Vết thương do bỏng bị nổi mụn nước là tình trạng khá phổ biến. Nhưng liệu bạn có biết nguyên nhân vì sao vết bỏng lại nổi mụn nước, hay cách xử lý chúng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Vì sao vết bỏng nổi mụn nước?
Khi bị bỏng, da xuất hiện các nốt phỏng hay còn gọi là mụn nước. Các mụn nước này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc từng đám, kích thước to hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ bỏng nhẹ hay nặng.
Vậy nguyên nhân vì sao khi bị bỏng lại xuất hiện mụn nước. Theo các chuyên gia y tế, khi bạn bị bỏng do sự tác động đột ngột của nhiệt vào da gây nóng rát, cơ thể sẽ tự động phản ứng bằng cách để da và các mô dưới da tiết dịch làm mát vết bỏng. Do đó, mụn nước xuất hiện như tạo một lớp chất lỏng ngăn cách lớp nhiệt bên ngoài với mô bên trong nhằm giảm thiểu sự tổn thương.
Ngoài ra, một quan điểm khác cho rằng: Khi bị bỏng, tế bào da tại vị trí bị bỏng chết đi. Lúc này cơ thể sẽ xảy ra phản ứng viêm để bảo vệ vết thương. Cụ thể, bạch cầu và tiểu cầu sẽ giải phóng ra các chất kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Chất kháng thể này là dung dịch màu vàng hay còn được gọi là huyết tương – Đây chính là mụn nước mà chúng ta nhìn thấy khi bị bỏng.
Như vậy, cơ chế hình thành mụn nước ở các vết bỏng không chỉ giúp làm dịu da tức thời mà còn đóng vai trò như một lớp bảo vệ, ngăn cách vết thương với môi trường bên ngoài, tránh nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng.
☛ Tham khảo thêm: Vết bỏng bị phồng nước cẩn thận nhiễm trùng
2. Điều không nên làm khi vết bỏng nổi mụn nước
Chọc vỡ mụn nước
Như đã nêu ở phần trên, mụn nước gây ra bởi vết bỏng đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ, vừa giúp ngăn chặn các tác nhân bên ngoài tấn công các mô tế bào nằm sâu dưới da, vừa giúp lớp da non có thời gian phát triển bình thường. Do đó, mặc dù các nốt mụn nước này có thể gây khó chịu nhưng bạn tuyệt đối không được chọc vỡ chúng, điều này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết bỏng và gây nhiễm trùng.
☛ Thông tin thắc mắc: Vết bỏng có để lại sẹo không?
Dùng dung dịch sát khuẩn mạnh lên vết thương
Mụn nước ở vết bỏng rất mỏng và dễ vỡ, do đó chúng rất nhạy cảm với tác động từ bên ngoài. Việc dùng dung dịch sát khuẩn cho vết bỏng mặc dù có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại khiến cho mụn nước bị vỡ. Dung dịch sát khuẩn tiếp xúc trực tiếp với miệng vết thương hở gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Không chỉ vậy, các dung dịch sát khuẩn còn ăn mòn lớp da non, làm tổn thương mô hạt, từ đó cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Do đó, tuyệt đối không nên dùng các loại dung dịch sát khuẩn mạnh như cồn, oxy già cho vết bỏng.
☛ Tham khảo: Cách lựa chọn dung dịch sát trùng vết thương
Chườm đá trực tiếp lên vết bỏng
Việc chườm đá trực tiếp lên vết bỏng là một sai lầm mà hầu như ai cũng mắc phải vì họ cho rằng làm như vậy sẽ giúp hạ nhiệt vết bỏng nhanh chóng. Nhưng thực chất hành động này lại rất nguy hiểm, bởi khi vết bỏng tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh sẽ khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, lúc này mạch máu cơ, cấu trúc tế bào da bị đứt gãy, vết bỏng trở nên nặng hơn, khó lành.
