Tình trạng vết thương hở bị sưng tấy, đau ngứa và mưng mủ chắc hẳn khiến bạn rất lo lắng? Liệu nó có nguy hiểm hay không và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Nacurgo theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về vết thương hở đang sưng tấy, đau ngứa và mưng mủ!
Mục lục
Nguyên nhân vết thương hở bị sưng, ngứa, mưng mủ là gì?
Vết thương hở bị sưng do đâu?
Khi xuất hiện vết thương ngoài da, ngay lập tức các cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể được kích hoạt được thông qua các giai đoạn viêm, tăng sinh, tạo sẹo. Sưng tấy, nóng đỏ là dấu hiệu xuất hiện sớm ngay sau khi bị thương và là dấu hiệu điển hình của phản ứng viêm.
Khi có tình trạng viêm, ngay lập tức cơ thể huy động các đại thực bào, bạch cầu đến ổ viêm, giải phóng ra các chất trung gian hóa học để tiêu diệt các vi khuẩn, các tác nhân gây hại. Chính các chất hóa học này tác động gián tiếp gây hiện tượng sưng tấy và đau rát.
Theo các quan sát thực nghiệm, thường tình trạng sưng tấy này sẽ biến mất sau 2 – 3 ngày. Đây là cơ chế hồi phục tự nhiên của cơ thể trước các yếu tố gây hại nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vết thương.
Tuy nhiên, nếu sau 4 – 6 ngày, tình trạng sưng tấy vẫn chưa giảm bớt mà còn có chiều hướng đau nhiều hơn thì khả năng cao là vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng. Vết thương có thể chảy mủ đục màu có thể kèm lẫn máu và có mùi rất khó chịu. Tình trạng sưng đau tùy theo mức độ tổn thương, bạn có thể gặp các triệu chứng đi kèm như sốt, đau người, mệt mỏi.
Tại sao vết thương hở bị ngứa?
Bên cạnh cảm giác sưng đau của tình trạng viêm thì kèm đó có cảm giác ngứa râm ran từ bên trong. Vậy vết thương bị ngứa là do đâu?
Thứ nhất, trong giai đoạn viêm của vết thương, khi các bạch cầu, đại thực bào được tập trung đông ở ổ viêm, giải phóng các chất trung gian trong đó có histamin – một chất trung gian hóa học gây ra phản ứng ngứa, dị ứng cho cơ thể.
Thứ hai đó là khi vết thương trong giai đoạn tái tạo, các mạch máu mới được phục hồi trở lại, da trở nên căng, khô hơn dễ dẫn đến cảm giác ngứa ngáy hơn.
Nguyên nhân vết thương hở bị mưng mủ?
Vết thương hở mưng mủ liên quan đến rất nhiều tác nhân như vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng. Điển hình là vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes – hai loại vi khuẩn đặc biệt dễ bị chảy mủ, chúng tiết ra chất độc làm tổn thương mô, tạo mủ.
Trong “trận chiến” giữa hệ miễn dịch của cơ thể và các tác nhân có hại sẽ khiến cho một số bạch cầu trung tính, vi khuẩn, nấm,… và cả các mô xung quanh khu vực bị nhiễm bệnh sẽ chết. Mủ là sự tích tụ của chúng, thường hình thành trong một khoang hoặc khoảng trống. Tùy thuộc vào vị trí vết thương và tác nhân gây nhiễm trùng. Dịch mủ có thể có nhiều màu, bao gồm xanh lá cây, nâu, vàng, nó đôi khi có mùi hôi hoặc cũng có thể không.
☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở!
Vết thương hở bị sưng, ngứa, mưng mủ có nguy hiểm không?
Đối với các vết thương hở bị sưng, ngứa do phản ứng miễn dịch của cơ thể, đáp ứng lại với các tác nhân bất lợi thì bạn đừng quá lo lắng, tình trạng này thường chỉ kéo dài vài ngày sau đó giảm dần trong các ngày tiếp theo.
Ngược lại, nếu triệu chứng sưng đau kéo dài và có nhiều biểu hiện khác thường, đặc biệt ở các bệnh nhân có bệnh lý nền sẵn có thì mức độ nhiễm trùng đã nặng hơn. Đến lúc này bệnh nhân cần đến trung tâm y tế để xử lý sớm. Điều này không chỉ giảm triệu chứng mà còn tránh được những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng máu: đây là loại nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm khi vi khuẩn có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào máu, mức độ nhiễm trùng lan rộng ra. Biến chứng này còn có thể gây ra nguy cơ suy đa tạng và tử vong ở bệnh nhân.
