“Bị bỏng dầu ăn nên kiêng ăn gì để mau lành?” là câu hỏi được nhiều chị em nội trợ quan tâm. Nhận thấy được tầm quan trọng của dinh dưỡng trong quá trình lành vết bỏng, Nacurgo xin gửi tới bạn đọc câu trả lời cho vấn đề này!
☛ Tham khảo trước: Mẹo trị bỏng dầu mỡ tại nhà siêu đơn giản!
Mục lục
Tầm quan trọng của dinh dưỡng với sự lành lại vết bỏng
Bỏng dầu ăn là tai nạn phổ biến trong căn bếp, thường xảy ra với bà nội trợ gia đình hoặc các đầu bếp tại nhà hàng. Cũng giống như tác nhân bỏng nhiệt khác, bỏng do dầu ăn cũng làm tổn thương, đau đớn, phồng rộp trên vùng da tiếp xúc với dầu nóng. Sau sơ cứu bỏng thì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vết bỏng là 2 yếu tố chính quyết định đến quá trình làm lành vết thương.
Theo các chuyên gia bỏng, bệnh nhân bị bỏng nói chung và bỏng dầu ăn nói riêng sẽ cần được cung cấp các nguồn dinh dưỡng đặc biệt. Bởi cơ thể lúc này không chỉ cần năng lượng để chuyển hóa thông thường mà chuyển hóa còn cần ở mức tăng cường. Cơ thể lúc này bắt đầu có những phản ứng dị hóa, phản ứng viêm. Nếu không được cung cấp dinh dưỡng đặc biệt, nguồn năng lượng, protein chuyển hóa sẽ được lấy tại các khối cơ của cơ thể. Điều này dẫn đến hiện tượng sút cân và làm chậm quá trình làm lành vết bỏng hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng chi tiết mà cơ thể người bệnh cần:
- Nhu cầu về năng lượng: cao hơn bình thường, những bệnh nhân bỏng nặng mức nhu cầu này có thể tăng lên thậm chí là 2 đến 3 lần.
- Nhu cầu về đạm: Lượng đạm cần được bù vào tại các khu vực dịch tiết vết bỏng, giúp tạo ra các mô liên kết mói, làm đầy vết thương và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng. Một số nguồn đạm tốt cho người bị bỏng dầu ăn như thịt heo, sữa, …nguồn đạm từ các nguồn thực vật như các loại hạt họ đậu….
- Nhu cầu về chất béo: Chất béo cũng cần thiết bổ sung trong quá trình bị bỏng. Nó giúp cho vết bỏng tăng cường quá trình làm lành các mô, tế bào, kháng viêm, giảm nhiễm trùng…
- Nhu cầu cung cấp vitamin C, vitamin A và khoáng chất: Cung cấp các vitamin và khoáng chất cũng là cách để tăng cường miễn dịch, đồng thời cũng thúc đẩy vết bỏng mau lành hơn…
Bị bỏng dầu ăn nên kiêng ăn gì?
Bị bỏng dầu ăn nhất định phải kiêng những món ăn sau đây:
Kiêng ăn lòng trắng trứng
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về thông tin có nên ăn trứng trong quá trình chăm sóc bỏng dầu ăn. Có ý kiến cho rằng có nên ăn, có ý kiến lại khuyên không nên ăn. Vậy sự thật là gì?
Thực tế trứng là thực phẩm cung cấp nguồn protein khá dồi dào cho cơ thể, phần lòng đỏ trứng còn được nghiên cứu bởi hiệp hội trứng là thành phần cần thiết cho sự phát triển mô, tế bào mới thúc đẩy vết thương mau lành hơn. Tuy nhiên, vấn đề lại đang nằm ở phần lòng trắng trứng. Vết bỏng có nguy cơ kích thích sản sinh quá mức collagen nên gây tình trạng lốm đốm, không đều màu trên da. Tùy vào cơ địa mỗi người mà nó có thể hình thành cả sẹo lồi.
Trong trường hợp này bạn có thể ăn lòng đỏ trứng khi mới bị bỏng để bồi bổ cho cơ thể, tăng khả năng tái tạo mô, tế bào tổn thương do bỏng dầu ăn. Tuyệt đối không ăn lòng trắng trứng nếu không muốn vùng da tái tạo không đều màu và có sẹo lồi bạn nhé.
