Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng hồi phục của người bị bỏng. Trong đó, người bị bỏng kiêng ăn gì hay nên ăn gì đều nên có sự tham vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Để giúp người bệnh xây dựng thực đơn cho mình dễ dàng hơn, bài viết hôm nay sẽ đem đến cho bạn thông tin về những thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau khi bị bỏng.
☛ Tham khảo trước thông tin: Bỏng là gì? – Cách tiếp cận và xử lý!
Mục lục
Vì sao bị bỏng nên ăn kiêng?
Bỏng là tình trạng tổn thương xuất hiện ở da và tổ chức dưới da. Nguyên nhân gây bỏng có thể do các tác nhân như: Nhiệt, hóa chất, điện, bức xạ hoặc các tác nhân vật lý khác. Khi bị bỏng, cơ thể người bệnh xuất hiện các vết thương gây đau đớn, biến dạng cấu trúc da, gân, xương, sốc, choáng, thậm chí là tử vong.
Sau bỏng, cơ thể người bệnh bị mất nước, thiếu hụt dưỡng chất và dễ dàng rơi vào tình trạng suy kiệt. Vì vậy, bệnh nhân cần ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường những thực phẩm có lợi, tránh thực phẩm không tốt để sức khỏe phục hồi tốt nhất. Việc ăn kiêng hợp lý trong thời gian này sẽ đem đến cho người bị bỏng nhiều lợi ích như:
- Chọn lọc được thực phẩm tốt: Là những thực phẩm sạch, tươi, giàu dưỡng chất, dễ hấp thu và hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ, ghi chép và xây dựng được danh sách thực phẩm phù hợp với mình trong giai đoạn này.
- Tránh ăn phải những thực phẩm không tốt: Những thực phẩm này có thể làm chậm quá trình liền vết thương, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng dẫn đến giảm cân hoặc giảm chức năng miễn dịch.
- Dễ làm sẹo: Trên thực tế, vết thương của bạn có thành sẹo hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức độ vết thương mà không phải các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách ăn kiêng, lựa chọn được thực phẩm tốt sẽ tạo ra tác động tích cực cho những vết thương đang trong quá trình lành lại.
Người bị bỏng kiêng ăn gì để tránh bị sẹo?
Những thực phẩm dưới đây có thể không tốt cho vết bỏng trong quá trình phục hồi. Vì vậy, người bệnh cần chú ý hạn chế chúng trong khẩu phần ăn của mình.
Thực phẩm chế biến sẵn
Bao gồm thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội,….đây là những thực phẩm chứa hàm lượng nitrat quá cao. Chất này làm cản trở quá trình hình thành mạch máu và kéo da non tại các mô bị tổn thương. Điều này khiến vết thương khó lành đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu như xơ vữa động mạch. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, thực phẩm giàu nitrat dễ gây hao hụt vitamin E và chất khoáng của cơ thể làm cản trở quá trình tái tạo tại các mô mềm. Vậy nên, việc sử dụng quá nhiều thịt xông khói và các loại bánh kẹo sẽ khiến vết bỏng lâu lành hơn.
Thực phẩm quá ngọt
Bao gồm bánh kẹo, bánh ngọt… .Đường là một trong những nguyên nhân kích thích phản ứng viêm của cơ thể. Vậy nên, việc ăn nhiều bánh kẹo ngọt có thể khiến vết bỏng bị viêm,sưng, mưng mủ và lâu lành hơn bình thường. Vậy nên, bạn cần hạn chế ăn hoặc uống những thực phẩm quá ngọt trong thời gian này.
Trứng
Tương tự như hải sản, trứng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở những người đang yếu. Ngoài ra, nhiều phân tích cho rằng việc sử dụng trứng quá nhiều có thể khiến vết sẹo dễ bị loang ra và gây mất thẩm mỹ. Vậy nên, bạn hãy kiểm soát lượng trứng trong giai đoạn này.
☛ Tham khảo thêm: Bị bỏng ăn trứng vịt lộn được không?
Các loại hải sản
Trên thực tế, các loại hải sản (cua, tôm, sò, bề bề,…) chứa nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại hải sản lại kích thích cơ thể sản xuất ra các histamin trong phản ứng dị ứng. Chất này khiến các vết bỏng trở nên ngứa ngáy, phù nề và mất nhiều thời gian để lành lại hơn.
Thịt bò
Thịt bò giàu sắt và là nguồn cung cấp protein lý tưởng cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người có vết bỏng đang kéo da non thì không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm này. Nguyên nhân là ăn quá nhiều thịt bò có thể khiến vết thường trở nên sậm màu và hình thành sẹo thâm gây mất thẩm mỹ và khó điều trị sau đó.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị bỏng có nên ăn thịt bò không?
