Rửa vết thương bằng cồn là cách làm được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc điều trị vết thương. Tuy nhiên, với tính sát khuẩn mạnh thì liệu đây có thực sự là dung dịch đem lại hiệu quả tốt trong việc làm sạch vết thương ngoài da, đặc biệt là các vết thương sâu? Bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về các loại cồn được sử dụng trong chăm sóc vết thương và những lưu ý khi sử dụng chúng.
Mục lục
Tầm quan trọng của việc rửa vết thương
Khi xuất hiện các vết thương ngoài da, đặc biệt là các vết thương hở, “lỗ hổng” này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm,… Vì vậy, việc rửa vết thương ngay sau khi bị thương có vai trò rất quan trọng.
Rửa vết thương giúp làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn, mảng da hoại tử,… ngăn ngừa nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nâng cao chất lượng điều trị và rút ngắn thời gian hồi phục. Việc rửa vết thương có đem lại hiệu quả tốt trong điều trị vết thương ngoài da hay không phụ thuộc phần lớn vào bản chất dung dịch rửa vết thương và sự tác động áp lực lên vết thương đó.
Một trong số các loại dung dịch rửa, sát trùng vết thương ngoài da được sử dụng phổ biến trong y tế là dung dịch cồn.
☛ Tham khảo thêm: Cách lựa chọn dung dịch rửa vết thương tốt nhất
Rửa vết thương bằng cồn có những loại nào? Ưu nhược điểm!
Cồn y tế rửa vết thương
Cồn y tế là dung dịch được sử dụng rộng rãi trong sát trùng vết thương mà bạn có thể dễ dàng mua tại bất kỳ nhà thuốc nào với mức giá vô cùng rẻ.
Cồn y tế có bản chất là dung dịch ethanol 70 độ. Nó có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn, vi nấm, virus theo cơ chế phá hủy màng tế bào của các vi sinh vật và làm biến tính protein vi khuẩn. Đối với vùng da lành, cồn y tế được xem là dung dịch lý tưởng dùng để sát khuẩn trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc các thủ thuật (tiêm, chích,…). Ngoài ra, dung dịch cồn còn giúp sát trùng các dụng cụ y tế trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, sử dụng cồn y tế rửa vết thương có một số nhược điểm sau:
- Đối với các vết thương hở, mặc dù bạn vẫn có thể sử dụng cồn (70 độ) để rửa vết thương nhưng bên cạnh việc tiêu diệt các vi khuẩn, cồn cũng tiêu diệt luôn các tế bào máu (bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu,…), thậm chí là các tế bào lành làm cho quá trình hồi phục tổn thương kéo dài hơn.
- Cồn nồng độ cao có thể vô tình tạo ra một lớp vỏ bảo vệ vi khuẩn tránh tác dụng của cồn, làm giảm hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.
- Cồn nồng độ cao (lớn hơn 70 độ) có tính chất dễ bay hơi nên cũng làm giảm hiệu quả sát trùng.
- Cồn nói chung hay một số dung dịch có tính sát khuẩn mạnh như nước oxy già có khả năng gây bào mòn da, bạn có thể cảm thấy đau xót khi sử dụng các loại dung dịch sát trùng này.
Cồn iod rửa vết thương
Cồn iod là một hỗn hợp gồm có các thành phần là cồn, iod, kali iodid. Cồn iod nói riêng và các chế phẩm chứa iod nói chung được sử dụng trong sát khuẩn vết thương vì iod là chất oxy hóa mạnh, có khả năng làm kết tủa protein vi khuẩn, virus và một số loài nấm.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên rằng, bạn không nên lạm dụng cồn iod để sát khuẩn vết thương.
Trong hỗn hợp cồn iod, nồng độ cồn thường rất thấp (5%), chỉ đủ để hòa tan iod, còn lại là các chất chứa iod. Vì vậy, cồn iod là chất sát khuẩn rất mạnh. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của cồn iod. Chính vì tính sát trùng mạnh nên cồn iod có thể gây kích ứng da, đau xót khi sử dụng, thậm chí là phá hủy các tế bào da lành làm kéo dài thời gian hồi phục tổn thương dẫn đến nguy cơ để lại sẹo sau hồi phục là rất cao.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng cồn iod đối với các vết thương trên vùng da mặt, cơ địa mẫn cảm với iod, không dùng sát trùng cho các vết thương hở sâu.
Cồn rửa vết thương màu vàng (Cồn đỏ Povidone)
Cồn đỏ Povidone (hay còn gọi là cồn rửa vết thương màu vàng) là phức hợp giữa iod và polyvinylpyrrolidone. Dung dịch Povidon iod chứa hàm lượng iod khoảng 9 – 12%, có tác dụng khử khuẩn, kháng khuẩn các vết thương, vết loét (có thể dùng cho các vết thương hở sâu) nhờ cơ chế giải phóng iod từ từ làm cho độc tính giảm bớt so với các thuốc chứa iod ở dạng tự do.