Kiêng ăn thịt bò
Đánh giá giá trị dinh dưỡng thì thịt bò là thực phẩm tương đối tốt cho sức khỏe thể chất của con người. Tuy nhiên khi bị bỏng dầu ăn, thu nạp thịt bò có thể khiến hình thành sắc tố melannin gây ra sẹo thâm. Đối với chị em thì đây là một cơn ác mộng liên quan đến thẩm mỹ. Vậy chỉ nên ăn thị bò trong thời gian đầu tiên bị bỏng dầu để cung cấp dinh dưỡng, không nên ăn trong giai đoạn vết bỏng lên da non. Không chỉ thịt bò tươi, một số sản phẩm chế biến từ bò như giò bò, huyết bò, xúc xích bò cũng không nên sử dụng trong thời gian này nhé.
☛ Tham khảo chi tiết hơn tại bài: Bị bỏng có nên ăn thịt bò
Bị bỏng dầu ăn nên kiêng đồ nếp, thịt gà
Các món từ đồ nếp trước giờ được khuyến cáo không nên sử dụng khi có vết thương hở bởi nó có chứa nhiều amylopectin. Khi nạp vào cơ thể nó có tính nóng, làm tăng khả năng viêm nhiễm vùng da bị bỏng dầu. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị mưng mủ đau đớn, làm chậm thời gian lành vết thương và hình thành sẹo lồi gấp nhiều lần so với việc không sử dụng. Vì thế các món đồ nếp như xôi, cơm nếp, bánh chưng, bánh giò bạn cần tuyệt đối không ăn khi có vết bỏng trên cơ thể nhé.
Thịt gà là một món ăn thường được sử dụng để ăn kèm với xôi, đồ nếp. Nhưng cũng là thực phẩm nên hạn chế ăn trong quá trình lên da non vì có thể gây ngứa ngáy. Nếu có thể thì chỉ nên ăn 1 lượng vừa đủ, trong thời gian tổn thương ban đầu để cung cấp dinh dưỡng, khi ăn loại bỏ phần da gà và không nên sử dụng nó trong quá trình vết bỏng lên da non.
Kiêng một số loại hải sản gây dị ứng, ngứa
Dù trong hải sản có chứa thành phần lớn canxi và protein nhưng trong hải sản cũng có nhiều chất mà cơ thể con người dị ứng. Một khi xảy ra dị ứng bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy khó chịu, nếu chẳng may gãi có thể khiến vết bỏng thêm trầm trọng hơn. Ngoài ra một số loại hải sản lại kích thích sự hình thành tế bào tại khu vực tổn thương nên có thể gây ra sẹo lồi mất thẩm mỹ. Một khi đã bị sẹo lồi thì việc phục hồi thẩm mỹ sẽ rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức.
☛ Tham khảo thêm: Vết thương hở có nên ăn hải sản không?
Kiêng ăn rau muống để hạn chế sẹo lồi
Rau muống có thể bổ sung chất xơ hoàn hảo cho cơ thể nhưng đó là khi cơ thể bạn hoàn toàn bình thường. Khi bị trầy xước da thì hãy nói không với nó.
Lý do bởi vì trong rau muống các chuyên gia dinh dưỡng tìm thấy có nhiều leucin, madecassol, threonin, lysin, valin, tryptophan và leucin… Những chất này đối với cơ thể rất bổ dưỡng nhưng lại không tốt cho làn da, nhất là khi bị bỏng đầu ăn, dù nhẹ hay nặng nó cũng làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi xấu xí. Điều này đã được minh chứng bởi thực tế lâu đời trên rất nhiều bệnh nhân. Thậm chí rau muống còn được lựa chọn là thực phẩm để xăm trắng, nghĩa là ăn rau muống cho phần sẹo lồi lên, tạo thành hình xăm nổi.
Hạn chế ăn đồ ngọt
Đường và một số thực phẩm chế biến từ đường là nguyên nhân làm chậm quá trình làm lành vết bỏng, thậm chí còn khiến vết bỏng dễ bị sưng viêm và đau đớn hơn. Vì thế, hãy loại bỏ đường ra khỏi chế độ ăn nhé khi bị bỏng để hạn chế nguy cơ này.
Kiêng ăn đồ ăn cay nóng
Khi bị bỏng dầu ăn, ăn các đồ ăn, thực phẩm có tính nóng, cay có thể khiến vết bỏng tiến triển xấu đi, thậm chí là mưng mủ, nhiễm trùng, làm chậm quá trình lành lại của vết bỏng. Một số thực phẩm cay nóng bạn cần kiêng là: đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên, rán, đồ ăn cay từ gừng, tiêu, ớt đều ảnh hưởng không tốt đến vết bỏng.
