Bỏng là tổn thương rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bỏng mà bạn có thể bị bỏng ở các mức độ khác nhau. Hiểu rõ vấn đề và xử trí đúng cách giúp làm giảm mức độ tổn thương do bỏng gây ra.
Mục lục
Bỏng là gì?
Bỏng là tình trạng bề mặt cơ thể bị hư hại hoặc biến đổi cấu trúc, tổ chức da do các tác nhân như nhiệt, hóa chất hoặc tác nhân vật lý khác. Bỏng không chỉ gây ra tổn thương khu trú mà có thể gây ra rối loạn chuyển hóa toàn thân.
Tại vị trí bỏng, tác nhân bỏng phá hủy các tổ chức và liên kết tại da, gây đông tắc mạch máu dẫn đến hoại tử mô. Ngoài ra, tổn thương kích thích phản ứng viêm, gây thoát huyết tương dẫn đến hiện tượng phù nề và hình thành các nốt phỏng. Bỏng cũng làm tổn thương hệ bạch huyết và các mao mạch làm giảm khả năng hấp thu dịch tại các điểm tổn thương. Thông thường, tính thấm thành mạch tăng liên tục sau 8 – 12h và dần trở về bình thường sau 24 – 72h kể từ khi bị bỏng.
Khi bị bỏng ở diện rộng, người bệnh có thể rơi vào tình trạng sốc bỏng do mất huyết tương làm giảm thể tích tuần hoàn. Trường hợp bỏng sâu có thể làm giảm cung lượng tim, giảm thể tích máu gây suy thận cấp. Tình trạng này còn có thể làm giảm lưu lượng máu lên não gây rối loạn tri giác và dẫn đến hôn mê. Những trường hợp bỏng cấp độ nặng có thể xuất hiện suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng. Vì vậy, bệnh nhân bị bỏng cần được xử lý y tế chuyên nghiệp để tránh hậu quả đáng tiếc.
Tổng hợp nguyên nhân gây bỏng
Bỏng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phân loại tác nhân gây bỏng giúp xây dựng được phác đồ điều trị và xử trí đúng cách trong từng trường hợp.
Dưới đây là 4 nhóm nguyên nhân gây bỏng thường gặp nhất.
Bỏng do nhiệt
Bỏng do nhiệt được chia nhỏ làm 2 nhóm, bao gồm:
- Bỏng do nhiệt ướt: bỏng hơi nước, nước sôi, thức ăn nóng, bỏng dầu mỡ,…nguyBỏng do nhiệt khô: Bỏng bô xe máy, bỏng do bàn ủi, bỏng xăng, dầu, bỏng tia lửa điện,…
Bỏng do điện
Các trường hợp bỏng điện thường là tai nạn nghề nghiệp xảy ra trong quá trình làm việc. Bỏng điện được chia làm 2 loại gồm:
- Bỏng điện hạ thế: Bỏng do dòng điện dưới 1000V dẫn truyền qua cơ thể.
- Bỏng điện cao thế: Bỏng do dòng điện có hiệu điện thế trên 1000V dẫn truyền qua cơ thể.
Bỏng hóa chất
Các hóa chất nồng độ cao khi tiếp xúc với cơ thể gây ra hiện tượng ăn mòn và làm tổn thương các cấu trúc của cơ thể. Nhóm tác nhân gây bỏng hóa chất được chia làm 3 nhóm chính gồm có:
- Bỏng do acid mạnh như: H2SO4, HNO3, HCl, HF,….
- Bỏng do base mạnh như: NaOH, KOH hoặc các tinh thể kiềm Na, K,..
- Bỏng do muối kim loại mạnh: Thường gặp nhất là KMnO4.
Bỏng bức xạ
Là hiện tượng cơ thể bị tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với những ánh sáng có bước sóng ngắn như: tia tử ngoại, tia X, tia gamma, hạt beta,….
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, nhân viên y tế cần làm rõ nguyên nhân bị bỏng là gì để đưa ra đánh giá và lựa chọn phương pháp cấp cứu phù hợp.
Phân loại bỏng theo các cấp độ nguy hiểm
Mức độ bỏng được phân chia dựa trên thực trạng tổn thương trên cơ thể người bệnh. Cấp độ bỏng tỷ lệ thuận với diện tích, độ sâu và sức tàn phá của vết bỏng tại các mô. Hiện nay, Viện bỏng Quốc gia chia bỏng thành theo 5 cấp độ, cụ thể:
- Cấp độ I: Bỏng gây viêm da cấp, da có hiện tượng đỏ, nề và đau rát, có thể tự khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày.