- Hoại tử da: là tình trạng lượng máu cung cấp cho các mô không đủ dẫn đến tổn thương và chết tế bào.
Nói chung, vết thương sưng tấy, chảy mủ là một vấn đề không thể chủ quan vì vi khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng rất nặng nề. Hãy luôn quan sát, theo dõi tiến triển vết thương và chăm sóc vết thương đúng cách để tránh vết thương nguy hiểm nặng.
Điều trị vết thương bị sưng, ngứa, mưng mủ như thế nào?
Nguyên tắc điều trị
Để điều trị vết thương bị sưng ngứa, mưng mủ, tránh tình trạng nhiễm trùng thì trước hết phải biết vết thương là do tác nhân gì gây ra. Có nhiều cách xác định được nguyên nhân gây bệnh như dựa vào các đặc điểm triệu chứng của vết thương, hoặc đến cơ sở y tế để được xét nghiệm mẫu bệnh phẩm là dịch viêm, mủ để tìm chính xác nguyên nhân. Bên cạnh đó, điều trị triệu chứng bệnh như giảm đau, giảm ngứa góp phần nâng cao chất lượng cuốc sống cho người bệnh.
Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn
Với các tác nhân là từ vi khuẩn, các vết thương thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng bôi trực tiếp hoặc uống. Các thuốc kháng sinh beta-lactam, penicillin bán tổng hợp và macrolid,.. có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng.
Chú ý bạn không nên tự ý dùng kháng sinh để tránh xảy ra tình trạng kháng thuốc, vết thương của bạn sẽ không còn thuốc để điều trị và sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Do virus
Đối với các vết thương có nguyên nhân từ virus, bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng virus bằng Acyclovir khi khả năng miễn dịch của bệnh nhân suy yếu. Bên cạnh đó, bệnh nhân tập trung điều trị triệu chứng, tránh làm các mụn nước vỡ.
Do nấm
Với các vết thương do nấm chủ yếu là điều trị tại chỗ và thuốc làm giảm cảm giác gây ngứa ngáy. Thuốc chống nấm: thường được chỉ định là bôi tại chỗ. Kết hợp với đường uống khi nếu vết thương có xu hướng lan rộng. Thuốc chống nấm thường được bác sĩ kê đơn như Ketoconazole, Fluconazol,…
Do ký sinh trùng
Dựa trên triệu chứng của vết thương do ký sinh trùng gây ra có đặc trưng bởi các vết loét, bệnh nhân được chỉ định thuốc bôi chứa steroid với tác dụng giảm ngứa, làm dịu vết thương trên da và kết hợp cùng các thuốc bôi tiêu diệt ký sinh trùng.
Điều trị triệu chứng bệnh
Giảm ngứa
Khi vết thương bị ngứa, chú ý tuyệt đối không được trực tiếp gãi ngứa bằng tay hay gián tiếp dùng các vật dụng tác động lên các vết thương do vi khuẩn trên bàn tay và các vật dụng khác có thể xâm nhập vào vết thương thông qua động tác gãi. Thêm nữa, việc gãi ngứa có thể làm vết thương rách, tổn thương nhiều hơn, ảnh hưởng đến việc điều trị của vết thương.
Với các tình trạng ngứa kéo dài, vượt mức chịu đựng của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng Histamin H1 kết hợp các thuốc bôi để làm giảm triệu chứng ngứa.
Giảm đau
Nếu trong trường hợp vết thương của bệnh nhân đau nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các thuốc mỡ kháng sinh bôi trực tiếp vào da có tác dụng giảm đau kết hợp với các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Alaxan,… để điều trị triệu chứng tại nhà. Các thuốc giảm đau không kê đơn này thường để lại những tác dụng không mong muốn nên hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
☛ Tham khảo thêm: Vết thương hở nên bôi thuốc gì?
Hướng dẫn chăm sóc vết thương bị sưng, ngứa mưng mủ!
Làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Xử trí, làm sạch vết thương là một trong những bước đặc biệt quan trọng với mục đích là tiêu diệt các tác nhân gây hại đồng thời tạo môi trường thuận lợi để vết thương tái tạo và phục hồi. Dung dịch sát khuẩn Nacurgo là dung dịch làm sạch chuyên dụng cho các vết thương, vùng da tổn thương được ưa chuộng sử dụng hiện nay.
Với thành phần từ các tinh chất thảo dược thiên nhiên nổi tiếng như tràm trà, trà xanh, nghệ trắng, bạc hà, lô hội,… dung dịch làm sạch Nacurgo không chỉ làm sạch sâu, an toàn cho vết thương hở mà còn đem lại cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng, thơm mát và khả năng phục hồi và tái tạo vết thương.
