Rửa vết thương sau mổ là một bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc hậu phẫu. Vậy, có những loại dung dịch rửa vết thương sau mổ nào, nên rửa vết thương khâu bằng gì? Đây là câu hỏi đang nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Để giải đáp thắc mắc đó, Nacurgo.vn mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích về quy trình thay băng, rửa vết thương đúng cách và một số loại dung dịch thường được sử dụng để rửa vết khâu mổ.
Mục lục
Nên rửa vết thương sau mổ bằng gì?
Có rất nhiều người vẫn đang băn khoăn, đắn đo chưa biết nên lựa chọn dung dịch rửa nào sao cho phù hợp vết thương sau mổ mà không gây kích ứng da. Dưới đây là thông tin của một số dung dịch rửa vết mổ đang được dùng phổ biến trên thị trường hiện nay.
Rửa vết thương mổ bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là một dung dịch được dùng khá phổ biến trong các trường hợp súc miệng, nhỏ mắt, nhỏ mũi,… Thành phần chính của dung dịch là muối Natri clorid (NaCl) thường có nồng độ 0,9% (tức là trong 1 lít dung dịch chứa 9g NaCl). Với nồng độ này, nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương có cùng nồng độ, áp suất thẩm thấu với các dịch trong cơ thể. Vì thế, nó dễ dàng đi qua màng tế bào rửa trôi bụi bẩn bám dính trên mắt, mũi hay hầu họng,… mà không hề gây xót.
Nước muối sinh lý được dùng để rửa vết thương sau mổ bởi nó có tác dụng làm sạch, loại bỏ bụi bẩn hiệu quả và an toàn, không làm tổn thương vết mổ. Tuy nhiên, tính sát khuẩn của dung dịch còn thấp nên để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng thì cần phối hợp dùng thêm dung dịch sát khuẩn khác.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chỉ dùng nước muối sinh lý rửa vết thương có được không?
Rửa vết thương khâu bằng dung dịch iod
Dung dịch Iod là dung dịch được dùng để dự phòng và điều trị nhiễm trùng ngoài da như vết thương sau mổ, vết thương hở, vết bỏng,… Iod được biết đến là chất có khả năng oxy hóa mạnh nên tác dụng diệt khuẩn hiệu quả tuy nhiên có thể gây xót. Bởi vậy, trong các sản phẩm sát khuẩn có chứa iod, người ta thường tạo phức hợp giữa iod với chất polyvinyl pyrolidone tạo thành phức hợp tan trong nước, giúp giải phóng iod từ từ và kéo dài tác dụng sát khuẩn.
Mặc dù sử dụng bôi ngoài da nhưng Iod vẫn gây tác động toàn thân bởi nó có thể hấp thu qua da vào máu và thải trừ qua nước tiểu. Trong trường hợp dùng kéo dài, nhiều lần trên vết thương, lượng iod tích lũy trong máu vượt quá mức cho phép và gây tác dụng phụ như nhiễm toan chuyển hóa, giảm chức năng thận, thậm chí gây bệnh lý tuyến giáp, bướu cổ.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều chế phẩm dung dịch Iod với các nồng độ khác nhau 1%, 2,5%, 10% nên mỗi sản phẩm được chỉ định cho trường hợp riêng. Vì thế, người dùng cần thận trọng trước khi sử dụng iod để rửa vết thương, đặc biệt vết thương sau phẫu thuật.
☛ Tham khảo đầy đủ tại bài: Rửa sát trùng vết thương povidine!
Dung dịch rửa vết thương sau mổ Nacurgo hiệu quả, an toàn!
Để khắc phục hạn chế của dung dịch rửa thông thường như gây khô da, làm người bệnh đau, khó chịu do tính sát khuẩn quá mạnh, thì ngày nay, các nhà nghiên cứu đang tập trung hướng đến dòng sản phẩm kháng khuẩn ion. Một cái tên đang ưa chuộng trong thời điểm gần đây là Dung dịch rửa, làm sạch da dư tổn Nacurgo (chai xanh).
Với thành phần chính là dung dịch nước điện hóa chứa chất oxy hóa như HClO*, OH-,… sản phẩm có khả năng diệt khuẩn một cách nhanh chóng đồng thời loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương.
