Khi có vết thương hở trên da, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến cách dùng nước muối để rửa và sát trùng vết thương. Nhiều quan điểm cho rằng nước muối có khả năng diệt khuẩn, do đó chỉ dùng nước muối khi có tổn thương da là đủ. Quan điểm này là đúng hay sai, nước muối liệu có thần kỳ như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
☛ Tham khảo trước: Hướng dẫn lựa chọn dung dịch rửa vết thương tốt nhất
Mục lục
Nước muối sinh lý là gì?
Nước muối sinh lý hay còn có tên gọi khoa học là natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%). Đây là hỗn hợp giữa nước và muối tinh khiết được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết. Nước muối sinh lý là một dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.
Về cơ bản nước muối sinh lý được chia làm 2 loại:
- Loại 1: Dùng để tẩy rửa vết thương ngoài da, nhỏ mắt, làm sạch khoang mũi, không tai, súc miệng – họng,…
- Loại 2: Dùng để tiêm truyền vào tĩnh mạch trong cơ thể (dân gian còn gọi là truyền nước biển). Khác với nước muối sinh lý dùng bên ngoài, nước muối để truyền vào trong cơ thể cần trải qua một quy trình khắt khe: chưng cất, điều chế, bảo quản trong môi trường hoàn toàn vô trùng. Ngoài ra, nước muối sinh lý cũng được tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Cả hai phân loại trên của nước muối sinh lý đều an toàn nên được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và y tế. Ngoài ra, dung dịch này cũng sử dụng được cho mọi đối tượng và lứa tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai.
Tác dụng của nước muối sinh lý
Tuy không phải là thuốc chữa bệnh, xong nước muối sinh lý đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Dưới đây là một số tác dụng của nước muối sinh lý bao gồm:
- Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt: Dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt hàng ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối giúp làm trôi bụi bẩn, mầm bệnh, ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ, cải thiện tình trạng mỏi, khô và nhức mắt. Nước muối sinh lý dành riêng cho mắt là loại có biểu tượng cho mắt trên nhãn chai. Không sử dụng nước muối súc miệng để nhỏ mắt.
- Dùng nước muối sinh lý để nhỏ tai: Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm ráy tai trước khi loại bỏ chúng bằng nhíp. Trường hợp tai không bị bẩn, bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt, sau 1-2 phút thì dốc ngược lại cho nước muối chảy ra ngoài. Như vậy, nước muối sinh lý được dùng để nhỏ tai sẽ làm sạch tai vô cùng hiệu quả, ngoài ra còn giúp tai đỡ bị ù giảm thính giác.
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng: Vệ sinh mũi họng bằng muối sinh lý đã được cha ông ta áp dụng từ thời xa xưa bằng cách xúc miệng đơn giản với nước muối. Cách này làm bong đi lớp vảy khô cứng bám ở thành niêm mạc cánh mũi (hay còn gọi là vảy mũi), rửa trôi chất nhầy trong mũi và họng.
- Dùng nước muối sinh lý để súc miệng: Đối với việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối giúp bạn hạn chế các vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó giảm nguy cơ mắc viêm họng, vệ sinh răng miệng cũng được đảm bảo hơn.
- Dùng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương: Nước muối sinh lý thường được dùng để rửa sạch vết thương, loại bỏ bụi bẩn, dị vật dính trên miệng vết thương. Tuy nhiên dung dịch này không có tác dụng sát khuẩn.
- Dùng nước muối sinh lý cho da mụn: Phương pháp rửa mặt bằng nước muối sinh lý là phương pháp được bác sĩ da liễu khuyên dùng khi da nổi mụn. Nước muối sinh lý có khả năng kiềm dầu và tẩy tế bào chết, làm da được sạch sẽ và lỗ chân lông được thông thoáng. Mụn sẽ không thể phát triển khi bạn có một làn da sạch.
- Dùng nước muối sinh lý làm dịch tiêm truyền: Nước muối sinh lý sử dụng để tiêm truyền vào cơ thể có yêu cầu rất khắt khe về mức độ an toàn. Do đó, không phải loại nước muối sinh lý nào cũng được dùng để tiêm truyền vào tĩnh mạch. Ngoài ra, việc tiêm truyền cần được thực hiện bởi nhân viên y tế.
Cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý
Như đã trình bày ở trên, mặc dù nước muối sinh lý không thể sát trùng hoàn toàn cho những vết thương hở lớn, nhưng dung dịch này vẫn có tác dụng loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt vết thương. Do đó, nước muối sinh lý vẫn được đánh giá là giải pháp sơ cứu bước đầu hiệu quả trước khi sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
Để đạt được hiểu quả tốt nhất, bạn cần biết cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý như thế nào là đúng và an toàn:
- Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý 0,9% và băng gạc sạch vô trùng
- Bước 2: Cố định vị trí có vết thương, sau đó sử dụng nước muối sinh lý đổ trực tiếp lên vùng da bị thương theo chiều từ trong ra ngoài để loại bỏ bụi bẩn, tế bào da chết, máu mủ.
- Bước 3: Kết hợp sát trùng đặc hiệu theo yêu cầu của bác sĩ cho các vết thương hở sâu, chảy nhiều màu. Đối với những vết thương nhẹ như trầy xước, vết đứt tay thì chỉ cần dùng nước muối sinh lý là đủ.
- Bước 4: Cuối cùng dùng băng gạc đã sát trùng để thấm khô vết thương và băng bó nếu cần thiết.
Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa sát trùng vết thương
Một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa, sát trùng cho vết thương hở:
- Lựa chọn nước muối sinh lý có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Khi tìm mua nước muối sinh lý, bạn cần chú ý đến hạn sử dụng, đặc biệt là công dụng của loại nước muối đó dùng để làm gì.
- Không nên tự ý pha chế nước muối để rửa cho vết thương. Bởi nếu nồng độ không đúng có thể gây xót, nhiễm trùng cho vết thương, đặc biệt là những vết thương hở sâu.
- Không dùng nước muối sinh lý có tác dụng nhỏ mắc, súc miệng cho vết thương hở và ngược lại.
- Nước muối sinh lý chỉ hỗ trợ làm sạch vết thương, không có tác dụng sát khuẩn. Do đó, chỉ sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương là không đủ, đặc biệt là nhưng vết thương hở lớn, ăn sâu vào da. Một số vết thương hở nhẹ có thể tự khỏi khi biết cách sử dụng nước muối an toàn và có một sức đề kháng khỏe mạnh
☛ Tìm hiểu thêm: Nên rửa vết thương ngày mấy lần?
Chỉ dùng nước muối sinh lý để rửa sát khuẩn vết thương đã đủ chưa?
Khi bạn có vết thương trên da, nhiều người chỉ sát trùng vết thương bằng nước muối bởi họ cho rằng nước muối là đủ để làm sạch, đảm bảo cho vết thương không còn nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhưng thực tế liệu có phải như vậy.
Để tìm hiểu vấn đề này, trước tiên chúng ta cần hiểu rằng một khi trên da xuất hiện vết thương hở, vi khuẩn có thể xâm nhập vào gây nhiễm trùng. Hầu hết các vi khuẩn đều có một lớp màng bao quanh gọi là Biofilm, lớp màng này có tác dụng bảo vệ vi khuẩn, cản trở thuốc hay bất cứ dung dịch có tính sát khuẩn nào tấn công. Do đó, vi khuẩn bền vững và khó tiêu diệt hơn.
Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ thấp tương đương với nồng độ của dịch cơ thể gồm máu, nước mắt. Vì vậy khả năng sát trùng của nước muối là khá yếu, chúng không đủ để loại bỏ được màng Biofilm của vi khuẩn. Với những vết thương nhỏ, nông, miệng vết thương tương đối sạch, bạn có thể chỉ rửa bằng nước muối sinh lý mà không cần sử dụng các dung dịch sát khuẩn khác. Tuy nhiên, đối với những vết thương hở lớn, có nguy cơ nhiễm trùng cao thì việc rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lý không thể loại bỏ được hết nguy cơ nhiễm trùng.
