Hoại tử chân, ngón chân là hậu quả nghiêm trọng khi vết thương ở chân bị nhiễm trùng. Cuộc sống của người bệnh trở nên rắc rối hơn nhiều khi chân, ngón chân xuất hiện mô hoại tử. Vậy thì hoại tử chân, ngón chân hình thành do những nguyên nhân nào? điều trị hoại tử chân như thế nào là đúng cách? Mời bạn cũng đến với giải đáp qua những chia sẻ thông tin ngay phía dưới đây
Mục lục
Hiểu hoại tử chân, ngón chân?
Quả thực hoại tử chân gây ra cho người bệnh vô vàn rắc rối. Hầu hết người bệnh có vết thương hoại tử ở chân đều cần trợ giúp đi lại từ người thân xung quanh. Không chỉ bất tiện trong việc đi lại, nó còn gây bất tiện cho sinh hoạt của người bệnh. Tìm hiểu khái niệm hoại tử chân để biết tại sao nó gây ra bất tiện như vậy nhé.
Hoại tử chân, ngón chân bạn có thể hiểu đơn giản là trạng thái các mô, tế bào tổn thương ở bàn chân, ngón chân đang dần chết đi vì 1 lý do nào đó. Một khi các mô đã bị hoại tử thì không thể tái tạo, nguyên vẹn như ban đầu.
Hoại tử chân, ngón chân xuất hiện chủ yếu là do vết thương bị nhiễm trùng. Khi xuất hiện mô hoại tử cần loại bỏ hết phần tế bào đã chết đi để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng sang các vùng lân cận. Chính vì vậy nhận biết càng sớm hoại tử chân, ngón chân càng nâng cao tỉ lệ phục hồi vết thương về trạng thái ban đầu.
Nhận biết sớm dấu hiệu hoại tử chân
Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết hoại tử bàn chân ngay từ sớm để nâng cao hiệu quả điều trị hoàn nguyên mô, tế bào. Đồng thời khi biết những triệu chứng của bệnh bạn sẽ có ý thức hơn ngay từ đầu để chăm sóc vết thương đúng cách, tránh hoai tử:
- Vết thương tại bàn chân hoặc bàn chân có dấu hiệu viêm nhiễm, sưng to nhanh chóng. Tại vết thương có màu đỏ đậm và sau đó lan rộng sang các vùng xung quanh. Điều này cảnh báo cho bạn nguy cơ hoại tử chân nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời.
- Chân, ngón chân luôn kèm theo những đau nhức, khó chịu. Ban đầu là những cơn nhói đau, cơn đau này tăng dần lên mà không có dấu hiệu thuyên giảm
- Vùng da trên chân, ngón chân thay đổi rõ rệt. Nhận thấy rõ nhất là màu sắc từ vàng sang nâu đậm. Khi vùng da chuyển sang màu đen thẫm thì vết thương đã có dấu hiệu hoại tử không thể khôi phục
- Bọt trắng xuất hiện tại vết thương ở chân kèm theo dịch, mủ nhiều. Lúc này vi khuẩn đang phát triển mạnh và thâm nhập vào các mô mềm và tế bào khiến các mô và tế bào chết dần đi.
- Vết thương ở chân, ngón chân khi có dấu hiệu hoại tử sẽ có mùi hôi, tanh rất khó chịu. Mùi sẽ nặng nề hơn khi hoại tử có dấu hiệu nặng hơn.
- Nếu hoại tử chân, ngón chân nặng nề cơ thể sẽ thay đổi thân nhiệt để báo hiệu có vi khuẩn đang xâm nhập vào cơ thể. Không chỉ có sốt cao, người bệnh còn có biểu hiện buồn nôn, chóng mặt…
☛ Xem chi tiết hơn tại bài viết: “Triệu chứng hoại tử chân sớm“
Nguyên nhân gây hoại tử chân, ngón chân
Hoại tử chân, ngón chân hiện nay không trừ bất kì một đối tượng nào. Có những bệnh nhân rất đáng tiếc phải cắt bỏ đi ngón chân vì hoại tử khá nặng nề. Nhận biết được nguyên nhân gây bệnh là cách để hạn chế nguy cơ hình thành mô hoại tử đồng thời cũng giúp đưa ra phương hướng phòng ngừa bệnh đúng đắn, đi từ nguyên nhân gây bệnh:
Do biến chứng bệnh tiểu đường
Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, chân và ngón chân cũng được nuôi dưỡng nhờ hệ thống mạch máu và thần kinh. Khi người bệnh bị tiểu đường hệ thần kinh trở nên kém nhạy bén. Lượng đường trong máu tăng cao khiến các mạch máu bị tổn thương, sức đề kháng cũng giảm khiến cơ thể dễ nhiễm trùng hơn.
Chân là một bộ phận ít được chăm sóc và người bệnh tiểu đường thường sẽ mấy đi 1 phần cảm giác đau đớn nên với những vết thương ở chân, nhiều khi có xuất hiện tụ máu hoặc hoại tử nghiêm trọng người bệnh mới phát hiện được.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: “Tất tần tật” về biến chứng bàn chân tiểu đường
Vết thương do tai nạn
Hoại tử chân, ngón chân cũng có thể xảy ra do các vết thương tai nạn, nếu vết thương đó bị dập nát và tổn thương sâu. Những vết thương to, sâu do tai nạn nghiêm trọng thường để lai dị vật hoặc bùn cát sâu bên trong. Nếu không xử lý vết thương đúng cách có thể khiến vết thương nhiễm trùng gây hoại tử. Trong trường hợp vết thương quá nặng, bạn cần đến các cơ sở y tế đế bác sĩ loại bỏ dị vật, loại bỏ các mô tế bào đã chết và kết hợp điều trị kháng viêm kháng khuẩn nếu cần thiết.
Do tắc nghẽn mạch máu
Như đã chia sẻ thì bàn chân, ngón chân được nuôi dưỡng bằng hệ thống mạch máu nên khi bị viêm tắc mạch máu có thể khiến máu không được lưu thông để nuôi dưỡng mô, tế bào dưới chân, ngón chân khiến các mô, tế bào dưới chân chết dần đi, gây hoại tử và tiêu biến đi.
Việc tắc nghẽn mạch máu rất khó phát hiện, chúng ta thường lầm tưởng nó với một số bệnh khác. Do vậy ngay khi nhận thấy chân có hiện tượng tê bì, mỏi nhức phần bàn chân và ngón chân bạn cần đi kiểm tra để xác định bệnh lý, lưu thông máu cho vùng chân bị tắc để tránh nguy cơ hoại tử chân nguy hiểm
Hút thuốc nhiều
Nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều thuốc lá có thể khiến khởi phát viêm tắc mạch máu mãn tính. Bệnh lý này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây di chứng nguy hiểm là hoại tử tứ chi.
Nếu hoại tử nặng không có khả năng phục hồi thì người bệnh bắt buộc phải cắt bỏ phần ngón chân, có thể là cả bàn chân. Viêm tắc động mạch do thuốc lá gây ra sẽ khiến phần chân chuyển từ màu tím xanh, sang tím tái cuối cùng là màu đen. Nguyên nhân hoại tử chân, ngón chân do thuốc lá sẽ gặp nhiều ở nam giới hơn bới số lượng nam giới hút thuốc thực trạng đang nhiều hơn phái yếu.
Do tâm lý chủ quan, xử lý sai cách
Nguyên nhân tiếp theo đến từ yếu tố chủ quan của bản thân đó là không xử lý vết thương nhỏ hoặc xử lý sai cách. Người bệnh nghĩ rằng những vết thương bé có thể sẽ tự lành theo thời gian nhưng không lường trước được nếu bị nhiễm trùng, xử lý, chăm sóc vết thương sai cách thì hoại tử chân vẫn có thể xảy ra, nhất là khi bàn chân ngón chân là nơi tiếp xúc nhiều với bụi nền đường và nước bẩn nên nguy cơ nhiễm trùng là rất cao
Do nhiễm trùng vết thương ở chân
Yếu tố mụn nhọt, lở loét trên chân tưởng chừng không phải yếu tố nguy cơ gây hoại tử nhưng thực tế nếu chăm sóc sai cách hoặc không chăm sóc vẫn có thể gây nhiễm trùng chân, từ đó phát sinh mô hoại tử là rất cao. Một số vết mụn nhọt lở loét có thể phát sinh do nám kẽ, ghẻ hoặc đơn giản là vét côi trùng cắn (kiến 3 khoang…)
☛ Tham khảo thêm: Hoại tử chân có chữa được không?
Chữa hoại tử chân, ngón chân bằng cách nào?
Bất kì vết thương nào không chỉ là ở chân, ngón chân thì khi đã bị hoại tử thì việc điều trị trở nên rất khó khăn. Mức độ hoại tử chân, ngón chân càng nhẹ thì hiệu quả điều trị sẽ càng cao và ngược lại. Thông thường điều trị hoại tử chân cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Khi vết thương đã xuất hiện hoại tử bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn bảo tồn các mô mềm, loại bỏ các mô hoại tử cần thiết đồng thời kết hợp điều trị thuốc kháng sinh trong trường hợp cần thiết.
- Nếu là người bệnh tiểu đường bạn cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu, sẽ hạn chế những tổn thương mạch máu, hạn chế tối đa nhiễm trùng cho vết thương tại chân gây hoại tử chân, ngón chân.
- Cần chú trọng yếu tố dinh dưỡng vì những thực phẩm không phù hợp cho vết thương khi nạp vào cơ thể có thể sẽ gây viêm sưng, mưng mủ nhiều hơn, khiến vết thương hoại tử trầm trọng hơn. Nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, lành tính để vừa cung cấp dinh dưỡng vừa hạn chế tối đa ảnh hưởng đến vết hoại tử chân.
- Không sử dụng thuốc lá vì nó là nguyên nhân khiến tứ chi hoại tử. Bạn có thể xem chi tiết tại phần nguyên nhân phía trên.
- Tuyệt đối không chủ quan với các vết thương nhỏ, bởi những vết thương nhỏ khi bị nhiễm trùng thì hoại tử không không khác gì những vết thương to.
Xử lý vết thương ở chân đúng cách tránh hoại tử
Để hạn chế hoại tử chân, bước chăm sóc vết thương cực kỳ quan trọng. Nếu được chăm sóc đúng hướng sẽ giúp hạn chế hình thành các mô hoại tử khiến tế bào chết dần đi.Trường hợp vết thương đã hình thành hoại tử, bắt buộc không được tự ý xử lý mà cần đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất bảo toàn vết thương.
Nhưng nếu vết thương chưa hoại tử thì dưới đây sẽ là cách xử lý đúng nhất:
Rửa sạch vết thương
Đây là bước quan trọng khi xử lý vết thương đó chính là rửa sạch vết thương hở. Bạn cần xem xét vết thương có chứa dị vật, bùn đất bên trong không. Nếu có thì hãy loại bỏ nó trong bước rửa vết thương. Nếu là vết thương nhỏ, không nghiêm trọng nhiều về phần mềm thì bước loại bỏ này đôi lúc cũng giúp vết thương lành và không bị nhiễm khuẩn.
Bước rửa vết thương được thực hiện với nước muối sinh lý và bông vô trùng. Thực hiện rửa vết thương cẩn trọng không nên để dung dịch nước muối chảy từ vết thương này sang vết thương khác để tránh nhiễm khuẩn chéo.
Sát khuẩn
Nước muối sinh lý sẽ lấy đi bụi bẩn nhưng chưa giải quyết được vi khuẩn trên vết thương. Bước sát khuẩn sẽ loại bỏ vi khuẩn triệt để, tránh cho chúng sinh sôi và phá hủy tế bào và mô mềm, từ đó hạn chế phát triển mô hoại tử. Sử dụng dung dịch sát khuẩn hay dạng thuốc bạn cần được tư vấn chi tiết từ bác sĩ bởi mỗi loại vết thương tại chân mức độ nặng nhẹ sẽ được chỉ định 1 loại dung dịch sát khuẩn phù hợp nhất
Bảo vệ, hạn chế tiếp xúc
Băng vết thương bằng băng gạc để hạn chế cho vết thương tiếp xúc với bui bẩn là cách thông thường hay dùng nhưng hiện nay cũng bộc lộ tương đối nhiều khuyết điểm như: khó đảm bảo vô trùng tuyệt đối, khi thay băng có thể dính vào vết thương gây đau đớn, băng không đảm bảo có thể khiến vết thương bí tắc.
Phương pháp tối ưu hiện này là dùng màng sinh học Nacurgo được nhiều người tin dùng vì đơn giản, tối ưu và khoa học hơn. Khi xịt Nacurgo vào vết thương chỉ sau 2 đến 3 phút nó sẽ tạo thành một lớp màng màu vàng không thấm nước, ngăn nhiễm khuẩn bảo vệ vết thương và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô và tế bào mới. Đây là giải pháo tối ưu cho những vết thương hở rộng và nông.
Băng vết thương dạng xịt Nacurgo có chứa màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp sát khuẩn các tổn thương trên da, để các vết thương nhanh lành gấp 3-5 lần bình thường và không dẫn đến những hậu quả nặng nề về sau.
Tạo lớp bảo vệ mới và theo dõi
Lớp màng sinh học Polyesteramide sẽ có tác dụng bảo vệ băng vết thương trong khoảng 4 đến 5 giờ sau đó sẽ tự phân hủy sinh học. Việc tiếp theo, rất đơn giản bạn chỉ cần xịt thêm 1 lớp thay thế cho lớp đầu tiên là có thể yên tâm bảo vệ vết thương trong 4 đến 5 giờ tiếp theo. Trường hợp phải di chuyển xa bạn nên sử dụng một miếng băng gạc mỏng lên lớn bảo vệ Nacurgo. Sau đó có thể tháo ra dễ dàng mà không gây đau đớn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bạn đã hiểu thêm về hoại tử chân rồi chứ? Vết thương sẽ nhiễm trùng sẽ hoại tử khi không được chăm sóc, xử lý đúng cách kịp thời. Vậy khi đã hiểu được điều này và những thông tin cần thiết chắc chắn bạn sẽ tìm được hướng chăm sóc vết thương đúng nhất để tránh hoại tử nhất là những vết hoại tử chân, ngón chân.