Vết thương hở ở lòng bàn chân có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài các yếu tố bên ngoài do tai nạn với các vật sắc nhọn thì tình trạng vết thương dưới lòng bàn chân cũng rất phổ biến ở người tiểu đường. Như vậy để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
☛ Tham khảo trước: Xử lý vết thương hở ở đầu gối đúng cách mau lành!
Mục lục
1. Nguyên nhân gây ra vết thương ở lòng bàn chân?
Lòng bàn chân là cùng da khá nhạy cảm và ít được chú ý nên rất dễ bị thương. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên nhưng vết thương này? Thực chất, vết thương ở lòng bàn chân có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để làm cho người đọc dễ hiểu và hình dung một cách cụ thể nhất, chúng tôi chia các nguyên nhân này thành 2 nhóm chính bao gồm:
Nguyên nhân bên trong
Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường thường gặp rất nhiều các biến chứng, trong đó “bàn chân tiểu đường” là một trong những tình trạng phổ biến nhất. Bệnh tiểu đường khiến nồng độ đường trong máu tăng cao gây ra các tổn thương cho thần kinh và mạch máu. Đây là 2 yếu tố trực tiếp gây nên vết thương ở lòng bàn chân, cụ thể:
- Tổn thương thần kinh ngoại biên: Nồng độ đường huyết cao trong một thời gian dài làm tổn các dây thần kinh ngoại biên. Điều này khiến bàn chân bị mất cảm giác. Do đó, khi lòng bàn chân bị thương, bạn cùng sẽ không cảm thấy đau đớn, dẫn đến việc không xử lí vết thương kịp thời khiến vết thương nặng hơn.
- Tổn thương mạch máu ngoại vi: Mạch máu ngoại vi là những mạch máu ở xa tim như tay, chân. Khi đường huyết trong máu tăng, nó dẫn đến xơ cứng động mạch và thu hẹp các mạch máu. Tình trạng này kéo dài gây bệnh xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch giảm cung cấp máu và oxy cần thiết đến chân. Các mô da ở lòng bàn chân không được máu nuôi dưỡng sẽ chết dần và hình thành những vết thương dạng lở loét.
Nguyên nhân bên ngoài
- Do vật sắc nhọn: Do tính chất hoạt động của bàn chân là phải đi lại nhiều, nên lòng bàn chân sẽ dễ bị thương bởi các vật sắc nhọn nếu như bạn nhẫm phải chúng như: đinh, gai, mảnh chai,…
- Do áp lực tỳ đè: Lòng bàn chân là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Việc phải thường xuyên phải chịu tác động lớn trong thời gian dài khiến vùng da này dễ bị sưng tấy, lở loét, vết thương có xu hướng mưng mủ và lâu lành.
- Do môi trường ẩm ướt chứa nhiều vi khuẩn: Giày dép khiến lòng bàn chân dễ đổ mồ hôi và cũng chứa nhiều vi khuẩn là yếu tố khiến vùng da này bị mỏng, dễ bào mòn. Từ đó vết thương ở lòng bàn chân hình thành với nguy cơ nhiễm trùng cao.
☛ Tham khảo thêm: Vết thương ở chân bị phù – Nguyên nhân và cách xử lý
2. Đặc điểm của vết thương dưới lòng bàn chân
Vết thương ở lòng bàn chân nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần phải quan sát các đặc điểm ở lòng bàn chân nếu bị thương như:
- Sưng tấy.
- Chảy máu.
- Màu da bàn chân thay đổi.
- Nhiệt độ da bàn chân lúc nóng lúc lạnh.
- Chân có mùi hôi khó chịu, chúng không biến mất kể cả sau khi đã rửa chân.
- Chảy nước từ lòng bàn chân làm bẩn tất.
Các đặc điểm của vết thương ở lòng bàn chân không phải lúc nào cũng rõ ràng. Thậm chí các triệu chứng sẽ không xuất hiện cho đến khi vết thương bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng lòng bàn chân sẽ có những đặc điểm như:
- Sốt trên 38°C .