Có không ít người lầm tưởng công dụng của nước muối sinh lý là sát khuẩn vết thương. Tuy nhiên, thông tin “Nước muối sinh lý sát trùng vết thương có nồng độ 0,9%” là không đúng. Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức, nước muối sinh lý (Nacl có nồng độ 0.9%) chỉ có công dụng làm sạch, loại bỏ bụi bẩn khỏi vết thương, không gây đau xót chứ không có tác dụng sát khuẩn. Do vậy, chỉ sử dụng nước muối để sát khuẩn vết thương là chưa đủ. Thay vào đó bạn cần sử dụng thêm 1 dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cho vết thương hở mới đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
Rửa kết hợp sát trùng vết thương 2 trong 1 với Nacurgo dung dịch rửa.
Phần lớn các loại dung dịch rửa vết thương trên thị trường hiện nay đề không có tác dụng loại bỏ được màng biofilm này. Vì thế, tìm ra được một sản phẩm đủ độ mạnh như vậy là trăn trở của nhiều người. Hiểu được những khó khăn này, Newtech Pharm đã cho ra đời dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo khiến cho việc chăm sóc vết thương trở nên dễ dàng hơn.
Làm sạch vùng da bị tổn thương là bước quan trọng nhất. Tuy nhiên, sạch bụi bẩn và vi khuẩn là chưa đủ, một dung dịch rửa da hư tổn chuyên dụng cần đáp ứng đủ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHÂY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Để làm được điều này, mỗi thành phần trong dung dịch sẽ có một vai trò riêng để rửa và làm sạch vết thương, cụ thể:
- Dung dịch nước điện hóa có chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO, ClO giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng bằng cách tác động và loại bỏ màng Biofilm của chúng. Từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương.
- Chiết xuất trà xanh chứa các Polyphenols với hàm lượng cao, có tác dụng ngăn cản sự sản sinh ra các gốc tự do, từ đó giúp kháng viêm, diệt khuẩn.
- Chiết xuất lá trầu không chứa các dẫn xuất của phenol có hoạt tính kháng sinh mạnh giúp diệt khuẩn, loại bỏ vi trùng, mầm bệnh. Ngoài ra hợp chất này còn ức chế được nhiều chủng vi khuẩn, có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm khác nhau.
- Tinh dầu bạc hà và tinh dầu tràm trà đều có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau mạnh mẽ, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của vết thương hở. Ngoài ra, hai tinh dầu này còn có mùi thơm dịu nhẹ, từ đó khử mùi tốt cho các vết thương hoại tử.
- Chiết xuất từ lá lô hội chứa nhiều acid amin và các vitamin giúp cân bằng độ ẩm, làm mát, làm dịu các vết thương.
- Tinh chất nghệ trắng được bào chế dưới dạng nano không chỉ giúp chống viêm mạnh mẽ mà còn thúc đẩy tổn thương da nhanh chóng phục hồi, tái tạo da một cách tự nhiên, hạn chế thâm sẹo để lại.
Cách sử dụng dung dịch làm sạch tổn thương da Nacurgo cũng rất đơn giản:
- Đầu tiên, bạn tưới dung dịch Nacurgo lên vết thương để làm tan rã và làm sạch chất nhầy, loại bỏ được bụi bẩn, các tế bào chết bám trên miệng vết thương
- Đối với các tế bào da chế, chất nhầy hay bụi bẩn cứng đầu, bạn có thể kết hợp dùng thêm băng gạc sạch hoặc một chiếc nhíp đã được khử trùng để loại bỏ chúng.
- Đối với những vết thương hở trên da mặt, đặc biệt là những vết thương hở do mụn phải dùng bông để thấm cung dịch Nacurgo, sau đó lau sạch nhẹ nhàng, không tưới trực tiếp lên da mặt.
- Nên rửa vùng da bị thương 1 lần/ngày.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN DUNG DỊCH RỬA NACURGO UY TÍN
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Hướng dẫn chăm sóc vết thương đúng cách
Để vết thương hở mau lành, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh cần biết chăm sóc một cách hợp lí. Dưới đây là quy trình các bước bạn cần làm khi xuất hiện vết thương hở.
Bước 1: Rửa làm sạch vết thương với Nacurgo chai xanh
Việc vệ sinh vết thương là điều đầu tiên cần làm trong quá trình điều trị nhiễm trùng vết thương hở để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong ổ viêm nhiễm. Với những vết thương nhỏ như trầy xước, đứt tay nhẹ thì bạn có thể dùng nước muối sinh lí để rửa vùng da bị thương. Tuy nhiên tổn thương da là những vết thương lớn, mức độ xâm lấn sâu vào các mô dưới da gây nghiêm trọng thì vệ sinh bằng nước muối là chưa đủ. Bạn nên rửa vết thương bằng dung dịch làm sạch Nacurgo để vừa tiêu diệt được vi khuẩn, vừa loại bỏ được bụi bẩn, các tế bào chết, loại bỏ dịch nhầy trên bề mặt vết thương đồng thời khử mùi tốt.
Ngoài ra, nếu như vết thương hở của bạn có mủ xanh vàng, vảy da chết hay các mô hoại tử thì cần loại bỏ chúng trước khi thực hiện rửa vết thương. Sử dụng một chiếc nhíp sạch đã được khử trùng sạch sẽ để gắp bỏ chúng, từ đó dung dịch Nacurgo sẽ thấm vào vết vết thương và phát huy tác dụng làm sạch tốt hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN DUNG DỊCH RỬA NACURGO UY TÍN
Bước 2: Băng vết thương bằng xịt Nacurgo
Sau khi vết thương đã được rửa sạch thì cần băng bó cẩn thận nhằm ngăn cản vi khuẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập lại. Thông thương các vết thương hở muốn nhanh lành thì phải cần một không gian thoáng đãng. Trong khi nếu sử dụng các biện pháp băng bó truyền thống thống bằng gạc sẽ gây bí bách, ẩm thấp cho vùng da bị thương. Dựa trên cơ sở đó, thay vì sử dụng băng gạc thông thường thì bạn có thể thay thế bằng dung dịch xịt Nacurgo giúp bảo vệ vết thương.
Mặc dù đã sát khuẩn, xong vết thương vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng lại bởi vi khuẩn từ bên ngoài môi trường nếu không được băng bó cẩn thận. Vì vậy, để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng lại đồng thời thúc đẩy vết thương lành nhanh hơn, bạn cần lưu ý việc băng bó vết thương cẩn thận.
Nacurgo màng sinh học với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết thương hở.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng – là một biện pháp thay thế hoàn hảo cho cách băng vết thương truyền thống khi nó vừa che phủ được vết thương nhưng lại không gây bí bách. Ngược lại vẫn được thông thoáng, từ đó làm tăng khả năng phục hồi tình trạng nhiễm trùng vết thương hở. Ngoài ra, màng sinh học Polyesteramide còn có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng, hạn chế được những đau đớn khi người bệnh phải thay băng gạc. Bạn chỉ cần xịt một lớp màng mới lên vết thương sau khi lớp màn cũ tự phân hủy, đảm bảo cho vết thương được bảo vệ an toàn.
Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bảo, từ đó thúc đẩy vết thương hở nhanh lành hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TIM NHÀ THUỐC BÁN BỘ SẢN PHẨM NACURGO CHÍNH HÃNG
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Như vậy, trong quá trình chăm sóc vết thương hở, chỉ sử dụng nước muối sinh lý là không đủ. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc “Chỉ dùng nước muối sinh lý sát trùng rửa vết thương có được không?”. Tốt nhất để bảo vệ cho vết thương hở khỏi nguy cơ nhiễm trùng, thúc đẩy vết thương mau lành, bạn cần lựa chọn các sản phẩm dung dịch làm sạch và sát khuẩn tốt. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 6626 để được giải đáp cụ thể.
Thanh Sơn đã bình luận
Nếu tôi bị một vết thương nhỏ, trầy xước nhẹ thì chỉ cần rửa, sát khuẩn với nước muối sinh lý có được không?
adminsub đã bình luận
Bài viết liên quan
Hướng dẫn rửa vết thương hở đúng cách tại nhà!
Rửa vết thương áp xe tại nhà sao cho đúng?
Rửa vết thương bằng Povidine (thuốc đỏ) có tốt không?
Có nên rửa vết thương bằng xà phòng hay không?
Rửa vết thương bằng cồn có thực sự hiệu quả? Cần lưu ý gì?
Câu hỏi thường gặp