- Cấp độ II: Bỏng gây tổn thương đến lớp biểu bì của da, xuất hiện nốt phỏng mọng nước sau 12 – 24 tiếng, dịch nốt phỏng trong hoặc vàng nhạt. Người bệnh cảm thấy rất đau.
- Cấp độ III: Bỏng gây tổn thương đến lớp trung bì của da gây các nốt phỏng chứa dịch đục hoặc hồng, người bệnh có cảm giác đau vừa. Bỏng cấp độ III được chia làm 2 mức độ: Bỏng độ IIIA và bỏng độ IIIB. Trong đó, độ IIIA là những trường hợp bị hoại tử lớp biểu bì và một phần trung bì, tuy nhiên, tuyến mồ hôi và gốc lông vẫn được bảo toàn. Cấp độ IIIB là những trường hợp hoại tử toàn bộ biểu bì, trung bì, gốc lông và tuyến mồ hôi chỉ còn lại một phần sâu.
- Cấp độ IV: Bỏng gây tổn thương đến lớp hạ bì, các đám giá bị hoại tử có màu trắng, xám, đen hoặc vàng. Người bị bỏng cấp độ IV thường bị mất cảm giác đau tại vị trí vết bỏng.
- Bỏng độ V: Bỏng làm tổn thương đến phần cơ, gân, xương, mạch máu và hệ thống thần kinh.
Nguyên tắc sơ cứu khi bị bỏng
- Sơ cứu bỏng độ I: Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể người bệnh. Cho phần bỏng ngâm vào nước lạnh ít nhất 5-10 phút để hạ nhiệt và giảm phù nề. Tiếp đó, sử dụng sản phẩm giúp làm dịu mát vết bỏng, bảo vệ da. Khuyến khích sử dụng Nacurgo dạng xịt để băng vết thương bỏng vừa giúp tạo màng ngăn cách bảo vệ vết thương tránh các tác nhân như nước, vi khuẩn… vừa giúp vết bỏng thông thoáng.
- Sơ cứu bỏng độ II: Sau khi loại bỏ tác nhân gây bỏng, vết bỏng cần được ngâm trong nước sạch ít nhất 15 phút. Nếu vết bỏng có diện tích nhỏ, bạn có thể thoa thuốc mỡ kháng sinh rồi băng vết thương dạng xịt với Nacurgo. Tiến hành thay băng bằng cách xịt lại sau 4-5 tiếng bởi màng sinh học Nacurgo tự phân hủy sau từng ấy thời gian và theo dõi kỹ vết bỏng để phát hiện sớm khi xuất hiện viêm hay nhiễm trùng.
- Sơ cứu bỏng từ độ III: Cần loại bỏ tác nhân gây bỏng và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế sớm nhất có thể. Cần tránh tiếp xúc vải vóc hoăc quần áo vào vết thương. Lưu ý, xử lý sơ cứu bỏng ở cấp độ này không được nhúng vết bỏng vào nước hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Giữ cho phần bị bỏng cao hơn tim nếu có thể. Trong quá trình di chuyển, có thể đắp vết bỏng bằng băng ẩm, mát, vô khuẩn hoặc xịt Nacurgo tạo lớp màng bảo vệ vùng tổn thương. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân bị ngạt hoặc ngưng tuần hoàn, cần tiến hành hô hấp nhân tạo và xoa bóp ngoài lồng ngực để khôi phục các dấu hiệu sống.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Quy trình sơ cứu xử lý bỏng đúng cách!
Khi nào phải đưa người bệnh đi cấp cứu?
Những trường hợp bỏng nhẹ (độ I và độ II) có thể tự sơ cứu và điều trị tại nhà nếu không có biến chứng bất thường. Tuy nhiên, những trường hợp bỏng từ độ III trở lên cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Một số dấu hiệu cho thấy người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt như:
- Sốc bỏng: Người bệnh thở sâu và nhanh, mạch nhanh, huyết áp tăng, kích thích vật vã, đau nhiều kèm theo rét run, vã mồ hôi, phản ứng chậm, chân tay lạnh, hôn mê, co giật, tím tái.
- Thân nhiệt hạ nhanh, huyết áp giảm, mạch nhanh, suy hô hấp.
- Bệnh nhân nôn nhiều, bụng chướng, xuất huyết tiêu hóa
- Xuất hiện tình trạng thiểu niệu, vô niệu, màu sắc nước tiểu bất thường (vàng sậm, đỏ, nâu).
Ngay khi xuất hiện dấu hiệu này, bệnh nhân cần được đưa tới các cơ sở y tế để được xử trí cấp cứu điều trị sớm nhất.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cầm làm gì ngay khi bị bỏng?