Mặc dù ít độc hơn nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên dùng Povidone nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Một số trường hợp kích ứng da sau khi sử dụng Povidone (do cơ địa mẫn cảm với iod) nên bạn cần lưu ý trước khi sử dụng.
Những lưu ý khi rửa vết thương bằng cồn
Khi sử dụng cồn rửa vết thương, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Cần thoa đều cồn lên vùng da cần sát khuẩn, để yên khoảng 30s. Cồn rất dễ bay hơi nên bạn chỉ cần để khô tự nhiên và không cần rửa lại bằng nước.
- Tuyệt đối không được uống cồn y tế.
- Khi rửa vết thương trên mặt bằng cồn, cần tránh để cồn bắn vào mắt. Nếu không may để cồn dính vào mắt, bạn cần rửa ngay với nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn kịp thời.
- Cần bảo quản cồn cẩn thận, tránh xa ngọn lửa và nơi có nhiệt độ cao do cồn dễ bay hơi và dễ cháy.
- Không sử dụng cồn rửa vết thương ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cồn.
☛ Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách rửa vết thương đúng?
Dung dịch rửa Nacurgo – giải pháp thay thế cồn trong vệ sinh vết thương!
Như đã phân tích ở trên, mặc dù cồn là dung dịch sát khuẩn vết thương được dùng phổ biến nhưng cũng có không ít nhược điểm đó là gây kích ứng da, tác dụng sát khuẩn ngắn. Đặc biệt, cồn có thể làm tổn thương các tế bào lành làm kéo dài thời gian hồi phục vết thương và nguy cơ để lại sẹo khá cao. Vì vậy, đối với các vết thương hở, bạn nên sử dụng một giải pháp thay thế cồn trong làm sạch vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng. Đó chính là dung dịch rửa Nacurgo, đáp ứng đủ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.
Dung dịch rửa Nacurgo là sự kết hợp hoàn hảo của các tinh chất thiên nhiên với các hợp chất hóa học mang lại hiệu quả cao trong việc làm sạch vết thương, đó là:
✔️ Dung dịch điện hóa: Có khả năng xuyên qua màng tế bào vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp protein, lipid và acid nucleic vi khuẩn giúp tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, dung dịch điện hóa còn có tác dụng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn tạo ra, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy trên bề mặt vết thương.
✔️ Chiết xuất lá trầu không: Lá trầu không đã được biết đến từ lâu với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và có tính kháng sinh mạnh thường dùng trong rửa vết thương ngoài da; đặc biệt là có tác dụng kháng một số loài nấm gây bệnh trên da.
✔️ Chiết xuất trà xanh: Trà xanh có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nhờ ức chế sự sản sinh các gốc tự do, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo, hồi phục tổn thương và làm mờ sẹo hiệu quả.
✔️ Chiết xuất lô hội: Lô hội có tác dụng làm dịu vết thương, giảm sưng viêm, cung cấp độ ẩm cần thiết giúp thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.
✔️ Tinh dầu bạc hà và tràm trà: Có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn. Đồng thời, thành phần tinh dầu có tác dụng tạo mùi hương dịu nhẹ giúp khử mùi hiệu quả tại vùng da tổn thương.
✔️ Tinh chất nghệ trắng: Tinh chất nghệ trắng được bào chế với kích thước siêu nhỏ (cỡ nano) không chỉ thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi mà còn giúp hạn chế thâm nám, làm mờ sẹo sau khi hồi phục.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Bạn có thể sử dụng dung dịch rửa Nacurgo (chai xanh) cho những vết thương ngoài da như vết thương hở (trầy xước, côn trùng cắn, bỏng, sau phẫu thuật,…), các vết loét (do tì đè, do tiểu đường,…), mụn mủ, viêm nhiễm ngoài da do vi khuẩn, virus.
Cách sử dụng vô cùng đơn giản bằng cách tưới dung dịch trực tiếp lên vùng da tổn thương, có thể sử dụng kết hợp với một miếng gạc sạch để lau đi những tế bào da chết hoặc bụi bẩn bám trên da. Thực hiện 1 lần/ngày đến khi vết thương lành hẳn.
Lưu ý: Không tưới trực tiếp dung dịch rửa Nacurgo lên mặt. Đối với các vết thương ở mặt hoặc các nốt mụn, bạn chỉ nên sử dụng bông thấm dung dịch rồi lau nhẹ nhàng lên vết thương. Sau khi rửa sạch vết thương với Nacurgo chai xanh nên băng vết thương bằng công nghệ màng sinh học Nacurgo dạng xịt (chai vàng) để bảo vệ và thúc đẩy vết thương mau lành.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo tại các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chăm sóc vết thương ngoài da, đặc biệt là khi dùng cồn rửa vết thương ngoài da. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn thêm về dung dịch rửa Nacurgo, hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài 1800.6626 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn, giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/co-nen-dung-con-de-sat-khuan-vet-thuong-ho-n115398.html
https://suckhoedoisong.vn/co-nen-su-dung-oxy-gia-va-con-iod-de-sat-khuan-vet-thuong-n170991.html
https://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/why-you-should-not-use-alcohol-to-clean-wounds-b1016-441713/