Cách sử dụng: tưới nhẹ nhàng trực tiếp dung dịch làm sạch Nacurgo vào vùng vết thương, giúp làm sát khuẩn vết thương hở, có thể kết hợp dùng gạc sạch tăng hiệu quả làm sạch.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bảo vệ ngăn ngừa bội nhiễm bằng màng sinh học Nacurgo
Một trong những nguyên tắc bảo vệ vết thương hở tránh bội nhiễm đó là ngăn ngừa xâm nhập của tác nhân xấu đồng thời vẫn luôn giữ vết thương thông thoáng khí, tạo môi trường thuận lợi để vết thương phục hồi. Và dung dịch xịt màng sinh học Nacurgo có thể giúp vết thương của bạn đảm bảo nguyên tắc trên.
Màng sinh học Polyesteramide – được bào chế trên công nghệ tiến bộ, hiện đại, có độ tương thích sinh học cao với cơ thể người, tạo ra môi trường thông thoáng, “dễ thở” cho vết thương. Bạn chỉ việc ấn nút và xịt dung dịch lên vết thương, sau vài giây thì dung dịch nhanh chóng khô lại, xuất hiện chiếc màng cố định bao trùm và bảo vệ vết thương của bạn.
Màng sinh học của Nacurgo đảm bảo chống thấm nước, ngăn ngừa vi khuẩn, ký sinh trùng hiệu quả. Chiếc màng “thông minh” này còn có khả năng tự phân hủy, sau 4 – 5 tiếng, bạn xịt một lớp mới phủ lên vùng tổn thương mà không cần tác động đến vết thương. Đây cũng là một ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống thường thấy.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Vai trò của dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị và làm lành vết thương hở. Dưới đây những thực phẩm cần thiết cho vết thương của bạn.
✔️ Thực phẩm chứa protein: Bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt lợn, các loại hạt, đậu đỗ, sữa,… Chúng có những thành phần quan trọng, bổ sung các nguyên liệu kiến tạo lại mô, sửa chữa lại các vùng bị hỏng, giúp vết thương mau lành hơn.
✔️ Bổ sung sắt, vitamin B12 và acid folic: Đây là những chất cần thiết để thúc đẩy quá trình tạo máu cho cơ thể. Có thể bổ sung những chất này bằng cách thêm gan, cá hồi, cá ngừ, trứng,… vào thực đơn hàng ngày.
✔️ Bổ sung Vitamin như A, C, E, B,…: Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Vitamin E trong giá đỗ, đậu nành,… được xem là vitamin của sắc đẹp với khả năng chống oxy hiệu quả, giúp da tái tạo đều màu và tươi sáng. Vitamin A giúp vết thương mau lành và khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý các thực phẩm có khả năng kích thích tạo mủ, tăng biểu hiện sưng viêm, ngứa ngáy dưới đây:
❌ Rau muống: Có nhiều ý kiến cho rằng, rau muống có khả năng làm mưng mủ nhiều hơn, rộng hơn. Chính vì thế với các vết thương hở đang sưng tấy, mưng mủ, chảy dịch thì thật sự cần kiêng ăn rau muống trong thời gian này.
❌ Hải sản: Khi vết thương đang sưng tấy, ngứa ngáy nên hạn chế ăn hải sản. Bởi đây là một trong những thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng trên da, gây ngứa ngáy, làm vết thương lâu lành hơn.
❌ Thịt gà và đồ nếp: Dù đây là hai thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng do khả năng kích thích sinh mủ và tăng sinh quá mức tế bào, làm tăng nguy cơ lâu lành trên da và để lại sẹo nên bạn cần chú ý kiêng khi có vết thương sưng tấy, mưng mủ.
❌ Đồ cay nóng và đồ ngọt: Việc ăn đồ cay nóng, đồ ngọt ảnh hưởng đến việc tăng sưng tấy và thời gian lành vết thương đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.
☛ Đọc chi tiết đầy đủ nội dung với bài viết: Vết thương hở nên ăn gì kiêng gì?
Từ những kiến thức trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể hiểu thêm những kiến thức khi vết thương hở bị sưng, ngứa và mưng mủ. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về tình trạng của bản thân, bạn hãy liên hệ với tổng đài của chúng tôi thông qua số hotline 180.6626 (miễn cước gọi) để được các chuyên gia tư vấn kịp thời!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/purulent-drainage#symptoms
https://suckhoedoisong.vn/xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-ngan-ngua-nhiem-khuan-n188683.html