Quá trình tiến triển và biến chứng khi bị bỏng
Sau bỏng, tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ tiến triển theo từng giai đoạn trước khi hồi phục. Những trường hợp không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Các giai đoạn diễn tiến sau bỏng
Người bệnh trải qua 4 thời kỳ trước khi bước vào hồi phục, gồm:
- Thời kỳ I: Sau 1 – 3 ngày kể từ khi bị bỏng. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái sốc dẫn đến suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn chi.
- Thời kỳ II: Bắt đầu từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 30 – 45 – 60 kể từ khi bị bỏng. Thời kỳ này đặc trưng bởi tình trạng nhiễm độc bỏng. Những vết bỏng nông bắt đầu liền sẹo và biểu mô hóa lành lại. Những vết bỏng sâu hình thành mủ viêm, rụng hoại tử. Những trường hợp không được điều trị đúng cách có thể bị nhiễm trùng vết bỏng, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nhiễm độc dẫn đến suy phủ tạng và tử vong.
- Thời kỳ III: Còn được gọi là thời kỳ suy mòn bỏng, thường bắt đầu từ ngày thứ 45 – 60. Người bệnh vượt qua sốc bỏng và nhiễm độc bỏng. Tuy nhiên, hiện tượng rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng vẫn còn. Tại các vết bỏng, các mô hạt bắt đầu hình thành.
- Thời kỳ IV: Thường kéo dài trong khoảng 1 – 1,5 tháng. Ở thời kỳ này, các vết bỏng liền sẹo, chuyển hóa dinh dưỡng và chức năng phủ tạng hồi phục bình thường.
Biến chứng do bỏng
Những trường hợp bỏng nặng, không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Nhiễm khuẩn huyết
- Suy thận cấp
- Viêm phổi, suy hô hấp
- Loét ống tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa
- Nhiễm trùng, nhiễm độc dẫn đến suy phủ tạng.
Phương pháp điều trị khi bị bỏng
Công tác điều trị khi bị bỏng được xây dựng dựa trên tình trạng bỏng cụ thể của nạn nhân. Những trường hợp bỏng nhẹ được chỉ định điều trị ngoại trú. Ngược lại, những trường hợp bỏng từ cấp độ III trở lên cần nằm viện điều trị dưới sự chăm sóc và giám sát của đội ngũ y bác sĩ.
Điều trị ngoại trú khi bị bỏng
Phác đồ điều trị của người bệnh thường bao gồm các bước:
➤ Tiêm ngừa uốn ván
Tổn thương bỏng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể và gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Do vậy, bệnh nhân bị bỏng thường được chỉ định tiêm phòng một mũi uốn ván trước khi xuất viện điều trị tại nhà.
➤ Vệ sinh vết bỏng
Người bệnh cần rửa, vệ sinh vết bỏng đều đặn hàng ngày bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh). Dung dịch rửa vết thương Nacurgo là sự kết hợp giữa công nghệ điện hóa tiên tiến và các chất sát khuẩn tự nhiên được chứng mình có khả năng sát khuẩn nhanh, mạnh mà lại vô cùng an toàn. Việc vệ sinh vết bỏng thường xuyên giúp làm sạch bề mặt vết thương, hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập khiến vết bỏng bị viêm nhiễm hoặc nhiễm khuẩn.
➤ Bảo vệ vết bỏng
Sau khi vết bỏng được làm sạch, bệnh nhân sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) để tạo màng bảo vệ trên bề mặt vết bỏng. Nacurgo giúp tạo ra lớp màng sinh học Polyesteramide được coi là một phát minh của y học hiện đại trong xử lý tổn thương da.
Lớp màng Polyesteramide có vai trò như một rào cản vật lý chống thấm nước và ngăn nhiễm trùng hiệu quả. Ngoài ra, Polyesteramide còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành mao mạch và tế bào giúp vết bỏng nhanh lành.
Dung dịch Nacurgo màng sinh học còn được bổ sung thêm thành phần tinh nghệ nano curcumin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và kích thích tái tạo làm lành vết bỏng.
Cách sử dụng Nacurgo khá đơn giản, bạn chỉ cần xịt trực tiếp vào vết bỏng đã được làm sạch. Sau 4 – 5 tiếng, lớp màng Polyesteramide tự tiêu, bạn dùng gạc sạch thấm khô dịch vàng và xịt lên một lớp mới. Với những vết thương nhỏ và nông, người bệnh không cần băng gạc sau bước này.
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Nacurgo với người bị bỏng bạn có thể đọc thêm bài viết: “Nacurgo xịt trị bỏng như thế nào?”
Để xem điểm bán Nacurgo trên toàn quốc hãy xem “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
➤ Dùng thuốc theo chỉ định
Tùy vào tình trạng thực tế của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng.
Lúc này, người bệnh cần lưu ý thực hiện đúng các hướng dẫn về: loại thuốc, liều dùng, thời gian uống, liệu trình thuốc để có được kết quả tốt nhất.