Đồ nếp và thịt gà
Kinh nghiệm từ dân gian cho thấy, việc sử dụng đồ nếp và thịt gà quá nhiều sẽ khiến vết thương bị sưng và mưng mủ. Tình trạng này có thể khiến vết thương ăn sâu vào da, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và để lại sẹo sau phục hồi. Vậy nên, hãy cho những món ăn này vào danh sách cần lưu ý nhé.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị bỏng ăn thịt gà có sao không?
Rau muống
Rau muống là thực phẩm giúp nhanh liền da. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có thể kích thích tăng sinh collagen làm tăng nguy cơ bị sẹo lồi. Vì vậy, bạn cần cân nhắc để lựa chọn được lượng tiêu thụ phù hợp, tránh ăn quá nhiều.
Rau muống có thể kích thích tăng sinh collagen làm tăng nguy cơ bị sẹo lồi.Thực tế cho thấy, bạn không phải kiêng hoàn toàn những thực phẩm trên đây. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu để xác định được lượng dùng phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những thực phẩm khác có dinh dưỡng tương tự nhưng lành tính hơn với cơ thể trong giai đoạn này.
Vậy, người bị bỏng nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân bỏng thường có chuyển hóa cao hơn mức bình thường. Những người có tổn thương càng sâu và rộng thì mức tăng chuyển hóa càng cao, cá biệt có những trường hợp mức tăng đạt 200%. Vì vậy, chế độ ăn uống cần đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về năng lượng cho người bệnh trong giai đoạn này.
Trong 48 giờ đầu, mức năng lượng cần cho bệnh nhân có thể lên đến 84 – 87 kcal/ kg/ 24 giờ. Ngoài ra, bạn có thể tính mức năng lượng cần thiết cho cơ thể theo công thức: Nhu cầu năng lượng (kcal/ ngày) = (kg cân nặng x 25) + (% diện tích bỏng x 40). Dựa trên mức năng lượng cần thiết để phân tách nhu cầu về các nhóm chất dinh dưỡng và lựa chọn được thực phẩm phù hợp.
Dưới đây là những thực phẩm cần tăng cường bổ sung cho người bị bỏng:
Thực phẩm chứa protein
Đây là nguyên liệu chính cho quá trình tăng tổng hợp collagen kích thích làm lành tổn thương. Ngoài ra, protein cũng làm tăng số lượng bạch cầu giúp tăng miễn dịch. Nhu cầu protein tại thời điểm này là khoảng 3g/ kg/ ngày và tỷ lệ protein từ 20 – 25 % năng lượng khẩu phần. Thực phẩm chứa protein nên bổ sung điển hình như: Đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc heo, cá thu, cá hồi,…
Thực phẩm chứa lipid
Nhóm thực phẩm này nên chiếm khoảng 25 – 30% năng lượng trên tổng khẩu phần ăn. Chất béo nên được bổ sung qua các thực phẩm như: Các loại cá béo, hạt óc chó, đậu nành,hạt lanh,….
Thực phẩm bổ sung glucid
Thực phẩm nhóm này chiếm khoảng 50 -55% năng lượng trên tổng năng lượng của khẩu phần ăn. Người bệnh có thể lựa chọn bổ sung đường bột qua nhiều loại lương thực như: gạo, ngô, khoai, sắn,… Tuy nhiên, nên tránh các loại gạo nếp.
Thực phẩm bổ sung vitamin
Bệnh nhân bị bỏng cần bổ sung nhiều vitamin C và một số loại vitamin khác như: B1, B3, B6, PP, A, D. Những vitamin này được tìm thấy trong đa dạng thực phẩm như: chuối, bơ, cam, ổi, quýt, mận, nấm, súp lơ, gan động vật,….
Thực phẩm bổ sung chất khoáng
Chất khoáng cần thiết nhất cho bệnh nhân bỏng trong giai đoạn này là kẽm. Bạn có thể bổ sung kẽm qua các thực phẩm như: đậu nành, đậu đũa, đậu đen, đậu đỏ, các loại hạt khô, ngũ cốc nguyên hạt,….
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bị bỏng ăn gì kiêng gì để mau lành hạn chế sẹo?
Kết hợp chăm sóc để vết thương bỏng nhanh lành, tránh thành sẹo
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên kết hợp đồng thời các phương pháp chăm sóc hợp lý để vết thương nhanh lành.
