“Bị hoại tử có đau không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh gửi về cho chúng tôi. Bài viết dưới đây sẽ là giải đáp cho thắc mắc trên đồng thời chúng tôi sẽ gửi đến một số cách chăm sóc vết thương tránh hoại tử và cách giảm đau hiệu quả khi bị những vết thương.
Mục lục
Hoại tử là gì?
Hoại tử là trạng thái mô, tế bào tại vết thương đang có dấu hiệu chết dần đi do nhiễm trùng nặng. Hoại tử nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất đi bộ phận trên cơ thể, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh.
Các mô hoại tử thường phát triển rất nhanh chóng sang các vùng lân cận, nên bạn cần nhận biết sớm để bảo toàn, phục hồi tối đa cho vùng bị tổn thương
Tất cả các bộ phận trên cơ thể chúng ta đều tiềm ẩn nguy cơ bị hoại tử khi có vết thương hở, nhưng hoại tử phổ biến nhất thường là hoại tử tay, hoại tử chân, bàn chân, hoại tử cánh tay và hoại tử mũi… Tùy vào trạng thái của vết thương hoại tử mà hoại tử được chia làm các trạng thái: Hoại tử ướt, hoại tử khô, hoại tử nội và hoại tử khí…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hoại tử – Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân gây hoại tử
Nguyên nhân chủ yếu của hoại tử là do vết thương bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn… Một số loại vi khuẩn gây phá hủy các mô, tế bào là Clostridia, Strep hay Staph. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa khiến cho các mô tế bào chết dần đi gây ra hoại tử. Có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan gây hoại tử như:
- Người bệnh bị hoại tử do vết thương bị nhiễm trùng, có vi khuẩn Clostridia, Strep, Staph xâm nhập. Đây là nguyên nhân chủ yếu, xảy ra khi vết thương quá nặng và không được xử lý đúng cách.
- Do vấn đề tắc nghẽn động mạch: Khi máu không được bơm đến để nuôi dưỡng tế bào trong một bộ phận trên cơ thể có thể khiến các mô ở khu vực đó chết dần đi. Tắc nghẽn động mạch thường xảy ra ở tay và chân của người bệnh gây hoại tử tay, hoại tử chân rất nguy hiểm
- Do người bệnh tiểu đường: Khi mắc tiểu đường, lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra các tổn thương về mạch máu, hệ thống thần kinh nên khiến cơ thể dễ nhiễm trùng hơn. Đôi khi chỉ là vết thương nhỏ, vết xước nhưng không được xử lý có thể gây ra hoại tử nguy hiểm.
- Do chủ quan những vết thương nhỏ không được xử lý: Những vết thương dù nhỏ, nhưng nếu không được chăm sóc, xử lý đúng cách có thể khiến vết thương dễ dàng nhiễm khuẩn và hình thành mô hoại tử bạn không ngờ tới. Điều này cũng đúng với vết loét, mụn nhọt trên da không được xử lý.
- Do hút thuốc lá nhiều: Tiêu thụ lượng thuốc lá quá nhiều có thể là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn động mạch chủ ảnh hưởng đến lưu thông máu đi nuôi cơ thể. Khi phát bệnh nó có thể gây hoại tử tứ chi, trường hợp nặng không cải thiện có thể phải cắt bỏ đi các ngón tay chân vô cùng đáng tiếc.
☛ Xem chi tiết hơn tại: Nguyên nhân gây hoại tử chân cần biết
Hoại tử có đau không?
Vậy thì hoại tử có gây đau đớn không?
Chúng ta sẽ xét đến từng trường hợp dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất đối với từng đối tượng:
Đối với người bình thường
Nếu bạn là một người bình thường, bị hoại tử do những vết thương nhiễm khuẩn, tắc nghẽn mạch máu thì hoại tử mang đến cho người bệnh là đau đớn vô cùng. Bị đau do 1 vết thương hở chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua. Nhưng đau do hoại tử sẽ đau gấp nhiều lần so với một vết thương thông thường. Cơn đau nhức ban đầu sẽ xuất hiện nhói từng cơn, cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng dữ dội, cảm giác đau không chỉ bên ngoài mà còn nhói sâu vào trong. Đây là hiện tượng vết thương đang bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn trong các mô hoại tử đang lan dần ra xung quanh và lan sâu vào bên trong.
Kèm theo những cơn đau là những dấu hiệu hoại tử không khó để nhận ra đó là: xuất hiện màu bất thường trên da, da các vùng lân cận có thể bị nhăn nheo, chuyển từ vàng sang nâu sẫm, tại vết thương xuất hiện dịch, chảy mủ, vết thương xuất hiện mùi hôi tanh rất khó chịu… Người bệnh không chỉ chịu đựng những cơn đau tại khu vực hoại tử mà cả cơ thể cũng phát sốt gây mệt mỏi, khó chịu, đau nhức đến toàn thân…
Nếu do tắc nghẽn thì tại vùng tắc nghẽn sẽ chuyển dần thành màu xanh tím và cuối cùng thành đen. Qúa trình này tế bào mô chết đi cũng gây ra đau đớn rất nhiều cho người bệnh.