➤ Tái khám theo chỉ định
Điều trị bỏng tại viện
Được áp dụng cho những trường hợp bỏng từ trung bình đến bỏng nặng. Người bệnh cần tiến hành điều trị toàn thân trước khi điều trị vết bỏng tại chỗ.
Điều trị toàn thân
Điều trị toàn thân bao gồm công tác hồi sức hô hấp và chống sốc bỏng cho bệnh nhân.
➤ Hồi sức cấp cứu
Hồi sức cấp cứu rất quan trọng, đặc biệt trong những trường hợp bị bỏng hô hấp.
Người bệnh cần được: Kiểm tra đường thở của người bệnh, đảm bảo không khí lưu thông, cho bệnh nhân thở oxy qua máy. Trường hợp bỏng sâu ở vùng bụng, ngực, cổ cần được rạch giải áp để tăng lưu thông khí. Ngoài ra, bác sĩ có thể cần tiến hành đặt nội khí quản khi bệnh nhân có dấu hiệu: suy hô hấp, tổn thương đường thở, mất tri giác.
➤ Chống sốc bỏng
Mục đích của chống sốc bỏng là giúp người bệnh giảm đau, tăng lưu lượng máu, khắc phục rối loạn nước, điện giải và rối loạn kiềm toan. Ngoài ra, công tác chống sốc còn dự phòng nhiễm khuẩn và các biến chứng khác cho người bệnh.
Quy trình chống sốc bỏng cho người bệnh có thể bao gồm những bước sau:
- Đặt sonde thông tiểu cho bệnh nhân, theo dõi số lượng và màu sắc nước tiểu mỗi giờ.
- Đo áp lực tĩnh mạch trung ương của người bệnh.
- Tiến hành mở đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch trong 24h đầu.
- Bù điện giải cho bệnh nhân bằng dung dịch ringer lactat theo công thức Parkland: Lượng dịch truyền trong 24h đầu = 4ml Lactate Ringer x cân nặng (kg) x % diện tích bỏng . Lượng dịch truyền trong 24 giờ tiếp theo = 0,5ml dung glucose 5% x cân nặng (kg) x % diện tích bỏng.
- Giảm đau cho bệnh nhân: Sử dụng các thuốc giảm đau trung ương như: Promedol 2% (tiêm bắp 0,4mg/kg/ lần), Morphin 1% (tiêm bắp: 0.03 – 0,05 mg/kg/lần), Dolargan 10% (tiêm bắp 1-2mg/kg/ lần), Tramadol 0,1 (Tiêm bắp 1-2mg /kg/ lần ). Có thể phối hợp thêm thuốc an thần, thuốc chống dị ứng hoặc sử dụng gây mê trong tùy trường hợp.
- Tiêm phòng uốn ván
- Bổ sung dinh dưỡng và vitamin cho bệnh nhân
Điều trị vết thương bỏng
Việc chăm sóc vết bỏng trong bệnh viện sẽ được thực hiện bởi nhân viên y tế. Thông thường, vết bỏng của bệnh nhân sẽ được:
- Giảm cọ sát, sát khuẩn, giảm sưng, phù nề để rút ngắn thời gian hồi phục.
- Vệ sinh đều đặn hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Cắt lọc phần mô, da bị hoại tử
- Băng kín vết thương bằng gạc vô trùng
- Tiền hành ghép da với những vết bỏng sâu.
Băng kín vết thương bằng gạc vô trùng.
Lưu ý đặc biệt tránh sai lầm khi chữa bỏng
Khi bị bỏng, bạn cần tránh những điều sau trong quá trình sơ cứu và điều trị:
- Không nên thoa các chất như: dầu, bơ, kem đánh răng,.. lên vết bỏng
- Không dùng nước đá để hạ nhiệt độ của vết bỏng mức độ 2 trở lên.
- Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh bị nhiễm trùng
- Những trường hợp bỏng điện và hóa chất không được tự ý xử lý tại nhà mà phải đến bệnh viện vì có thể gây tổn thương nội tạng.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị bỏng ăn gì kiêng gì để vết bỏng mau lành hạn chế sẹo?
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến xử lý, điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân bị bỏng. Với những thông tin chưa hiểu rõ, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được giải đáp rõ ràng.
Nguồn tham khảo
http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/2729-cach-so-c-u-dung-khi-b-b-ng.html
https://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoa-kham-benh/bong-la-gi.html
https://benhvien108.vn/so-cuu-tai-nan-bong.htm
https://www.nhs.uk/conditions/burns-and-scalds/
https://www.webmd.com/first-aid/thermal-heat-or-fire-burns-treatment#1