Vết thương hở đầu gối rất dễ xảy ra và có thể gây nhiễm trùng. Vậy thì chúng ta nên xử lý vết thương ở đầu gối như thế nào để phòng ngừa nguy cơ này và giúp vết thương mau chóng lành lại? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài chia sẻ dưới đây. Bạn đừng bỏ lỡ!
☛ Tham khảo trước: Những thủ phạm khiến vết thương lâu lành!
Mục lục
Vết thương hở ở đầu gối là do đâu?
Đầu gối là bộ phận được sử dụng để co duỗi chân linh hoạt cho hoạt động đứng lên ngồi xuống của con người. Ngoài ra nó cũng nâng đỡ phần nào trọng lượng phía trên của cơ thể. Khi chẳng may khu vực đầu gối có tổn thương, chắc chắn chức năng này sẽ bị ảnh hưởng.
Đầu gối có vết thương hở do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Đầu gối bị tổn thương do bị ngã, tiếp xúc ma sát: Bạn có thể bị trầy xước đầu gối nếu như va chạm, ngã vào các bề mặt thô ráp như bờ tường, mặt đường. Vết thương hở hình thành do nguyên nhân này có thể chảy nhiều hoặc ít máu tùy vào mức độ va chạm. Tuy nhiên có một điểm chung là gây đau đớn nhiều, kèm theo dịch và dị vật tại vị trí tổn thương.
- Vết thương đầu gối do dao kéo: Thông thường nếu vết thương đầu gối gây ra do dao kéo sẽ chảy máu nhiều và sâu hơn. Khi đó bạn chỉ có thể sơ cứu tại nhà và đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.
- Do phẫu thuật đầu gối: Đây là kết quả của một cuộc phẫu thuật đầu gối với dao mổ. Thường vết thương này sẽ có dạng đường thẳng và đã được xử lý y tế.
- Do vết mụn mủ bị vỡ, loét: Nếu vết thương hình thành do nguyên nhân này bạn cũng cần chú ý hơn vì nguy cơ nhiễm trùng là khá cao. Viêm mủ và vết loét thực chất như 1 ổ vi khuẩn cần được loại bỏ các mô, tế bào chết, dịch mủ phía bên trong.
☛ Có thể bạn quan tâm: Xước da không chảy máu có đáng lo không?
Tổn thương hở ở đầu gối nguy hiểm như thế nào?
Với đặc thù phải hoạt động, đi lại nhiều nên vết thương ở đầu gối sẽ chậm lành hơn và dễ bị tổn thương thêm trong quá trình hoạt động. Khi đó, vết thương có thể tiến triển nặng và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng để bạn biết được vết thương hở ở đầu gối nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm trùng vết thương
Đầu tiên là biến chứng nguy hiểm nhất đó chính là nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Nó có thể xảy ra khi bạn vệ sinh vết thương không đúng cách (không rửa tổn thương hàng ngày, không loại bỏ dị vật ra khỏi vết thương…) Hậu quả là vết thương đầu gối chậm lành hơn, tạo ra các ổ loét, hoại tử nguy hiểm.
Nhiễm trùng vết thương đầu gối sẽ xảy ra nhiều hơn ở những vết thương sâu và nguy cơ giảm dần khi nó là một vết xước. Tuy vậy bạn cũng không nên chủ quan với những vết xước nhỏ, nguy cơ tuy thấp nhưng không phải là không thể xảy ra.
☛ Tham khảo chi tiết: Nhận biết và điều trị nhiễm trùng vết thương!
Vết thương bị áp xe
Khi mà vết thương ở đầu gối bị tổn thương sâu sẽ hình thành các hố chứa mủ viêm khiến cho vết thương sưng tấy, đau đớn nhiều. Tình trạng này được gọi là áp xe. Cảm giác nhức nhối, đau đớn sẽ bao trùm và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh.
Để điều trị áp xe vết thương đầu gối bạn phải loại bỏ phần mủ, tế bào chết bên trong và kết hợp sử dụng kháng sinh để ngừa nhiễm trùng, hoại tử. Và tất nhiên khi chích áp xe sẽ gây đau đớn nhiều hơn so với sự tiến triển thông thường của nó. Thao tác này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.
