Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những tổn thương lớn – nhỏ trên da, từ vết trầy xước nhẹ đến những vết đứt, rách da hay vết mổ phẫu thuật. Các vết thương hở này dù lớn hay nhỏ đều cần được chăm sóc và điều trị hợp lý để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Vậy vết thương hở có nên băng kín hay để hở? Hãy cùng chuyên gia của Nacurgo tìm kiếm câu trả lời nhé!
![Nên để vết thương hở hay băng kín? [Chuyên gia giải đáp] 1 Nên để vết thương hở hay băng kín? [Chuyên gia giải đáp] 1](https://nacurgo.vn/wp-content/uploads/2021/03/vet-thuong-ho-co-nen-ban-kin.jpg)
Mục lục
Vết thương hở là gì?
Vết thương hở là tình trạng mất lớp bảo vệ tự nhiên của da, khiến các mô dưới da tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Loại tổn thương này có thể chia thành:
- Vết trầy xước: Do cọ sát với bề mặt sần sùi (đường, tường).
- Vết rách da: Thường do các vật sắc nhọn như dao, kéo.
- Vết đâm: Gây tổn thương sâu dạng lỗ thủng bởi vật nhọn như kim, đinh.
- Vết rạch: Xuất hiện trong phẫu thuật do dao mổ.
Điểm chung của những vết thương này là nguy cơ nhiễm trùng cao. Lượng vi khuẩn trong không khí hoặc trên bề mặt da có thể dễ dàng xâm nhập qua vết thương, dẫn đến sưng tấy, mưng mủ, thậm chí nhiễm trùng huyết nếu không được xử lý kịp thời.
Vết thương hở nên để hở hay băng kín?
Chính những lo lắng rằng vết thương hở dễ bị vi sinh vật, bụi bẩn tấn công nên mọi người đều cho rằng việc băng kín vết thương sẽ là giải pháp ngăn ngừa các yếu tố bên ngoài xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, nếu như bạn cứ băng kín miệng vết thương trong một thời gian dài có thể gây phản tác dụng khiến vết thương tiến triển nặng hơn, tình trạng chậm lành vết thương, lở loét, thậm chí là nhiễm trùng có thể xảy ra.
Thực chất việc nên hay không nên bịt kín vết thương hở phụ thuộc vào tình trạng vết thương, xem đó là một vết thương nhỏ, trầy xước hay một vết thương sâu nghiêm trọng.
![Vết thương hở nên để hở hay băng kín? 1 Vết thương hở nên để hở hay băng kín? 1](https://nacurgo.vn/wp-content/uploads/2021/03/khi-nao-nen-bang-vet-thuong.jpg)
Khi nào nên để vết thương hở?
- Đối với các vết thương nhỏ, nông như: vết trầy xước nhẹ, đứt tay có diện tích nhỏ và khả năng tự lành cao. Chỉ cần giữ sạch và khô thoáng, không cần băng kín.
- Việc để vết thương hở giúp thoáng khí, giảm nguy cơ tích tụ vi khuẩn và tạo điều kiện cho da tái tạo, giúp nhanh lành vết thương hơn.
Khi nào nên băng kín vết thương?
- Với các vết thương lớn sâu, mức độ tổn thương sâu dưới da gây chảy nhiều máu, thậm chí còn tổn thương đến nội tạng thì cần băng kín ngay. Những vết thương lớn thường là các vết thương do tai nạn nghiêm trọng như tai nạn giao thông, tai nạn lao động; vết thương phẫu thuật.
- Đặc điểm của những tổn thương này là có diện tích tiếp xúc với không khí lớn, do đó mà nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn. Điều này lí giải vì sao mà những vết thương lớn, chảy nhiều máu thì cần băng bó ngay.
- Việc băng kín những vết thương lớn không chỉ giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng mà còn làm giảm thiểu tình trạng vết thương bị chà xát bới các tác động lực từ bên ngoài. Hạn chế va đập, giảm đau và tránh tổn thương thêm.
Vết thương hở băng kín sai cách gây hậu quả gì?
![Vết thương hở băng kín sai cách gây hậu quả gì? 1 Vết thương hở băng kín sai cách gây hậu quả gì? 1](https://nacurgo.vn/wp-content/uploads/2021/03/ngan-can-tuan-hoan-mau.jpg)
Băng bó không đúng cách không những không bảo vệ được vết thương mà còn làm chậm quá trình phục hồi, dẫn đến nhiều hậu quả:
- Cản trở lưu thông máu đến vết thương: băng vết thương quá chặt giảm dòng máu đến vết thương, thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho tái tạo tế bào. Như vậy, việc băng bó vết thương khiến máu lưu thông kém, từ đó vết thương hở sẽ lâu lành hơn.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Môi trường kín khiến vết thương hở bị “bí hơi” lại tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ sẵn trên da phát triển dẫn đến vết thương bị sưng viêm, mưng mủ, nhiễm trùng. Cách giảm tải tình trạng này là phải thay băng và vệ sinh vết thương hàng ngày.
- Vết thương lâu lành: Băng kín khiến khó quan sát tình trạng vết thương, từ đó việc chủ động trong chăm sóc, vệ sinh vết thương như sát khuẩn, bôi kem dưỡng ẩm, ngừa sẹo cũng gặp khó khăn. Không chỉ vậy, vết thương hở rất dễ bị viêm sưng hoặc đóng vảy khô, điều này làm quá trình phục hồi lâu hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: Thủ phạm khiến vết thương hở lâu lành!
Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách mau lành
Biết cách chăm sóc vết thương hở sẽ hạn chế hết tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết thương, từ đó quá trình phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn. Như vậy, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước chăm sóc vết thương hở đúng cách mà người bệnh có thể tham khảo như sau:
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi sơ cứu
Đầu tiên cần chú ý giữ cho tay sạch sẽ bởi tay sẽ tiếp xúc trực tiếp với các vị trí bị thương. Thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Ngoài ra, trong quá trình xử lý thương, bạn nên sử dụng gang tay y tế để hạn chế việc tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
Bước 2: Vệ sinh vết thương hở
![Bước 2: Vệ sinh vết thương hở 1 Bước 2: Vệ sinh vết thương hở 1](https://nacurgo.vn/wp-content/uploads/2020/12/rua-vet-thuong-bang-nuoc-muoi-sinh-ly-e1606966685804.jpg)
Vết thương được làm sạch thì các bước xử lý tiếp sau sẽ được phát huy tác dụng, từ đó vết thương cũng được nhanh phục hồi. Vì vậy người bệnh cần thường xuyên rửa sạch vết thương bằng nước muối loãng. Trong quá trình rửa, bạn có thể dùng băng thấm ướt bằng nước muối, sau đó nhẹ nhàng lau miệng vết thương để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn còn dính trên da.
Trường hợp vết thương hở xuất hiện các mô hoại tử hoặc vảy da chết đóng thành mảng che kín miệng vết thương, thì người bệnh cần đến sự giúp đỡ của các dụng cụ y tế. Điển hình ở đây là một chiếc nhíp đã được khử trùng sẽ giúp bạn loại bỏ được các mô hoại tử cứng đầu, từ đó đẩy nhanh tiến độ liền da.
Bước 3: Sát khuẩn vết thương
Sát trùng vết thương là bước vô cùng quan trọng. Dù là vết thương lớn hay nhỏ thì bước này đều cần phải thực hiện cẩn thận để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, loại bỏ tuyệt đối khả năng nhiễm trùng vết thương, từ đó mà quá trình phục hồi cũng diễn ra suôn sẻ.
Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn dung dịch sát khuẩn thay vì các loại thuốc mỡ bôi dưỡng ẩm, do dạng dung dịch nước bao giờ cũng thấm nhanh hơn, từ đó đem lại hiệu quả tức thì.
Các tiêu chí lựa chọn dung dịch sát khuẩn bao gồm:
- Diệt khuẩn mạnh
- Tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn
- Không gây đau xót, rát da khi sử dụng
- Không làm tổn thương lớp tế bào mô liên kết xung quanh
- Thúc đẩy vết thương nhanh lành
- Không gây tác dụng phụ
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) để sát khuẩn vết thương. Sản phẩm có tác dụng sát khuẩn mạnh mà lại vô cùng an toàn giúp rửa sạch các chất nhầy, bụi bẩn và tế bào chết , ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên da và thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Đây được coi là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng đủ các yêu cầu “Ngừa khuẩn, sạch nhầy, an toàn, mát dịu, khử mùi”
Bước 4: Thay thế băng gạc bình thường bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Dù đã sát khuẩn, xong bạn sẽ vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu vết thương không được băng bó lại. Điều này khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, vết thương rất khó để lành lại. Vì vậy, để vết thương có thời gian phục hồi mà không bị đe dọa bởi các yếu tố tiềm ẩn bên ngoài, bạn cần băng bó vết thương.
![Bước 4: Thay thế băng gạc bình thường bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) 1 Bước 4: Thay thế băng gạc bình thường bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) 1](https://nacurgo.vn/wp-content/uploads/2021/02/dung-nacurgo-bang-vet-bong-dau.jpg)
Thay vì băng vết thương bằng các loại băng gạc truyền thống khiến miệng vết thương bị hầm bí, người bệnh hoàn toàn có thể thay thế bằng dung dịch bảo vệ vết thương Nacurgo. Sản phẩm lần đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide với tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước. Từ đó, Nacurgo giúp bảo vệ vết thương hở hiệu quả.
Khi sử dụng Nacurgo, công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng, vẫn che phủ được vết thương hở mà không gây hầm bí, ngược lại còn đem đến sự thông thoáng, tăng khả năng phục hồi của vết thương. Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy, bạn chỉ cần xịt dung dịch tạo lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như tinh nghệ Nano và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn nhẹ, chống viêm, chống oxy hóa, hạn chế sẹo và ngăn ngừa những vết thâm sẹo để lại.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Bước 5. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương xem chúng có sưng viêm hay nhiễm trùng không.
Các dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng vết thương hở bao gồm:
- Vết thương đau đớn, kèm sưng to và đỏ. Tình trạng đau đớn không giảm đi mặc dù đã sử dụng biện pháp giảm đau
- Xuất hiện mủ xanh vàng có mùi hôi tanh
- Miệng vết thương lan rộng, sưng đỏ ra các vùng quanh
- Người bệnh mệt mỏi, kèm theo sốt cao, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây tức là vết thương đã bị nhiễm tùng, lúc này người bệnh cần báo ngay lại cho bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Kết luận
Như vậy bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi ” Vết thương hở có nên băng kín không?”. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 18001156 để được hỗ trợ miễn phí.
Tài liệu tham khảo: