Câu hỏi:
Chào chuyên gia!
Em có câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp. Cách đây 3 hôm em có đi đá bóng và gặp một chấn thương ở đầu gối. Chính xác là trong lúc đá bóng em có bị ngã và trà phần đầu gối xuống nền bê tông 1 đoạn khá dài. Em có mua nước muối và oxi già về rửa vết thương tối hôm đó. Chắc do tối muộn và mệt nên em rửa không được kỹ. Cứ nghĩ nó là vết thương nhỏ nên cũng không để tâm nhiều.
Cho đến hôm nay thì vết thương ở chân của em sưng khá to, có bọt trắng, có dấu hiệu mưng mủ và mùi rất khó chịu. Không biết liệu có phải vết thương đầu gối của em có phải bị nhiễm trùng không? Trường hợp bị hoại tử chân thì có chữa được không? Em rất lo lắng. Mong nhận được tư vấn từ chuyên gia.
Thái Bảo – Thanh Trì – Hà Nội
Trả lời:
Chào Thế Bảo!
Cảm ơn Bảo đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin chia sẻ phần nào những lo lắng bạn đang gặp phải. Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả vấn đề đó thông qua những kiến thức dưới đây.
Mục lục
Hoại tử chân là gì?
Đầu tiên Bảo cần hiểu rõ khái niệm về hoại tử và sau đó là nhận biết những dấu hiệu triệu chứng để tránh những hoang mang lo lắng không cần thiết
Hoại tử được hiểu đơn giản là phần mô, tế bào tại khu vực vết thương bị nhiễm trùng nặng, đang có dấu hiệu chết dần đi. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị hoại tử vết thương nếu bỏ qua bước chăm sóc vết thương hoặc chăm sóc không đúng cách.
Hoại tử có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí vết thương nào trên cơ thể nhưng thông thường nhiều hơn cả là khu vực chân, đầu gối, khuỷu tay, bàn chân, bàn tay. Đây là những bộ phận hoạt động nhiều dễ xảy ra chấn thương. Hoại tử được chia thành các trạng thái: Hoại tử khô, hoại tử ướt, hoại tử nội, hoại tử khí…
Nhận biết dấu hiệu hoại tử
Tiếp theo bạn cần nhận biết triệu chứng của vết thương khi có dấu hiệu hoại tử để đối chiếu vào tình trạng vết thương mình đang gặp phải. Nếu đã chuyển sang trạng thái hoại tử cần có biện pháp điều trị để phục hồi vết thương, bảo toàn mô và tế bào cho đầu gối của mình.
Thông thường vết thương chuyển sang hoại tử đều có những biểu hiện như sau:
- Vết thương sưng to, tấy đỏ, có dấu hiệu viêm nhiễm, sưng viêm lan rộng sang các vùng lân cận. Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo hoại tử mà bạn cần chú ý
- Tại vị trí vết thương xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu, ban đầu đau nhói theo từng cơn, sau đó cơn đau ngày càng dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu vết thương ở chân bạn thì điều này là yếu tố cản trở di chuyển khá lớn
- Vùng da xung quanh vết thương thay đổi nhanh chóng. Những thay đổi ở đây là về độ căng bóng, màu sắc của vùng da đó. Dấu hiệu hoại tử vùng da xung quanh vết thương sẽ nhăn nheo hơn, chuyển từ màu da vàng tự nhiên thành vàng sẫm đến nâu sẫm. Khi chuyển dần sang màu đen thì vết thương đã hoại tử tương đối nặng nề
- Tại vết thương xuất hiện nhiều dịch mủ và bọt trắng. Đây là dấu hiệu cảnh báo vết thương của bạn đã nhiễm khuẩn và bắt đầu chuyển dần sang hoại tử. Ở nhiều người còn có dấu hiệu mụn rộp kèm theo mủ và dịch nhiều.
- Vết thương có mùi rất khó chịu, hôi tanh do đã xuất hiện các mô hoại tử làm chết tế bào, có nhiều phần mô đang phân hủy nên gây ra mùi khó chịu.