☛ Tham khảo thêm: Xử lý vết thương áp xe cần lưu ý gì?
Vết thương bị hoại tử
Các vết thương hở ở đầu gối khi có dấu hiệu nhiễm trùng mà không được kịp thời xử lý hoặc xử lý sai cách, các mô tế bào chết chứa vi khuẩn sẽ lan ra là làm chết các mô lân cận. Thường nó sẽ lan rộng theo miệng vết thương và độ sâu vết thương tại đầu gối.
Nếu để mô hoại tử phát triển sâu vào bên trong có thể ảnh hưởng đến các cơ, xương. Khi đó bạn phải đối mặt với nguy cơ mất đi chức năng hoạt động bình thường ở chân.
☛ Có thể bạn sẽ cần: Nhận biết hoại tử vết thương!
Có thể phải tháo rời đệm, khớp nối
Vết thương ở đầu gối có thể khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển. Với tình trạng nặng nề các mô hoại tử ăn sâu vào bên trong vùng cơ và xương. Để xử lý bác sĩ bắt buộc phải tháo khớp, đệm và thay thế khớp hoặc đệm nhân tạo để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Việc này gây ra không ít bất tiện trong cuộc sống. Vì bạn biết đấy, dù có được thay thế đệm, khớp nối nhân tạo với chất lượng tốt nhất thì bản chất nó vẫn là đồ nhân tạo, rất khó tạo ra một chỉnh thể hoàn hảo, chức năng đầy đầy đủ như đồ thật.
Các bước xử lý vết thương ở đầu gối
Không xét đến các vết thương hở đầu gối do phẫu thuật, do dao kéo thì hầu hết tai nạn xảy ra đều là những vết thương hở, vết trầy không quá nghiêm trọng.
Bạn cần đánh giá tổn thương tại đầu gối đang ở mức độ nào. Nếu chỉ đơn giản là những vết xước, vết thương hở nhẹ thì chỉ cần chăm sóc tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Nhưng nếu vết thương hở đầu gối nghiêm trọng, đến từ tai nạn lao động, tai nạn giao thông, có tổn thương ban đầu có thể sâu vào gân và cơ bạn cần xử lý ở cơ sở gần nhất.
Có thể thực hiện xử lý tổn thương vùng đầu gối nhẹ tại nhà qua các bước sau. Thực hiện đúng, đủ các bước, vết thương nhất định sẽ nhanh chóng phục hồi.
Bước 1: Nhanh chóng cầm máu vết thương
Đây là bước xử lý cần thiết và ưu tiên ban đầu cho tất cả mức độ tổn thương. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn sạch, ấn vào để cho máu ngừng chảy. Trong trường hợp bức thiết bạn có thể sử dụng quần áo thay thế. Trường hợp máu chảy nhanh và quá nhiều bạn cần dùng tay giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.
Thực hiện đồng thời dâng cao chân người bệnh lên để tránh máu toàn cơ thể. Bởi máu có thể bị chảy từ trên xuống xuống qua vết thương hở ở đầu gối.
Bước 2: Loại bỏ dị vật ra khỏi vết thương
Trường hợp vết thương ở đầu gối hình thành do tiếp xúc với vật nhọn hoặc chà xát xuống mặt đường bạn cần loại bỏ dị vật ra khỏi vết thương trước khi tiến hành rửa. Loại bỏ dị vật giúp cho bước làm sạch đạt hiệu quả tối đa hơn.
Để thực hiện bạn cần chuẩn bị dụng cụ gặp tiệt trùng trước bằng cồn. Quan sát kỹ tại miệng vết thương để gắp dị vật ra. Nếu dị vật quá sâu bạn không nên tự ý cạy mà cần đến bệnh viện nhờ y bác sĩ thực hiện để tránh gây tổn thương sâu cho vết thương.
Bước 3: Tiến hành rửa sạch vết thương ở đầu gối
Làm sạch vết thương hở là điều cần thiết, bắt buộc phải làm để ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng. Thông thường có nhiều người lựa chọn sử dụng nước muối sinh lý để rửa vùng tổn thương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phương pháp này không tối ưu. Nước muối sinh lý có thể giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, êm dịu với vết thương nhưng không giải quyết triệt để vấn đề vi khuẩn.
Bạn cần một dung dịch chuyên nghiệp để giải quyết yếu tố vi khuẩn tại vết thương đầu gối. Giải pháp chính là sử dụng dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo với tác động chuyên biệt như: NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.
Bạn có thể tưới dung dịch trực tiếp lên vết thương đầu gối. Sử dụng thêm bông tẩm để lau nhẹ nhàng để làm sạch vi khuẩn tốt hơn. Sử dụng lau vết thương đầu gối 1 lần/ ngày.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Bước 4: Che phủ, bảo vệ cho vết thương đầu gối
Dù đã sát khuẩn, rửa vết thương tại bước trước nhưng vết thương vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn lại từ môi trường bên ngoài nếu không được che phủ, bảo vệ cẩn thận. Vì thế, bước tiếp theo bạn cần bảo vệ, cách ly vết thương với tác nhân bên ngoài.
Vết thương đầu gối là nơi thực hiện chức năng co kéo chân nên bạn cần 1 lớp bảo vệ vừa bao phủ, vừa thông thoáng, vừa không ảnh hưởng đến sự co dãn vùng da đầu gối. Giải pháp cho bạn là sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo để che phủ bảo vệ cho vết thương.
Công nghệ băng vết thương bằng màng sinh học Polyesteramide tác dụng như một hàng rào chống khuẩn, chống thấm hiệu quả cho vết thương đầu gối. Mỗi bước xịt sẽ có thời gian bảo vệ lên tới 4 đến 5 tiếng. Tinh chất siêu phân tử nghệ Nano curcumin và tinh chất trà xanh giúp kháng viêm, kháng khuẩn, kích thích tăng sinh tế bào mới, từ đó vết thương lành lại nhanh hơn 3 đến 5 lần.
Có thể mua bộ sản phẩm Nacurgo tại các điểm bán chi tiết trên toàn quốc bằng cách BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
☛ Hướng dẫn: Chăm sóc vết thương ngoài da bị trầy xước
Lưu ý trong chăm sóc vết thương khu vực gối
Ngoài các bước xử lý vết thương bên trên bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau để quá trình chăm sóc đạt hiệu quả tối đa:
- Quá trình chăm sóc người bệnh cần hạn chế đi lại, vận động mạnh
- Hạn chế mặc quần bó để vết thương hở đầu gối được thở và lành lại nhanh hơn.
- Chú ý đến chế độ ăn uống khi có vết thương, vết trầy xước trên đầu gối. Tham khảo: Dinh dưỡng nên và không nên ăn khi bị trầy da
- Duy trì bước chăm sóc và xử lý mỗi ngày. Khi vết thương bắt đầu lên da non thì không cần sử dụng dung dịch rửa da hư tổn.
- Hạn chế để vết thương bị ướt do nước. Khi tắm chỉ sử dụng nước thêm 1 chút muối, không nên sử dụng xà phòng.
- Không tự ý rắc thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ nguyên liệu nào lên vết thương.
- Các loại thuốc uống, thuốc bôi cho tổn thương cần được kê đơn từ bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng liều lượng và đều đặn.
- Với bệnh nhân tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra đường huyết để có thể có cách chăm sóc chuyên biệt.
☛ Có thể bạn sẽ cần: Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường!
Như vậy, Nacurgo đã gửi đến bạn những thông tin để chăm sóc vết thương hở ở đầu gối. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được và xử lý đúng hướng cho vết thương của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn gọi điện đến tổng đài 1800 6626 để được nghe tư vấn miễn phí từ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Cảm ơn và chúc cho vết thương của bạn mau chóng lành lại.
Tham khảo:
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-l%C3%A0nh-%C4%91%E1%BA%A7u-g%E1%BB%91i-b%E1%BB%8B-tr%E1%BA%A7y-x%C6%B0%E1%BB%9Bc