Với người bệnh tiểu đường
Nếu là người bệnh tiểu đường thì cơn đau sẽ ở mức nhẹ hơn dù hoại tử đang xảy ra thậm chí nặng hơn. Giải thích cho vấn đề này như sau: Lượng đường trong máu quá cao có thể phá hủy mạch máu và hệ thống thần kinh nên người bệnh tiểu đường thường mất đi một phần cảm giác đau đớn ở vết thương. Nên hoại tử rất dễ xảy ra với người tiểu đường. Bởi vết thương khó phát hiện vì không gây đau đớn nhiều. Khi phát hiện thì một phần vết thương có thể đã nhiễm trùng, hoại tử 1 phần vết thương và khu vực xung quanh.
Hoại tử với người bệnh tiểu đường thường xảy ra ở lòng bàn chân, mắt cá chân, các đầu ngón chân. Mà khả năng nhiễm trùng của nó cao hơn các vùng khác vì tiếp xúc gần với mặt đất và là vùng thường ít được chăm sóc
Giảm đau cho vết thương bằng cách nào?
Hầu hết những vết thương đều sẽ đau đớn và ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống của bạn. Ngoài sử dụng thuốc giảm đau thì tất cả những biện pháp khác đều chỉ giúp cải thiện cơn đau tức thì, cơn đau vết thương sẽ giảm dần theo thời gian nếu chăm sóc đúng cách. Tuy vậy trong bài viết hôm nay tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn một số nguyên tắc cơ bản để giảm đau vết thương:
- Tuyệt đối không để vết thương bị nhiễm khuẩn, hoại tử vì đây là nguyên nhân khiến đau nhức tăng cao, thậm chí là đỉnh điểm.
- Hạn chế tiếp xúc vật lý giữa vết thương và môi trường bên ngoài
- Chăm sóc vết thương đúng cách vì nếu không chăm sóc, chăm sóc sai cách có thể khiến vết thương phát triển thành hoại tử gây đau đớn hơn
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định liều lượng của bác sĩ
- Thay vì sử dụng băng gạc có thể gây đau đớn mỗi lần thay băng thì bạn có thể sử dụng thay thế bằng lớp màng sinh học Nacurgo. Trong đó có thành phần của nano nghệ và trà xanh giúp làm dịu và giảm đau kháng viêm hiệu quả.
- Ăn những thực phẩm phù hợp, lành tính để vết thương không mưng mủ, đau nhức. Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia vì nó có thể làm vết thương đau đớn trầm trọng hơn.
Vậy chữa hoại tử bằng cách nào? Bạn có thể tìm câu trả lời trong bài viết:☛ Hoại tử có chữa được không?
Chăm sóc vết thương đúng cách tránh hoại tử
Chăm sóc vết thương đúng cách qua 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Rửa sạch vết thương
Đây là bước đầu tiên quan trọng nhất trong xử lý vết thương. Với vết thương nhỏ, đôi khi chỉ cần rửa sạch và hạn chế tiếp xúc vết thương đã có thể tự lành. Với vết thương to có dị vật thì bước đầu tiên sẽ giúp lấy đi bụi bẩn, bùn cát và dị vật ra khỏi vết thương. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý cho bước đầu tiên này. Hạn chế sử dụng oxy già vì nó có thể gây tổn thương các mô tế bào.
Bước 2: Sát khuẩn
Nếu mới làm sạch vết thương bằng nước muối thì vẫn chưa đủ. Vết thương hở là nơi phát triển lý tưởng của vi khuẩn, mà với mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được chúng. Vì thế bước sát khuẩn vết thương sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn ra khỏi vết thương. Tuy nhiên sử dụng dung dịch sát khuẩn nào với loại vết thương nào thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bước 3: Bảo vệ vết thương với màng sinh học Nacurgo
Sử dụng băng gạc thông thường là phương pháp cũ đã bộc lộ nhiều yếu điểm như tốn thời gian băng bó nhiều lần, băng gạc dính vào vết thương gây đau đớn cho mỗi lần thay băng, băng gạc không đủ tiệt trùng…thì sử dụng màng sinh học dạng xịt Nacurgo mang lại hiệu quả tối ưu và khoa học hơn.
Khi xịt Nacurgo vào vết thương chỉ sau 2 đến 3 phút nó sẽ tạo thành một lớp màng màu vàng không thấm nước, ngăn nhiễm khuẩn bảo vệ vết thương và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô và tế bào mới. Đây là giải pháo tối ưu cho những vết thương hở rộng và nông.
☛ Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Nacurgo xịt tạo màng sinh học
Bước 4: Tạo màng bảo vệ mới và theo dõi
Sau 4 đến 5 tiếng thì lớp màng sinh học Nacurgo sẽ tự phân hủy thủy sinh nên bạn có thể xịt ngay một lớp mới lên da mà không cần thay băng đau đớn, phức tạp. Lớp màng mới cũng có tác dụng bảo vệ 4 đến 5 giờ tiếp theo. Nếu bắt buộc phải di chuyển xa bạn có thể sử dụng một miếng băng gạc mỏng bên ngoài để bảo vệ sau đó có thể tháo ra dễ dàng khi không phải di chuyển nữa.
Để xem điểm bán Nacurgo trên toàn quốc hãy xem “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Trong trường hợp bạn nhận thấy có bất kì triệu chứng của hoại tử trên vết thương cần đến ngay cơ sở y tế để kịp thời xử lý, hoàn nguyên phần mô và tế bào trên cơ thể.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Chúng tôi hy vọng đã gửi đến bạn một giải pháp hữu ích. Chúc bạn sớm hồi phục những vết thương tránh phát triển thành hoại tử.