Tỷ lệ trẻ em bị bỏng chiếm phần lớn trong số các tai nạn bỏng được ghi nhận, nhất là trẻ từ 1 – 6 tuổi bởi đây là giai đoạn trẻ hiếu động, tò mò với mọi thứ xung quanh và chưa nhận thức được nguy hiểm. Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về sơ cứu, chăm sóc điều trị bỏng cho bé khi tai nạn không may xảy ra.
Mục lục
Hướng dẫn sơ cứu ngay khi bé bị bỏng!
Ngay sau khi bé bị bỏng, bạn cần ngay lập tức thực hiện biện pháp sơ cứu. Sơ cứu đúng cách sẽ góp phần tích cực đến quá trình điều trị bỏng cho bé; giúp làm giảm nhanh các triệu chứng bỏng đồng thời giúp vết bỏng nhanh lành.
Bước 1: Đưa bé tránh xa tác nhân gây bỏng
Bạn cần nhanh chóng đưa bé ra khỏi tác nhân gây bỏng và nhanh chóng cởi bỏ quần, áo, giày, tất,… nếu chúng che chắn vùng da bỏng. Nguyên nhân vì quần áo có tác dụng giữ nhiệt có thể dẫn tới tình trạng bỏng nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp trẻ bị bỏng do lửa, quần áo trẻ bị cháy, bạn cần đưa trẻ ra nơi an toàn và dùng khăn ướt quấn quanh người bé hoặc dội nước lên người bé để dập lửa. Bạn cần chú ý giữ yên trẻ, tránh để trẻ hốt hoảng chạy quanh sẽ làm thổi bùng ngọn lửa. Trong trường hợp này, bạn có thể không cần cởi quần áo cho bé vì quần áo đã dính sát vào vết bỏng, việc cố gắng co kéo sẽ làm vết bỏng nặng thêm.
Trường hợp bé bị bỏng điện, bạn cần lập tức ngắt nguồn điện rồi dùng cây gỗ gỡ bỏ dây điện, sau đó kéo bé ra xa nguồn điện. Nếu bé bất tỉnh, bạn hãy thực hiện hô hấp nhân tạo tùy theo độ tuổi của bé.
Bước 2: Làm mát vết bỏng bằng nước mát
Nếu bé bị bỏng do tiếp xúc với nguồn nhiệt có nhiệt độ cao, sau khi đưa bé ra xa tác nhân gây bỏng, bạn cần thực hiện làm mát vết bỏng bằng nước mát. Làm mát vết bỏng càng sớm càng tốt sẽ giúp làm dịu cơn đau rát do bỏng gây ra. Bạn chỉ nên dùng nước mát chứ không nên dùng nước đá lạnh hay chườm đá lên vết bỏng cho trẻ. Nhiệt độ nước mát trong khoảng 16 – 20 độ là phù hợp.
Bạn có thể xối nước hoặc ngâm vùng da bỏng của bé trong nước mát khoảng 15 – 20 phút. Việc ngâm nước có thể làm giảm độ dính của quần áo vào vết bỏng, nên bạn có thể nhẹ nhàng gỡ chúng ra mà không lo làm đau trẻ.
Lưu ý, do da của bé tương đối mỏng nên bạn cần xối nước thật nhẹ nhàng tránh làm trầy da, gây đau đớn cho bé.
Bước 3: Bảo vệ vùng da bỏng bằng xịt Nacurgo
Sau khi đã làm mát vết bỏng, bạn cần che phủ vùng da bỏng cho bé để đảm bảo rằng vết bỏng luôn sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Băng vết bỏng cho bé bằng cách sử dụng băng gạc vô khuẩn là cách làm thường được dùng. Tuy nhiên, băng gạc y tế thông thường có thể gây bí bách vết bỏng, kéo dài thời gian hồi phục. Đặc biệt là các vết bỏng trên mặt, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu mà chúng sẽ tìm cách gỡ ra khiến vết bỏng trở nên nặng hơn.
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hiện đại. Dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo ra đời như một giải pháp thay thế băng gạc truyền thống trong việc bảo vệ da tổn thương. Đối với các vết bỏng ở mặt, các vùng da có nhiều nếp gấp hay tại vị trí các khớp, việc băng bó đôi khi đem đến nhiều khó khăn. Dung dịch màng sinh học Nacurgo với tính linh động đã khắc phục được thành công nhược điểm đó.
Màng sinh học có vai trò như một “tấm khiên” bảo vệ vùng da bỏng của bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, nó giúp vết bỏng trở nên thông thoáng, thúc đẩy lưu thông máu đến vùng da bỏng, giúp vết bỏng mau lành hơn.