Vệ sinh vết bỏng đúng kỹ thuật
Vết bỏng cần được vệ sinh sạch sẽ 1 – 2 lần/ ngày. Người bệnh dùng nước muối sinh lý để rửa sạch tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn bám trên bề mặt tổn thương. Vết bỏng càng được làm sạch thì thuốc điều trị sau đó sẽ càng dễ thấm sâu và phát huy tác dụng. Cần lưu ý kỹ thuật rửa vết thương là xối dịch rửa nhẹ nhàng theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
Bảo vệ vết bỏng bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo
Sau khi vết bỏng được vệ sinh sạch sẽ, bạn có thể sử dụng Nacurgo màng sinh học để tạo lớp che phủ bảo vệ vết bỏng.
Nacurgo được bào chế từ 3 thành phần chính gồm: Polyesteramide, nano curcumin và tinh chất trà xanh. Các thành phần này giúp sản phẩm tạo ra 3 tác động đặc biệt gồm:
- Che phủ vết thương: Được tạo ra bởi lớp màng sinh học Polyesteramide chống thấm nước, ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Lớp Polyesteramide được hình thành nhanh sau khoảng 2 – 3 phút sử dụng và sẽ tự tan sau khoảng 4 – 5 tiếng. Lúc này, người bệnh chỉ cần dùng gạc sạch, thấm dịch trên miệng vết thương và xịt thêm lớp Nacurgo mới là được.
- Sát khuẩn, chống viêm: Tinh chất nghệ và tinh chất trà xanh có tính sát khuẩn, chống viêm. Nhờ đó, vết bỏng được bảo vệ tốt hơn.
- Kích thích tổn thương nhanh lành: Công nghệ màng sinh học giúp thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn. Bên cạnh đó, tinh chất thảo dược giúp tăng hiệu quả chống oxy hóa, thu dọn gốc tự do. Nhờ đó, các tế bào tại vùng tổn thương tăng sinh mạnh mẽ giúp vết thương nhanh chóng lành lại.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
☛ Để tìm hiểu chi tiết về Nacurgo vui lòng xem tại bài viết: Nacurgo trị bỏng như thế nào?
Sử dụng thuốc điều trị cần thiết
Tùy thuộc vào thể trạng hiện tại mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thêm các thuốc cần thiết như:
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp vết bỏng bị nhiễm khuẩn.
- Thuốc chống viêm, chống dị ứng: Điều trị tình trạng sưng, đau, nóng đỏ, mưng mủ, ngứa rát, phù nề,…
- Thuốc bù điện giải: Trong trường hợp người bệnh bị mất nước, mất điện giải.
- Thuốc ổn định tuần hoàn: Áp dụng cho những bệnh nhân bỏng nặng có hiện tượng sốc, choáng,…
Tất cả những thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Bệnh nhân hoặc người nhà không nên tự ý sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến chẩn đoán và điều trị sau đó.
Thăm khám theo chỉ định của bác sĩ
Những trường hợp bỏng nhẹ (độ I và độ II) có thể được chỉ định điều trị ngoại trú. Trong thời gian này, người bệnh cần ăn uống đầy đủ, chăm sóc vết bỏng đúng chỉ dẫn và theo dõi tiến triển sức khỏe của mình. Ngay khi thấy vết bỏng xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Người bị bỏng kiêng ăn gì chỉ là một phần trong quá trình điều trị bỏng. Người bệnh không nên quá lo lắng vì vấn đề này. Thay vào đó, bạn cần tập trung xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng cân đối, chăm sóc vết bỏng đúng cách và thực hiện điều trị theo đúng khuyến cáo từ bác sĩ.
Nguồn tham khảo
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/bo-mon-dinh-duong/dinh-duong-cho-benh-nhan-bong/1154/
http://vienyhocungdung.vn/nhung-thuc-pham-ban-nen-han-che-an-khi-bi-bong-20160722164455339.htm
Hồng Ân đã bình luận
Em đang bị bỏng nhưng rất thèm ăn trứng vịt lộn. Em có thể sử dụng không ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Việc ăn trứng vịt...Xem thêm
Bài viết liên quan
Bị bỏng ăn thịt gà có sao không? – Giải đáp chính xác cho người bệnh!
Bị bỏng nên ăn hoa quả gì? – “Bí kíp” liền sẹo thần tốc!
Người bị bỏng ăn cá được không? Tranh luận trái chiều!
Bỏng bô ăn gì kiêng ăn gì cho mau lành không để sẹo?
Bị vết thương nên và không nên uống gì để mau khỏi?
Câu hỏi thường gặp