- Có thể kèm theo sốt cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm khuẩn nặng. Ngoài ra còn ghi nhận triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy ở nhiều bệnh nhân hoại tử nặng…
Như vậy theo những gì Thế Bảo miêu tả thì vết thương đầu gối do tai nạn bóng đá của bạn đang bắt đầu có dấu hiệu hoại tử. Nguyên nhân dẫn đến hoại tử có thể do va đập mạnh nên các mô bị tổn thương, sau đó vết thương không được vệ sinh, sát khuẩn và băng bó đúng cách.
☛ Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây hoại tử chân và cách điều trị
Hoại tử chân có chữa được không?
Hoại tử chân hoàn toàn có thể chữa trị nếu phát hiện sớm, khi mô hoại tử chưa lan rộng. Bước đầu tiên là loại bỏ toàn bộ mô chết và ổ vi khuẩn để ngăn ngừa lây lan. Sau đó, bác sĩ sẽ rửa sạch vết thương, sát khuẩn và băng lại. Uống thêm thuốc kháng sinh và kháng viêm cũng giúp quá trình phục hồi nhanh chóng. Quan trọng nhất là phát hiện hoại tử ở giai đoạn đầu để bảo toàn mô và tránh tổn thương sâu đến mạch máu.
Trường hợp của Thế Bảo thì hoại tử đang ở giai đoạn đầu, tỉ lệ phục hồi cao. Hiện tại bạn không cần quá lo lắng về câu hỏi có chữa được không mà cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các Y bác sĩ có thể xử lý vết thương, hạn chế tối đa nguy cơ xấu có thể xảy ra cho đầu gối, cho cơ thể của bạn.
Điều trị hoại tử chân
Khám, điều trị tại cơ sở y tế
Khi vết thương đã có dấu hiệu hoại tử, bạn không được tự điều trị tại nhà mà việc đầu tiên bạn phải đến khám điều trị tại phòng khám, bệnh viện để xử lý phần hoại tử. Phần hoại tử càng được xử lý sớm càng nâng cao khả năng hồi phục vết thương. Nếu để tình trạng này tiến triển trầm trọng bạn sẽ phải đối diện với những hậu quả nguy hiểm đến chân và tính mạng của mình.
Khi thăm khám và điều trị bác sĩ sẽ loại bỏ các mô đã có dấu hiệu hoại tử, sau đó vệ sinh vết thương và chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp để điều trị phục hồi. Vết thương càng ít tiến triển hoại tử càng có khả năng phục hồi hoàn nguyên cao hơn và ngược lại. Ngoài ra khâu chăm sóc vết thương sau khi được xử lý loại bỏ phần mô hoại tử cũng rất quan trọng. Nếu không xử lý đúng cách vết thương hoàn toàn có thể hoại tử lại và lần này sẽ ăn sâu và nguy hiểm hơn.
Chăm sóc vết thương đúng cách
Ngay từ đầu nếu được chăm sóc đúng cách sẽ hạn chế tối đa hình thành mô hoại tử. Bởi nếu đã xuất hiện hoại tử, bắt buộc bạn không được tự ý xử lý mà phải đến các trung tâm, cơ sở y tế có chuyên môn để xử lý đúng hướng, bảo toàn cơ thể.
Sau khi xử lý phần hoại tử, vết thương cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách bao gồm các bước sau:
Bước 1: Rửa vết thương
Đây là bước đầu tiên quan trọng khi xử lý vết thương hở. Dù là vết thương do tai nạn hay do các vết lở loét cũng không thể thiếu bước xử lý này. Xem xét kỹ vết thương nếu có dị vật, bùn đất cần được loại bỏ đầu tiên.
Sau đó sử dụng nước muối sinh lý và bông để thấm vào vết thương, lau sạch bề mặt và các vùng xung quanh. Nếu có nhiều vết thương thì khi rửa bạn cần tránh dung dịch chảy từ vết thương này sang vết thương khác có thể sẽ gây nhiễm khuẩn chéo cho các vết thương chưa hoại tử.
Bước 2: Sát khuẩn
Bước làm sạch bằng nước muối sẽ giúp vết thương loại bỏ bụi bẩn. Nhưng vi khuẩn tồn tại ở vết thương vẫn chưa được loại bỏ. Bước 2 sát khuẩn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được, giúp hạn chế phát triển các mô hoại tử ở vết thương. Tuy nhiên, sử dụng dung dịch sát khuẩn nào thì bạn cần xin tư vấn từ bác sĩ bởi tùy vào mỗi loại vết thương, mức độ nặng nhẹ sẽ có dung dịch sát khuẩn chuyên dụng nhất định.