Cách sử dụng dung dịch xịt Nacurgo:
Sau khi đã thực hiện bước làm mát, bạn chờ cho bề mặt vết bỏng khô tự nhiên. Tiếp theo, bạn xịt dung dịch Nacurgo lên vùng da bỏng sao cho dung dịch sau khi khô để lại một lớp màng mỏng bao phủ lấy toàn bộ bề mặt vết bỏng. Màng sinh học có khả năng tự phân hủy nên sau 3 – 4 tiếng, bạn hãy xịt lại một lớp mới tương tự đè lên lớp cũ.
☛ Tham khảo chi tiết hơn: Nacurgo màng sinh học có tác dụng trị bỏng như thế nào?
Bước 4: Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu cần
Trường hợp bé bị bỏng nặng, vết thương sâu và diện tích vết thương lớn (5 – 8% diện tích cơ thể), sau khi đã thực hiện sơ cứu cho bé, bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
☛ Tham khảo chi tiết tại bài viết: Các cấp độ của Bỏng!
Trường hợp bé bỏng nhẹ, vết thương nông, diện tích nhỏ, bạn có thể chăm sóc bé tại nhà.
Những sai lầm cha mẹ mắc phải khi trị bỏng cho bé
Chườm đá lên vết bỏng
“Chườm đá lên vết bỏng sẽ giúp làm mát vết bỏng và giảm nhanh tình trạng đau rát của bé”, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm mà không ít bậc cha mẹ mắc phải khi sơ cứu vết bỏng cho trẻ.
Nhiệt độ lạnh làm tê liệt thần kinh, giúp giảm triệu chứng bỏng. Thế nhưng do nhiệt độ quá thấp như nước đá sẽ gây tình trạng bỏng lạnh cho trẻ. Hai loại bỏng là bỏng nóng và bỏng lạnh có biểu hiện tương tự nhau khó phân biệt. Vậy nên, khi bé đang bị bỏng do nhiệt độ nóng mà cha mẹ chườm đá cho con sẽ khiến tình trạng bỏng trở nên nặng hơn, vết bỏng lâu lành hơn.
Bôi kem đánh răng lên vết bỏng
Nhiều người truyền tai nhau rằng bôi kem đánh răng sẽ giúp làm dịu vết bỏng nhanh chóng, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Ngược lại, đã có trường hợp bị nhiễm trùng nặng sau khi bôi kem đánh răng lên vết bỏng. Nguyên nhân là do trong thành phần của kem đánh răng chứa hợp chất có tính kiềm, kết hợp với nhiệt độ nóng tại vùng da bỏng sẽ gây ra tình trạng bỏng kiềm làm vết thương trầm trọng hơn.
☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Kem đánh răng trị bỏng – khỏi đâu không thấy chỉ thấy nhiễm trùng!
Đắp “lá thuốc” không rõ nguồn gốc
Đối mặt với tình trạng nhập viện do nhiễm trùng da vì đắp các loại “lá thuốc” không rõ nguồn gốc lên vết bỏng ngày một gia tăng, các bác sĩ khuyên rằng không nên tin vào những lời truyền miệng mà khiến tình trạng vết bỏng trở nên nặng hơn.
Đặc biệt là da của bé vô cùng nhạy cảm, dễ kích ứng, cha mẹ không nên đắp bất kỳ loại “thuốc dân gian” không rõ nguồn gốc lên da bé.
Hướng dẫn chăm sóc điều trị bỏng cho bé nhanh khỏi tại nhà!
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với quá trình hồi phục vết thương sau bỏng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng lại càng cần chú ý. Dinh dưỡng hợp lý sẽ kích thích quá trình hồi phục, đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển xấu của bệnh. Khi bé bị bỏng, bạn nên bổ sung những thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa protein như thịt cá, trứng, sữa, các loại hạt họ đậu,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc tốt hơn ngăn ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy vết bỏng nhanh lành.
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như các loại rau củ quả tươi, đặc biệt là các loại quả mọng họ cam chanh,… có chứa vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, kích thích quá trình tái tạo collagen tự nhiên làm lành vết bỏng.
- Thức ăn chứa kẽm như gan, ngũ cốc nguyên hạt, hạt bí,… có vai trò tương tự như vitamin C, thúc đẩy quá trình hồi phục tự nhiên của cơ thể bé.
Bên cạnh những thực phẩm giúp rút ngắn thời gian điều trị bỏng, cũng có một số thực phẩm gây tình trạng kích ứng da, mưng mủ và nguy cơ để lại sẹo sau bỏng. Dân gian có câu “có kiêng có lành” nên tốt nhất là bạn nên tránh thêm những thực phẩm sau vào chế độ ăn của bé:
- Rau muống: Ăn rau muống khi đang bị bỏng có nguy cơ hình thành sẹo lồi.