Đắp lá thuốc không rõ nguồn gốc lên vết thương
Từ xưa đến nay, việc sử dụng những loại thuốc lá theo kinh nghiệm dân gian để đắp lên vết bỏng đã không còn xa lạ. Không chỉ vậy, nhiều người còn dùng cách này để đắp lên những vết thương hở khác. Cách làm này là vô vùng nguy hiểm, vì những lá thuốc này nếu không được rửa sạch thì chứa rất nhiều bụi bẩn và khi khuẩn, chưa kể một số khác có thể chứa cả chất bảo quản. Việc đắp chúng lên vết bỏng có mụn nước rất dễ gây ra nhiễm trùng, dẫn đến việc điều trị vết bỏng sẽ gặp khó khăn và tốn kém hơn.
Bôi kem đánh răng lên vết bỏng
Nhiều người bị bỏng sẽ bôi kem đánh răng vì cho rằng kem đánh răng sẽ làm dịu vết bỏng. Nhưng ít ai biết, kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ khiến bạn đau đớn, tình trạng bỏng cũng trở nên trầm trọng hơn.
☛ Chi tiết: Sai lầm khi bôi kem đánh răng lên vết bỏng
3. Cách xử lý vết bỏng nổi mụn nước
Trong sinh hoạt, vết bỏng nổi mụn nước có thể gây khó chịu cho người bệnh ví dụ như khó cử động hay đi lại nếu chúng ở các kẽ ngón tay, ngón chân hay các nếp gấp cơ thể. Ngoài ra các nốt mụn nước này còn rất dễ bị vỡ gây rỉ nước, dẫn đến nhiễm trùng vết bỏng.
Do đó với tình trạng vết bỏng nổi mụn nước ta sẽ có 2 cách xử lý như sau:
Đối với mụn nước không bị vỡ
Bước 1: Rửa sạch vết bỏng
Rửa vết bỏng với nước sạch hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn dính trên bề mặt da.
Bước 2: Dùng khăn sạch thấm sạch nước tại vết bỏng
Sau khi ngâm vết bỏng với nước mát, sử dụng một chiếc khăn sạch để thấm khô một cách nhẹ nhàng tránh tổn thương không đáng có cho vết bỏng.
Bước 3: Bảo vệ vết bỏng nổi mụn nước bằng xịt Nacurgo
Để tránh cho mụn nước ở vết bỏng bị vi khuẩn hay bụi bẩn tấn công, bạn nên che phủ bằng xịt bảo vệ Nacurgo. Với thành phần màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide, xịt Nacurgo đóng vai trò như một rào cản vật lý, vừa ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, chống thấm nước.
Đồng thời tinh chất siêu phân tử nghệ và tinh chất trà xanh cũng giúp sát khuẩn dịu nhẹ, tạo môi trường để vết bỏng mau lành hơn gấp 3-5 lần. Thực tế khi xịt vào vết bỏng Nacurgo cũng giúp làm dịu những đau rát do bỏng gây ra.
Đối với mụn nước đã bị vỡ
Nếu không may mụn nước bị vỡ, nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng là rất cao, ngoài ra nó còn gây đau rát cho người bệnh. Do đó, ngay lúc này bạn cần xử lý theo các nước sau:
Bước 1: Rửa vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Trường hợp mụn nước ở vết bỏng bị vỡ bạn cần nhanh chóng rửa sạch vết bỏng. Tuy nhiên chỉ rửa bằng nước hay nước muối sinh ý là không đủ bởi chúng không có tác dụng sát khuẩn. Do đó bạn cần một dung dịch rửa vết thương vừa có khả năng làm sạch, vừa có tính sát khuẩn để đảm bảo mụn nước khi vỡ không gây nhiễm trùng cho vết bỏng.
Trong đó, dung dịch sát khuẩn Nacurgo với tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” là sản phẩm hợp lý cho vết bỏng khi mụn nước bị vỡ.