Không chỉ sạch khuẩn, loại bỏ bụi bẩn, Nacurgo là một trong số ít sản phẩm đáp ứng đủ 5 tiêu chí: “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Để có được công dụng tuyệt vời trên, trong bảng thành phần của dung dịch có chứa tinh chất chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên như: lá trầu không, trà xanh, tinh chất nghệ trắng, lô hội,…
☛ Tham khảo chi tiết về sản phẩm tại: Dung dịch rửa làm sạch vùng da Nacurgo
Như vậy, với sự trợ giúp của dung dịch Nacurgo, vết mổ của bạn không những được sạch khuẩn mà luôn cân bằng độ ẩm thích hợp, loại bỏ mùi khó chịu và đồng thời thúc đẩy quá trình liền thương diễn ra nhanh hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Không nên rửa vết thương khâu, mổ bằng gì?
Không dùng nước oxy già rửa vết mổ
Sau khi mổ, vết thương do bị mất quá nhiều máu nên rất dễ nhạy cảm. Vì thế bạn tuyệt đối không nên dùng nước rửa có tính sát khuẩn cao như nước oxy già (hay còn gọi là hydrogen peroxide). Bởi nước oxy già có chứa chất H202 – chất có tính oxy hóa mạnh nên khi dùng rửa vết thương, nó làm tổn thương, gây hại đến vùng da khỏe mạnh xung quanh đồng thời làm chậm quá trình hình thành mao mạch, mô tế bào mới khiến vết mổ lâu lành hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hiểm họa khi rửa vết thương bằng oxy già sai cách!
Tránh dùng cồn 90 độ rửa vết khâu mổ
Một dung dịch bạn cần thận trọng khi dùng rửa vết khâu mổ là cồn 90 độ. Từ trước đến nay, cồn được biết đến với tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm cho vết thương hiệu quả. Tuy nhiên đối với vết thương lớn, sâu rộng như vết khâu mổ thì cồn không được khuyến khích dùng cho trường hợp này. Lý do vì nồng độ cồn cao (90 độ) thì tính sát khuẩn của dung dịch cực mạnh, có thể phá hủy tế bào khỏe mạnh, làm gián đoạn quá trình tái tạo và phục hồi các mô và mao mạch ở vết thương.
Như vậy, để đảm bảo an toàn cho vết thương, bạn nên thận trọng trong việc lựa chọn dung dịch rửa và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Rửa vết thương bằng cồn có được không?
Hướng dẫn 3 bước thay băng, rửa vết thương sau mổ đúng cách!
Trước khi rửa, thay băng vết thương, bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh vết mổ khỏi bị nhiễm khuẩn thêm. Cách tốt nhất là nên mang găng tay y tế để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Bước 1: Tháo băng
Thông thường, vết mổ được băng bó bằng băng gạc y tế để bảo vệ vết thương khỏi va chạm, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Bởi vậy, việc thay băng thường xuyên giúp đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ, khô thoáng và nhanh chóng hồi phục.
Sau đó, tiến hành tháo lớp băng cũ một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Không được dùng lực quá mạnh gỡ băng bởi vì có thể kéo theo những mô tế bào vừa mới được hình thành, gây ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương, thậm chí làm chảy máu, gây đau đớn cho người bệnh.
Trong trường hợp băng cũ dính sát vào vết thương, bạn có thể thấm ướt băng bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% rồi từ từ tháo băng cũ.
☛ Thắc mắc của nhiều người: Chỉ dùng nước muối sinh lý sát trùng vết thương được không?
Bước 2: Rửa bằng dung dịch sát khuẩn
Theo khuyến cáo, bạn nên dùng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để vệ sinh vết thương sau mổ. Bởi các dung dịch đó có khả năng loại bỏ bụi bẩn, ngừa khuẩn một cách tối đa đồng thời bổ sung một số hoạt chất đẩy nhanh quá trình lành thương. Tùy từng vết thương mà sẽ có kỹ thuật rửa nhất định.
Đối với vết mổ khâu: Bạn dùng bông sạch thấm dung dịch rửa. Sau đó dùng kẹp để kẹp bông vừa thấm dịch và lau theo đường thẳng song song vết khâu theo nguyên tắc từ đỉnh đến đáy và từ trong ra ngoài. Chú ý rửa vết thương theo một chiều từ nơi sạch đến nơi ít sạch và sử dụng bông gạc cho mỗi lần lau theo chiều từ trên xuống.