- Thịt bò: Nguy cơ để lại sẹo thâm sau bỏng.
- Thịt gà và đồ nếp: Có thể làm vết bỏng bị mưng mủ, lâu lành.
- Hải sản và đồ cay nóng: Có thể gây kích ứng da, khiến bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
☛ Chi tiết hơn tại bài viết: Dinh dưỡng cho người bị bỏng!
Cung cấp lượng nước vừa đủ cho bé
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng cần cho bé uống đủ nước. Nước sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, nuôi dưỡng vùng da bỏng và kích thích quá trình phục hồi. Lượng nước cung cấp cho trẻ được tính theo cân nặng như sau:
- Bé từ 1-10kg: 100ml/kg cân nặng.
- Bé từ 11-20kg: 1000ml/10kg đầu và cộng 50ml/kg/1kg cân nặng tăng thêm.
- Bé từ 21kg trở lên: 1500ml/20kg đầu và cộng 20ml/1kg cân nặng tăng thêm
Bảo vệ và thúc đẩy hồi phục vết bỏng với màng sinh học Nacurgo
Màng sinh học Nacurgo không những giúp bảo vệ vết bỏng của bé khỏi tác nhân gây hại ngoài môi trường mà còn giúp kích thích tái tạo và phục hồi vết bỏng nhanh lành, ngăn ngừa sẹo. Ngoài thành phần màng sinh học, Nacurgo còn chứa các tinh chất thiên nhiên như nghệ tươi, trà xanh mang đến hiệu quả tốt trong chăm sóc vết thương nói chung và vết bỏng nói riêng.
- Tinh chất nghệ tươi: Hoạt chất Curcumin trong nghệ tươi được bào chế với kích thước nano, giúp tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ngừa sẹo gấp 40 lần tinh nghệ thông thường.
- Tinh chất trà xanh: Có tính kháng sinh nhẹ, thúc đẩy tái tạo và làm mờ sẹo sau bỏng.
Thêm nữa, sử dụng Nacurgo bảo vệ và phục hồi vết bỏng, cha mẹ sẽ không phải lo lắng khi bé bị đau đớn, quấy khóc mỗi lần thay băng. Vì màng sinh học có khả năng tự phân hủy trên da nên bạn không cần thực hiện thay băng, mà chỉ cần xịt một lớp mới đè lên lớp cũ sau khoảng 4 – 5 giờ.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Phòng ngừa bỏng ở trẻ – cha mẹ cần biết!
Tai nạn bỏng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đặc biệt là ở nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ cần cảnh giác hơn bao giờ hết. Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng ở bên cạnh để bảo vệ con khỏi tai nạn bỏng, nhưng cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây để giúp hạn chế rủi ro trẻ bị bỏng khi ở nhà:
- Vị trí để bếp gas, phích nước sôi, đồ ăn mới được nấu chín, bàn là, máy làm tóc,… sao cho trẻ không chạm tới được.
- Luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.
- Kiểm tra độ nóng của thức ăn, nước uống trước khi cho trẻ ăn, uống.
- Thường xuyên kiểm tra đường điện, phích cắm, bảng điện cũ, hỏng thay mới,… có thể dùng dụng cụ che ổ điện để ngăn bé thò tay vào ổ điện.
- Giám sát trẻ, nghiêm khắc không cho trẻ đến gần với những nơi có thể gây bỏng cho bé.
- Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, đảm bảo đồ vật, hóa chất dễ cháy nổ ở xa tầm tay trẻ em.
- Trong tủ thuốc mỗi gia đình nên có bông, băng gạc, nước muối và một lọ dung dịch xịt Nacurgo để sơ cứu trẻ kịp thời khi không may trẻ bị bỏng.
Trên đây là những kiến thức các bậc cha mẹ nên tự trang bị cho mình trong việc sơ cứu, chăm sóc điều trị bỏng cho bé. Bên cạnh đó, việc phòng tránh tai nạn bỏng là cần thiết, nhất là đối với trẻ em. Nếu bạn còn thắc mắc, hay muốn tư vấn thêm hãy để lại bình luận bên dưới để được tư vấn giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://benhviennhattan.vn/?p=3917
https://moh.gov.vn/web/phong-chong-tai-nan-thuong-tich/cac-mo-hinh-an-toan/-/asset_publisher/tCS2OQCoSkP9/content/huong-dan-so-cuu-khi-tre-bi-bong-nhiet-va-cham-soc-vet-bong-ung-cach
https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/all-around/Pages/First-Aid-For-Burns.aspx