- Vết thương ăn sâu vào lòng bàn chân như một cái hố.
- Chảy mủ xanh, vàng hoặc nâu, có mùi hôi khó chịu.
- Xung quanh miệng vết thương có kết vảy đen.
3. Nguy cơ gặp phải khi có vết thương lòng bàn chân
Nhiễm trùng da
Vết thương ở lòng bàn chân gây ra bởi các vật sắc nhọn như đinh, mảnh chai thường sâu đến tận xương nếu lực đạp ở chân mạnh. Ngoài ra, các vật gây nên vết thương này thường cũng chứa nhiều vi khuẩn, chúng dễ xâm nhập và gây nhiễm trùng da.
Trường hợp vết thương ở lòng bàn chân do bệnh tiểu đường thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao hơn. Do, lượng đường trong máu cao ức chế khả nặng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, khiến hàng rào miễn dịch tại vết thương bị suy yếu. Hậu quả là vết thương khó liền hơn, càng ngày càng nhiễm trùng nặng, tạo ra các ổ loét, hoại tử ở lòng bàn chân.
☛ Tham khảo chi tiết: Nhiễm trùng vết thương hở!
Áp xe
Khi vết thương ở lòng bàn chân vào tận sâu dưới các mô cơ và xương sẽ hình thành nên các lỗ thủng chứa mủ – tình trạng này được gọi là áp xe. Trường hợp này thường gặp nhiều ở bệnh nhân tiểu đường. Để điều trị các ổ áp xe này, bạn cần loại bỏ các mô nhiễm trùng bao gồm cả mô cơ và xương.
Hoại tử
Vết thương ở lòng bàn chân tiến triển nặng có thể dẫn đến hoại tử. Lúc này, các mô da và tế bào chết dần gây nên tình trạng vảy đen bao quanh vết thương. Hoại tử gây ra bất lợi cho sức khỏe, do đó, ngoài các biểu hiện bên ngoài da thì còn xuất hiện các triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn,…
☛ Chi tiết: Hoại tử vết thương nhận biết sớm giảm thiểu nguy hiểm!
Cắt cụt chi
Một khi vết thương ở lòng bàn chân đã biến chứng nặng thì bạn sẽ không còn khả năng vận động, gặp khó khăn trong việc tự đi lại, cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân mới có thể di chuyển. Nặng nề hơn, nếu để xảy ra tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử, bác sĩ buộc phải yêu cầu tháo cụt cho để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
4. Xử lý vết thương ở lòng bàn chân như thế nào?
Bước 1: Nhanh chóng cầm máu
Nếu vết thương chảy máu, bạn cần ưu tiên việc cầm máu. Sử dụng khăn sạch đặt lên vết thương rồi ấn chặt cho máu ngừng chảy ra. Trường hợp máu chảy nhanh, nhiều, có thể trực tiếp dùng tay giữ chặt vết thương cho đến khi nó ngừng chảy máu. Đồng thời đưa chân lên cao giúp làm ngược dòng máu xuôi xuống chân, giúp cầm máu nhanh hơn.
Bước 2: Làm sạch và loại bỏ dị vật ở miệng vết thương
Việc rửa sạch vùng da bị thương là điều đầu tiên cần làm khi xử lý vết thương ở lòng bàn chân. Với những vết thương bình thường, bạn có thể dùng nước muối sinh lí để rửa vùng da bị thương. Tuy nhiên đối với vết thương ở lòng bàn chân có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn thì việc chỉ rửa bằng nước muối là chưa đủ. Bạn nên ưu tiên các loại dung dịch rửa vết thương có công dụng làm sạch tốt hơn.
