xác để việc điều trị đạt được hiệu quả và nhanh chóng.
Tùy theo nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dùng thuốc.
Nguyên nhân do nhiễm khuẩn:
- Kháng sinh bôi ngoài da: Thuốc mỡ có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn trên bề mặt vết thương.
- Kháng sinh đường uống: Có thể kết hợp sử dụng các loại kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn gây bệnh đó ví dụ như Penicillin, Cephalosporin,…. nhằm ngăn ngừa các biến chứng do nhiễm trùng.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân không tự ý mua thuốc mà phải qua thăm khám của bác sĩ và được chỉ định cụ thể trong từng trường hợp để tránh tình trạng kháng kháng sinh.
Nguyên nhân do nấm:
- Vết thương nhiễm nấm thường ở mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm nên chủ yếu điều trị tại chỗ, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân
- Các thuốc chống nấm hay được sử dụng bôi ngoài như Nizoral, Ketoconazol,…
- Nếu vết nhiễm nấm lan rộng có thể kết hợp sử dụng thuốc kháng nấm đường uống để ngăn chặn sự lây lan.
Nguyên nhân do virus:
Có thể sử dụng các thuốc kháng virus như Acyclovir, Penciclovir,… khi bệnh nhân suy yếu miễn dịch.
☛ Xem chi tiết hơn: Tổng hợp các loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết thương!
Hướng dẫn xử lý nhiễm trùng vết thương đúng cách
Để tăng hiệu quả điều trị nhiễm trùng vết thương, ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm và giúp vết thương của bạn mau lành, phòng ngừa sẹo, việc chăm sóc xử lý vết thương cũng cần đặc biệt quan tâm. Khi có vết thương ngoài da nói chung và vết thương nhiễm trùng nói riêng, bạn có thể áp dụng cách chăm sóc xử lý dưới đây:
Làm sạch với dung dịch Nacurgo rửa
Sát khuẩn vết thương là bước vô cùng quan trọng giúp tránh được nguy cơ gây nhiễm trùng. Bạn nên lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp, diệt khuẩn mạnh, không gây kích ứng da và tổn thương các mô liên kết xung quanh.
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) ra đời đáp ứng 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Dung dịch rửa Nacurgo giúp quá trình chăm sóc xử lý vết thương ngoài da trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Với các thành phần tự nhiên và an toàn như nước điện hóa, chiết xuất trà xanh, lá trầu không, tinh dầu bạc hà và tràm trà, lô hội và nghệ trắng, dung dịch rửa Narcugo mang đến các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, khử mùi tốt đối với các vết thuơng hoại tử. Ngoài ra còn giúp làm dịu, cân bằng độ ẩm và góp phần tái tạo vết thương, hạn chế thâm sẹo.
Cách sử dụng sản phẩm:
- Dùng trực tiếp trên vùng da bị tổn thương giúp làm sạch và loại bỏ các chất nhầy, các tế bào chết, rửa sạch bụi bẩn.
- Có thể sử dụng cùng băng, gạc sạch để loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết trên da.
- Không sử dụng trực tiếp lên mặt, có thể dùng bông thấm dung dịch sát khuẩn và lau sạch nhẹ nhàng vết thương.
- Nên rửa 1 lần/ ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ.
☛ Tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài: Dung dịch rửa làm sạch da chuyên dụng Nacurgo
Dùng thuốc theo đúng nguyên nhân
Bạn nên sử dụng thuốc bôi điều trị theo đúng nguyên nhân gây bệnh, đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Sau khi rửa sạch vết thương với Nacurgo chai xanh, bạn sẽ bôi thuốc theo chỉ định trước khi băng bảo vệ vết thương.
Bảo vệ và phục hồi bằng xịt Nacurgo
Dung dịch Narcugo màng sinh học lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Novaskin dưới dạng xịt với màng sinh học Polyesteramide mang đến một lớp hàng rào bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước. Mặt khác, màng sinh học còn đẩy nhanh quá trình hình thành mao mạch và tế bào da tại nơi bị tổn thương giúp vết thương nhanh lành 3-5 lần so với thông thường đặc biệt an toàn cho người sử dụng.

Thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis có tác dụng làm sạch, sát khuẩn nhẹ, chống viêm, chống oxy hóa và tiêu diệt các gốc tự do, ngăn ngừa để lại thâm sẹo. Nacurgo dung dịch xịt tạo màng sinh học thông thoáng, giúp vết thương lưu thông tốt và mau lành.
☛ Tham khảo thêm: Nacurgo màng sinh học bảo vệ tái tạo da
Sau khi xịt, dung dịch Nacurgo khô nhanh sau vài giây và tạo thành lớp màng mỏng bao phủ vết thương trên da. Cần lưu ý không xịt trực tiếp lên vết thương trên mặt, tránh để dung dịch dính vào mắt, mũi. Lớp màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy nên sau mỗi 4-5 tiếng, bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ giúp tiết kiệm thời gian hơn so với việc băng bó vết thương bằng cách sử dụng băng gạc truyền thống.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để nhận biết dấu hiệu bị nhiễm trùng vết thương cùng với cách xử lý hiệu quả, an toàn. Nếu còn câu hỏi hay muốn tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài 1800.6626 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn!
Tài liệu tham khảo:
https://www.woundsource.com/patientcondition/infected-wounds
https://patient.info/infections/wound-infection