Tưới trực tiếp dung dịch rửa Nacurgo lên vết bỏng (trừ vị trí trên mặt). Có thể sử dụng thêm bông tiệt trùng để tăng hiệu quả làm sạch. Đối với vùng bỏng trên mặt, sử dụng bông tẩm thấm dung dịch sau đó lau nhẹ nhàng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Bước 2: Làm khô vết bỏng
Sau khi sát khuẩn, bạn cần cho vết bỏng được khô ráo trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Sử dụng một chiếc khăn bông sạch để nhẹ nhàng thấm khô dung dịch sát khuẩn trước đó.
Bước 3: Bôi thuốc theo chỉ định bác sĩ nếu có
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng khi mụn nước bị vỡ mà bác sĩ sẽ xem xét đến trường hợp bôi một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau. Nếu có, bạn cần bôi thuốc theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
Bước 4: Bảo vệ vết bỏng bằng xịt Nacurgo
Dù mụn nước ở vết bỏng chưa vỡ hay vỡ rồi thì bước sau cùng vẫn cần bảo vệ vết thương thật tốt để tránh vi khuẩn xâm nhập. Xịt Nacurgo với lớp màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide, vẫn giúp bảo vệ vết bỏng khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài mà không gây bí bách. Điều này khiến vết bỏng nhanh lành hơn gấp 3-5 lần so với thông thường.
Các thành phần khác có trong Nacurgo như tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh còn có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, hạn chế để lại thâm sẹo sau khi vết bỏng lành lại, nhất là khi vết bỏng xảy ra trên mặt.
Sử dụng xịt Nacurgo cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần xịt dung dịch trực tiếp lên vết bỏng sao cho chúng bao phủ toàn bộ bề mặt da thương tổn. Sau mỗi 4-5 tiếng, khi lớp màng cũ tự phân hủy, bạn xịt thêm một lớp mới đè lên lớp màng cũ. Cứ thực hiện như vậy cho đến khi vết bỏng lành hẳn. Thiết kế dạng xịt đem lại sự tiện lợi trong việc chăm sóc vết bỏng, không gây đau đớn mà thao tác cũng nhanh gọn.
BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc.
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà bằng cách BẤM VÀO ĐÂY
4. Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng nổi mụn nước
- Điều đầu tiên mà bạn cần chắc chắn thực hiện đó là không tự ý chọc vỡ mụn nước.
- Trước khi thực hiện rửa vết bỏng cần vệ sinh tay sạch sẽ.
- Khi mụn nước xẹp dần và khô lại, lưu ý không dùng ta để bóc da chết. Tốt nhất hãy để chúng tự bong ra rụng đi trong quá trình tắm.
- Nếu bỏng xảy ra ở một số trị trí gây khó khăn trong việc xử lý như kẽ ngón tay, ngón chân, các nếp gấp cơ thể,… người bệnh cần hạn chế đi lại và cử động. Cố gắng giữ cho vết bỏng được khô thoáng và sạch sẽ.
- Một số trường hợp bỏng nặng với các mụn nước to, tình trạng rỉ nước liên tục nhiều ngày không dừng, kèm theo đó là vùng da bị bỏng trở nên lở loét kèm mùi hôi khó chịu thì cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp vết bỏng nhanh lành như: protein (thịt lợn nạc, cá hồi, đậu,…) vitamin, khoáng chất, các loại trái cây và rau xanh,…
- Kiêng những đồ ăn cay nóng, đồ nếp, thịt gà, rau muống, để không làm ảnh hưởng đến tiến trình liền da, tránh để lại sẹo sau bỏng.
- Kết hợp các sản phẩm trị sẹo trong thời gian vết bỏng lên da non.
☛ Tham khảo thêm: Bị bỏng nên ăn gì kiêng gì?
Như vậy trên đây là những nội dung cơ bản về tình trạng vết bỏng nổi mụn nước. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích trong việc xử lý bỏng da bị nổi mụn nước. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp!