“Bị hoại tử có đau không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh gửi về cho chúng tôi. Bài viết dưới đây sẽ là giải đáp cho thắc mắc trên đồng thời chúng tôi sẽ gửi đến một số cách chăm sóc vết thương tránh hoại tử và cách giảm đau hiệu quả khi bị những vết thương.
Mục lục
Hoại tử là gì?
Hoại tử là trạng thái mô, tế bào tại vết thương đang có dấu hiệu chết dần đi do nhiễm trùng nặng. Hoại tử nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất đi bộ phận trên cơ thể, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh.
Các mô hoại tử thường phát triển rất nhanh chóng sang các vùng lân cận, nên bạn cần nhận biết sớm để bảo toàn, phục hồi tối đa cho vùng bị tổn thương
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hoại tử – Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân gây hoại tử
Nguyên nhân chủ yếu của hoại tử là do vết thương bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn… Một số loại vi khuẩn gây phá hủy các mô, tế bào là Clostridia, Strep hay Staph. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Nhiễm trùng vết thương: Vết thương nhiễm khuẩn, đặc biệt là do vi khuẩn Clostridia, Strep hay Staph có thể phá hủy mô tế bào, gây hoại tử. Nguyên nhân này thường xảy ra khi vết thương không được xử lý đúng cách hoặc quá nặng.
- Tắc nghẽn động mạch: Khi các động mạch bị tắc, máu không thể lưu thông đến các mô trong cơ thể, khiến mô chết dần. Tình trạng này thường xảy ra ở tay và chân, dẫn đến hoại tử tay, chân rất nguy hiểm.
- Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu quá cao, làm tổn thương mạch máu và hệ thống thần kinh. Điều này khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, thậm chí một vết thương nhỏ cũng có thể gây hoại tử nếu không được xử lý đúng cách.
- Vết thương nhỏ không được xử lý: Những vết thương dù nhỏ nhưng không được chăm sóc đúng cách có thể dễ dàng nhiễm khuẩn và dẫn đến hoại tử. Điều này cũng áp dụng với các vết loét, mụn nhọt không được điều trị kịp thời.
- Hút thuốc lá: Tiêu thụ thuốc lá quá mức có thể gây tắc nghẽn động mạch, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Điều này có thể dẫn đến hoại tử tứ chi, và trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể phải cắt bỏ các ngón tay, ngón chân.
☛ Xem chi tiết hơn tại: Nguyên nhân gây hoại tử chân cần biết
Hoại tử có đau không?
Hoại tử gây đau đớn mức độ từ vừa đến rất dữ dội tùy thuộc vào bị hoại tử nhẹ hay nặng cũng như giai đoạn, loại hoại tử. Với người bình thường bị hoại tử mức độ đau sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với người tiểu đường.
Cụ thể:
Đối với người bình thường
Khi bị hoại tử do vết thương nhiễm khuẩn hoặc tắc nghẽn mạch máu, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn rất nhiều. Cơn đau thường bắt đầu khi mô bắt đầu chết và viêm xảy ra, cảm giác đau có thể là nhói, bỏng rát hoặc đau nhức liên tục. Khi hoại tử lan rộng, cơn đau có thể giảm do dây thần kinh bị tổn thương hoặc chết theo mô. Tuy nhiên, đau vẫn có thể tiếp tục do nhiễm trùng và viêm ở mô xung quanh.
Ở giai đoạn muộn (hoại tử khô hoặc khi mô không còn dây thần kinh sống), cơn đau thường giảm, nhưng nhiễm trùng thứ phát, đặc biệt là trong hoại tử ướt hoặc hoại thư khí, có thể gây đau dữ dội trở lại.
Dấu hiệu đi kèm với hoại tử:
- Màu sắc bất thường trên da: chuyển từ vàng sang nâu sẫm, da nhăn nheo.
- Vết thương có dịch, mủ và mùi hôi tanh khó chịu.
- Sốt và mệt mỏi toàn thân.
Đối với hoại tử do tắc nghẽn, vùng tổn thương có thể chuyển thành màu xanh tím rồi đen, kèm theo đau đớn kéo dài.
Với người bệnh tiểu đường
Ở người bệnh tiểu đường, cơn đau có thể nhẹ hơn mặc dù hoại tử có thể nghiêm trọng hơn. Điều này do lượng đường trong máu quá cao làm tổn thương mạch máu và hệ thần kinh, khiến người bệnh mất cảm giác đau ở vết thương. Vì vậy, hoại tử có thể xảy ra mà người bệnh không cảm thấy nhiều đau đớn.
Hoại tử ở người tiểu đường thường xảy ra ở các vùng như lòng bàn chân, mắt cá chân, và đầu ngón chân. Các khu vực này dễ bị nhiễm trùng do tiếp xúc với mặt đất và thường ít được chăm sóc, dẫn đến nguy cơ hoại tử cao hơn.
Cách giảm đau khi bị hoại tử vết thương
Cơn đau do hoại tử không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến thể chất mà còn có thể tổn thương về mặt tinh thần cho người bệnh. Dưới đây là các phương pháp giảm đau hiệu quả cho người bị hoại tử vết thương, bao gồm cả phương pháp y tế, giải pháp tự nhiên và chăm sóc tâm lý.
Điều trị y tế
- Làm sạch vết thương: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ phẫu thuật để loại bỏ các phần hoại tử, tiếp theo là sử dụng gel enzyme để làm mềm và phân hủy mô chết mà không gây tổn thương mô lành. Điều này giúp giảm viêm và cải thiện tuần hoàn máu, từ đó giảm đau.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Paracetamol và Ibuprofen thường được sử dụng để giảm đau nhẹ và giảm viêm. Đây là các thuốc dễ mua, nhưng cần sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Trong trường hợp đau nghiêm trọng có thể phải sử dụng đến thuốc kê đơn Morphine hoặc Tramadol, song đây là thuốc cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ để tránh nguy cơ gây nghiện hoặc tác dụng phụ.
- Điều trị nhiễm trùng: Nhiễm trùng là yếu tố phổ biến gây đau và làm trầm trọng thêm tình trạng hoại tử. Kháng sinh như Penicillin hoặc Vancomycin có thể được chỉ định để điều trị nhiễm trùng sâu, giúp kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa biến chứng
- Liệu pháp oxy cao áp là một phương pháp hiện đại, giúp tăng cường oxy cung cấp cho các mô bị tổn thương, thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm đau do thiếu oxy ở các mô bị hoại tử. Liệu pháp oxy cũng giúp giảm cơn đau và cải thiện tình trạng thiếu oxy ở vùng tổn thương.
Giải pháp tự nhiên hỗ trợ giảm đau
Các giải pháp này có thể được áp dụng tại nhà để hỗ trợ giảm đau, nhưng không thay thế hoàn toàn các phương pháp y tế. Một số biện pháp kể đến:
- Chườm lạnh: Giúp giảm sưng và tê cơn đau trong giai đoạn viêm cấp tính. Lưu ý không nên chườm trực tiếp lên vết thương hở, cần sử dụng khăn hoặc túi chuyên dụng
- Chườm ấm: Kích thích lưu thông máu và giảm co thắt cơ khi vết thương đã ổn định. Cũng cần tránh chườm trực tiếp lên vết thương hở.
- Sử dụng tinh dầu lavender hoặc bạc hà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm. Pha loãng với dầu nền và massage quanh vùng đau (không bôi trực tiếp lên vết thương hoại tử).
- Thực phẩm giảm viêm tự nhiên như gừng và nghệ: Chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên, hỗ trợ giảm đau từ bên trong.
- Vitamin C và kẽm: Thúc đẩy lành vết thương, giảm viêm và đau.
Lưu ý quan trọng để giảm đau vết thương hoại tử
Hầu hết những vết thương đều sẽ đau đớn và ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống của bạn. Ngoài sử dụng thuốc giảm đau thì tất cả những biện pháp khác đều chỉ giúp cải thiện cơn đau tức thì, cơn đau vết thương sẽ giảm dần theo thời gian nếu chăm sóc đúng cách. Tuy vậy trong bài viết hôm nay tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn một số nguyên tắc cơ bản để giảm đau vết thương:
- Tuyệt đối không để vết thương bị nhiễm khuẩn, hoại tử vì đây là nguyên nhân khiến đau nhức tăng cao, thậm chí là đỉnh điểm.
- Hạn chế tiếp xúc vật lý giữa vết thương và môi trường bên ngoài
- Cần chăm sóc vết thương đúng cách vì nếu không chăm sóc hoặc chăm sóc sai cách có thể khiến vết thương phát triển thành hoại tử gây đau đớn hơn
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định liều lượng của bác sĩ
- Thay vì sử dụng băng gạc có thể gây đau đớn mỗi lần thay băng thì bạn có thể sử dụng thay thế bằng lớp màng sinh học Nacurgo. Trong đó có thành phần của nano nghệ và trà xanh giúp làm dịu và giảm đau kháng viêm hiệu quả.
- Ăn những thực phẩm phù hợp, lành tính để vết thương không mưng mủ, đau nhức. Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia vì nó có thể làm vết thương đau đớn trầm trọng hơn.
Vậy chữa hoại tử bằng cách nào? Bạn có thể tìm câu trả lời trong bài viết:☛ Hoại tử có chữa được không?
Chăm sóc vết thương đúng cách tránh hoại tử
Chăm sóc vết thương đúng cách qua 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Rửa sạch vết thương
Đây là bước đầu tiên quan trọng nhất trong xử lý vết thương. Với vết thương nhỏ, đôi khi chỉ cần rửa sạch và hạn chế tiếp xúc vết thương đã có thể tự lành. Với vết thương to có dị vật thì bước đầu tiên sẽ giúp lấy đi bụi bẩn, bùn cát và dị vật ra khỏi vết thương.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý cho bước đầu tiên này. Hạn chế sử dụng oxy già vì nó có thể gây tổn thương các mô tế bào.
Bước 2: Sát khuẩn
Nếu mới làm sạch vết thương bằng nước muối thì vẫn chưa đủ. Vết thương hở là nơi phát triển lý tưởng của vi khuẩn, mà với mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được chúng. Vì thế bước sát khuẩn vết thương sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn ra khỏi vết thương. Tuy nhiên sử dụng dung dịch sát khuẩn nào với loại vết thương nào thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bước 3: Bảo vệ vết thương với màng sinh học Nacurgo
Sử dụng băng gạc thông thường là phương pháp cũ đã bộc lộ nhiều yếu điểm như tốn thời gian băng bó nhiều lần, băng gạc dính vào vết thương gây đau đớn cho mỗi lần thay băng, băng gạc không đủ tiệt trùng…thì sử dụng màng sinh học dạng xịt Nacurgo mang lại hiệu quả tối ưu và khoa học hơn.
Khi xịt Nacurgo vào vết thương chỉ sau 2 đến 3 phút nó sẽ tạo thành một lớp màng màu vàng không thấm nước, ngăn nhiễm khuẩn bảo vệ vết thương và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô và tế bào mới. Đây là giải pháo tối ưu cho những vết thương hở rộng và nông.
☛ Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Nacurgo xịt tạo màng sinh học
Bước 4: Tạo màng bảo vệ mới và theo dõi
Sau 4 đến 5 tiếng thì lớp màng sinh học Nacurgo sẽ tự phân hủy thủy sinh nên bạn có thể xịt ngay một lớp mới lên da mà không cần thay băng đau đớn, phức tạp. Lớp màng mới cũng có tác dụng bảo vệ 4 đến 5 giờ tiếp theo. Nếu bắt buộc phải di chuyển xa bạn có thể sử dụng một miếng băng gạc mỏng bên ngoài để bảo vệ sau đó có thể tháo ra dễ dàng khi không phải di chuyển nữa.
Để xem điểm bán Nacurgo trên toàn quốc hãy xem “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Trong trường hợp bạn nhận thấy có bất kì triệu chứng của hoại tử trên vết thương cần đến ngay cơ sở y tế để kịp thời xử lý, hoàn nguyên phần mô và tế bào trên cơ thể.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Chúng tôi hy vọng đã gửi đến bạn một giải pháp hữu ích. Chúc bạn sớm hồi phục những vết thương tránh phát triển thành hoại tử.