Bước 3: Băng vết thương hạn chế tiếp xúc
Phương pháp thông thường sẽ là băng vết thương bằng băng gạc, tuy nhiên đây là phương pháp khá cũ, bộc lộ nhiều nhược điểm: như tốn nhiều thời gian cho việc thay băng nhiều lần trong ngày, khi thay băng thì băng gạc dính vào vết thương gây đau đơn, nhiều khi vô ý băng gạc không được tiệt trùng,… Phương pháp tối ưu hiện này là dùng màng sinh học Nacurgo dạng xịt được nhiều người tin dùng vì đơn giản, tối ưu và khoa học hơn.
Khi xịt Nacurgo vào vết thương chỉ sau 2 đến 3 phút nó sẽ tạo thành một lớp màng màu vàng không thấm nước, ngăn nhiễm khuẩn bảo vệ vết thương và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô và tế bào mới. Đây là giải pháo tối ưu cho những vết thương hở rộng và nông.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 4: Tăng thêm lớp màng bảo vệ
Lớp màng sinh học đầu tiên khi xịt vào sẽ có tác dụng bảo vệ băng vết thương trong khoảng 4 đến 5 giờ sau đó sẽ tự phân hủy sinh học. Việc tiếp theo, rất đơn giản bạn chỉ cần xịt thêm 1 lớp thay thế là có thể yên tâm bảo vệ vết thương trong 4 đến 5 giờ tiếp theo. Trường hợp phải di chuyển xa bạn nên sử dụng một miếng băng gạc mỏng lên lớn bảo vệ Nacurgo. Sau đó có thể tháo băng dễ dàng mà không gây đau đớn.
Chú ý dinh dưỡng và vận động
Ngoài việc xử lý vết thương, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để vết thương mau phục hồi hơn. Bạn có thể lựa chọn ăn những thực phẩm có tính mát, có thể thúc đẩy vết thương mau lành hơn. Đồng thời hạn chế một số thực phẩm không phù hợp có thể gây mưng mủ, đau nhức cho vết thương như: đồ nếp, thịt gà, thịt bò, rau muống, hải sản tanh…
Nacurgo.vn gợi ý một số thực phẩm tốt, thúc đẩy chữa lành vết thương:
- Thực phẩm nhiều đạm như: thịt , trứng, các loại đậu…
- Thực phẩm bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 như: gan, sữa, các loại rau màu xanh đậm có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo máu, giúp vết thương mau lành hơn
- Thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E giúp tái tạo mô vết thương, giúp vết thương mau lành hơn đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể để hạn chế nhiễm trùng vào vết thương
Ngoài vấn đề dinh dưỡng bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học để cơ thể có thể tái phục hồi sản sinh tế bào mới, mô để làm lành vết thương nhanh hơn. Lời khuyên cho bạn đó là đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tuyệt đối không vận động mạnh, thời gian đầu có thể hạn chế đi lại để đảm bảo vết thương được nghỉ ngơi, hồi phục. Đồng thời việc hạn chế đi lại cũng giúp vết thương tránh va chạm, tránh tiếp xúc với tác nhân bên ngoài như khói, bụi…
Theo dõi vết thương lành lại
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước chăm sóc vết thương thì công việc cuối cùng bạn cần làm là theo dõi vết thương, xem xét sự tiến triển phục hồi để có biện pháp kịp thời xử lý. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của hoại tử trên vết thương bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị chuyên sâu, kết hợp thuốc kháng sinh nếu cần. Bởi vết thương khi chuyển hoại tử lại thì khả năng sẽ ăn sâu và nguy hiểm hơn so với lần đầu.
Trên đây là những giải đáp cần thiết cho thắc mắc của Thế Bảo. Chúc bạn sớm bình phục vết thương trên đầu gối của mình nhé.
☛ Có thể bạn quan tâm: Hoại tử đau không, giảm đau bằng cách nào?