Đối với vết mổ không khâu: Người thực hiện cần rửa cả bên trong lẫn bên ngoài vết thương nhằm đảm bảo vô khuẩn đồng thời loại bỏ mô chết, dịch tiết từ vết thương. Muốn rửa bên trong vết thương thì bạn thực hiện rửa từ trong ra ngoài rìa, không cố dùng lực rửa sâu vì có thể làm vết mổ mới bị rách.
Còn đối với vùng da xung quanh vết thương sau mổ nói chung, vệ sinh theo nguyên tắc như khi rửa bên trong vết thương và đảm bảo độ rộng khoảng 5cm. Nếu bên trong vết mổ có nhiều dịch thì có thể dùng gạc miếng để làm khô, thấm bớt dịch.
Bước 3: Thay băng mới cho vết mổ
Dùng băng gạc sạch đặt lên vùng vết thương và đảm bảo mặt băng tiếp xúc với vết thương luôn được sạch khuẩn. Sau đó, tiến hành băng bó với thao tác nhanh, dứt khoát và tránh vết mổ tiếp xúc không khí quá lâu. Yêu cầu băng cần phải kín, che phủ vết thương và độ rộng khoảng 3 – 5 cm ra phía ngoài vết mổ. Cố định băng cho người bệnh bằng băng keo hoặc nút thắt sao cho băng có độ co giãn nhất định, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Để khắc phục hạn chế đó, Nacurgo màng sinh học đã mang đến người dùng giải pháp ưu việt, dễ dàng trong việc băng bó vết thương sau khâu, mổ. Nhờ áp dụng công nghệ y học tiên tiến, sản phẩm tạo lớp Polyesteramide có khả năng bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn, tác nhân gây hại từ môi trường. Đồng thời nó có tính chống thấm nước cao và độ tương thích với da người nên ít gây kích ứng, mẩn ngứa.
Bên cạnh đó, trong màng sinh học còn bổ sung một số dưỡng chất từ tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt; đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo mô, liền vết thương và ngăn ngừa sẹo, thâm nám.
Với thiết kế dạng xịt tiện lợi, người dùng có thể dễ dàng có được lớp dung dịch bao phủ bảo vệ vết khâu, mổ. Sau vài giây, lớp dịch khô lại, tạo thành lớp màng có thể duy trì 4-5 giờ và tự phân hủy. Sau thời gian này, bạn cần lặp lại thao tác xịt để vết thương được bảo vệ một cách tối ưu nhất. Có thể kết hợp với một lớp gạc mỏng nếu vết thương chảy nhiều dịch.
Sự khác biệt lớn giữa màng sinh học Nacurgo với băng gạc cổ điển là nó giúp bạn không phải lo lắng cảm giác đau đớn mỗi khi thay băng, ngược lại khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu. Đồng thời, băng vết thương bằng Nacurgo thúc đẩy quá trình phục hồi vết mổ nhanh gấp 3 – 5 lần so với thông thường!
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo màng sinh học và Nacurgo dung dịch rửa vết thương ở các hiệu thuốc trên toàn quốc.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Lưu ý khi rửa vết thương sau mổ tại nhà!
Trong quá trình rửa vết thương sau mổ tại nhà, ngoài thực hiện đúng kỹ thuật rửa thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trước khi chạm vào vết mổ, bạn cần đảm bảo mọi thứ, dung cụ rửa liên quan đều được vô trùng cẩn thận như tay, kẹp, băng gạc,… nhằm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết thương.
- Cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn, các bước rửa vết mổ của bác sĩ.
- Thường xuyên theo dõi tiến triển của vết mổ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng vết thương như sưng tấy, nóng đỏ, tăng tiết chảy dịch, mưng mủ, thậm chí sốt cao thì cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
- Luôn giữ vết mổ khô thoáng, sạch sẽ. Tuyệt đối không tùy ý sử dụng các loại thuốc hay bài thuốc dân gian khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn có thể lựa chọn được cho mình dung dịch rửa vết mổ phù hợp và chăm sóc vết thương sau khâu, mổ đúng cách. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn thêm thì bạn liên hệ ngay đến đường dây nóng 1800.6626 để các chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất!
Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/15709-incision-care
https://www.webmd.com/first-aid/surgical-wound-care