Lựa chọn dung dịch rửa vết thương Nacurgo chuyên biệt với 5 tác động ““NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Nacurgo chai xanh có tác dụng loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương tốt. Do vậy, so với nước muối sinh lí, dung dịch rửa vết thương Nacurgo mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trường hợp vết thương ở lòng bàn chân gây ra bởi đinh, mảnh sành, gai,… thì cần loại bỏ hết dị vật ra khỏi vết thương. Việc loại bỏ các dị vật dính trên miệng vết thương khiến cho bước dung dịch Nacurgo phát huy được tác dụng một cách tối đa nhất có thể.
Để tiến hành, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ để gắp dị vật, các dụng cụ này phải được vệ sinh bằng nước sôi hoặc cồn trước khi sử dụng. Chú ý quan sát kỹ, nếu những mảnh vụn trong vết thương có thể dễ dàng lấy ra mà không đụng chạm sâu vào vết thương thì mới được tiến hành. Tuyệt đối không cố ý cạy, đào sâu vào vết thương để lấy mảnh vụn ra vì điều này có thể khiến chúng lún sâu hơn, vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Bước 3: Bảo vệ vết thương bằng Nacurgo màng sinh học
Mặc dù đã sát khuẩn, xong vết thương ở lòng bàn chân vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng lại bởi vi khuẩn từ bên ngoài môi trường nếu không được băng bó cẩn thận. Vì vậy, để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng lại đồng thời thúc đẩy vết thương lành nhanh hơn, bạn cần lưu ý việc bảo vệ vết thương cẩn thận.
Nacurgo dạng xịt với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết thương đồng thời thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn từ 3-5 lần so với thông thường.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng vừa che phủ được vết thương nhưng lại không gây bí bách. Ngược lại vẫn được thông thoáng, từ đó làm tăng khả năng phục của vết thương. Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bào, từ đó thục đẩy vết thương nhanh lành hơn.
Do đó, nếu vết thương ở lòng bàn chân là vết thương nhỏ, không quá nghiêm trọng, bạn có thể dùng băng xịt Nacurgo phun lên vết thương mà không cần dùng đến băng gạc dạng vải. Việc làm này sẽ bảo vệ vết thương khỏi những vi khuẩn gây hại đồng thời giúp chúng được thông thoáng và mau lành hơn.
Với vết thương nặng, bạn có thể phun một lớp Nacurgo lên vết thương để chống nhiễm khuẩn rồi dùng gạc y tế băng lại. Lưu ý, một ngày tối thiểu phải thay băng gạc 2 lần sáng tối, trường hợp băng gạ bị bẩn hoặc dính nước thì cần thay ngay. Mỗi lần thay, vết thương cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng Nacurgo chai xanh và xịt một lớp Nacurgo màng sinh học trước khi băng lại cẩn thận.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM MUA NACURGO TẠI CÁC NHÀ THUỐC UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
5. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc vết thương ở lòng bàn chân
Một số yếu tố có thể vô tình khiến cho tình trạng vết thương ở lòng bàn thân trở nên nặng hơn. Do đó, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc điều trị giúp vết thương nhanh lành hơn, người bệnh cần chú ý một vài điều sau:
- Trong thời gian bị thương ở lòng bàn chân, người bệnh cần hạn chế đi lại cũng như vận động mạnh, tránh gây tổn hại đến vết thương.
- Không tự ý rắc thuốc kháng sinh lên vết thương khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
- Tuyệt đối không làm theo các mẹo dân gian như đắp lá thuốc lên vết thương.
- Vệ sinh chân sạch sẽ bằng cách rửa chân mỗi ngày.
- Thường xuyên giặt giày và tất sạch sẽ.
- Đi giày vừa chân
- Giữ vết thương được sạch sẽ, khô thoáng, không để chúng bị dính bụi bẩn hay ướt nước, sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Như vậy, trên đây là những thông tin chi sẻ về tình trạng vết tương ờ lòng bàn chân. Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được những nguy hiểm của vết thương dưới lòng bàn chân, từ đó có những cách xử lý phù hợp giúp vết thương nhanh khỏi, tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.