Thực phẩm nên ăn khi bị bỏng dầu ăn
Dưới đây là những thực phẩm nên bổ sung khi bị bỏng dầu ăn để vết bỏng mau lành hơn:
Thức ăn giàu protein
Bổ sung đầy đủ protein cần thiết sẽ hỗ trợ cho miễn dịch cơ thể làm việc tốt, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, giúp cho vết bỏng chóng lành. Thực phẩm giàu protein có thể bổ sung là thịt lợn nạc, bông cải xanh, đậu hà lan, sữa đậu nành, cá hồi, cá thu…
Thực phẩm có tính mát, giàu vitamin C
Bổ sung vào cơ thể trong thời gian này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp kháng viêm tự nhiên, cung cấp collagen cho vết bỏng mau lên da non. Thực phẩm giàu vitamin C bạn có thể bổ sung: Cam, bưởi, ổi, quýt,…
Thực phẩm giàu kẽm
Bởi kẽm có chức năng phòng ngừa viêm nhiễm, ngăn sưng viêm, kích thích ăn ngon hơn. Một số thực phẩm có thể tham khảo: ngũ cốc nguyên hạt, nấm, tỏi, hạt bí…
Thực phẩm giàu vitamin E
Đây là vitamin có tính oxy hóa cao rất cần cho sự hồi phục cho khu vực bị bỏng dầu. Một số thực phẩm bạn có thể bổ sung là: dưa leo, cà chua, ngũ cốc, ngô hạt…
☛ Tham khảo chi tiết: Bị bỏng ăn gì kiêng gì để mau lành?
Kết hợp sử dụng bộ đôi Nacurgo để bảo vệ phục hồi vết bỏng
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc chăm sóc vết bỏng đúng cách là vô cùng quan trọng và cần thiết. Không chỉ giúp vết bỏng tránh các tác nhân gây hại giảm thiểu nhiễm trùng mà chăm sóc bảo vệ vết bỏng đúng cách còn thúc đẩy vết bỏng mau lành, hạn chế nguy cơ để lại sẹo.
Bộ đôi Nacurgo ra đời giúp cho việc chăm sóc vết bỏng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Dung dịch rửa da tổn thương Nacurgo (chai xanh) được sử dụng trong trường hợp vết bỏng nước bị vỡ trở thành vết thương hở. Dung dịch này sẽ có tác dụng ngừa khuẩn, sạch nhầy, sát khuẩn nhẹ nhàng, mát diu, đảm bảo cho vết bỏng dầu ăn không có nguy cơ nhiễm trùng. Cách sử dụng đơn giản chỉ cần tưới trực tiếp dung dịch rửa Nacurgo lên vết bỏng ngày 1 lần.
➤ Tham khảo chi tiết hơn tại bài: Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo.
Sau khi đã làm sạch, vết bỏng cần được bảo vệ tránh các tác nhân xấu xâm nhập. Đây chính là lúc sử dụng dung dịch xịt Nacurgo – băng vết bỏng bằng màng sinh học (chai vàng). Xịt trực tiếp Nacurgo màng sinh học bao phủ lên toàn bộ vết bỏng, sau một vài giây dung dịch sẽ khô lại tạo thành lớp màng sinh học ngăn vết bỏng tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đồng thời chống nước. Không chỉ giúp bảo vệ vết bỏng, việc băng vết bỏng bằng màng sinh học còn tạo độ thông thoáng giúp vết bỏng mau lành.
Tinh chất trà xanh và tinh nghệ Nano Curcumin ở dạng phân tử siêu nhỏ, dễ dàng thẩm thấu vào da giúp kháng viêm, ngừa sẹo thâm và tái tạo da mới hiệu quả. Đặc biệt tinh chất nghệ và trà xanh được phân bố đều trên lớp màng và giải phóng từ từ, không tương tác với thuốc nên được sử dụng là bước chăm sóc vết bỏng cho đến khi lành lại hoàn toàn.
Màng sinh học sau 4 đến 5 tiếng sẽ tự phân hủy sinh học, lúc này chỉ cần xịt một lớp mới lên. Đây là tính năng ưu việt mang đến sự tiện lợi và khắc phục những hạn chế do băng gạc thông thường có thể gây ra như dính vào vết thương bỏng gây đau đớn và tổn thương nghiêm trọng hơn sau mỗi lần thay băng.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Hy vọng qua bài viết này bạn có thể lên cho mình một thực đơn chi tiết để biết mình nên và kiêng ăn gì khi bị bỏng dầu ăn để hạn chế tối đa sự hình thành sẹo mất thẩm mỹ. Đặc biệt, bạn có thể tham khảo ý kiến, tư vấn từ chuyên gia, bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp, nhất là khi bạn là đối tượng phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ.