Khi gặp phải tình trạng vết bỏng bị phồng nước, nhiều người lo lắng về việc vết thương sẽ kéo dài bao lâu và liệu có để lại sẹo không? Nếu xử lý không đúng cách, vết bỏng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về thời gian hồi phục và hướng dẫn bạn cách xử lý bỏng phồng nước nhanh chóng, hiệu quả nhất.
☛ Tìm hiểu trước thông tin: [TỔNG QUAN] Về Bỏng
Mục lục
Vì sao vết bỏng lại bị phồng nước?
Các chuyên gia Y tế chỉ ra rằng: vết bỏng bị phồng nước được hình thành chủ yếu là do tác động nhiệt. Khi nhiệt tác động, vùng da và dưới da sẽ nóng rát lên. Lúc này tại đây sẽ có phản ứng tự vệ là tiết dịch để làm mát cấp tốc. Vết phồng nước tạo ra cũng giúp làm giảm tổn thương phần tế bào bên trong da một cách hiệu quả.
Một quan điểm khác về vấn đề vết bỏng phồng rộp được giải thích như sau: Khi bị bỏng, tết bào da tại vị trí bỏng bị chết đi, khiến các chất trung gian hóa học giải phóng, kích thích dịch thoát ra ngoài tạo thành các vết phồng nước.
Dù nguyên nhân hình thành phồng nước là gì thì thực tế nó cũng gây cho bạn khá nhiều rắc rối. Còn chưa kể việc chăm sóc vết bỏng phồng nước cũng phức tạp hơn nhiều bởi chúng rất dễ bị vỡ gây nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương phần tế bào bên trong.
Bị phồng rộp nước là bỏng cấp độ nào?
Dựa trên các mức độ tổn thương trên da. Bỏng được chia thành 3 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương da:
- Bỏng cấp độ 1: Đây là mức độ bỏng nhẹ nhất, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ngoài cùng (biểu bì). Dấu hiệu gồm da đỏ, nhưng không phồng rộp hay bong tróc, và vết bỏng nhanh lành mà không để lại sẹo. Thường bạn không cần gặp bác sĩ với vết bỏng cấp độ 1.
- Bỏng cấp độ 2: Ở cấp độ này, da bị tổn thương sâu hơn và xuất hiện phồng rộp, kèm theo đau nhức, đỏ rát. Bọng nước có thể tự vỡ hoặc bị vỡ do va chạm. Lúc này, bạn cần sát trùng và băng bó cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
- Bỏng cấp độ 3: Đây là mức bỏng nặng nhất, tổn thương lan rộng và sâu đến các lớp cơ, dây thần kinh, và mạch máu. Do dây thần kinh bị phá hủy, bạn có thể không cảm thấy đau nhiều. Bỏng cấp độ 3 cần điều trị y tế ngay lập tức, không nên tự xử lý tại nhà.
Vết bỏng bị phồng nước bao lâu sẽ khỏi?
Vết bỏng bị phồng nước thường mất khoảng 7 đến 21 ngày để lớp thượng bì mới được tái tạo. Trong khoảng thời gian này, bọng nước cần được giữ nguyên, không nên làm vỡ quá sớm để tránh nhiễm trùng và hạn chế sẹo. Thời gian hồi phục hoàn toàn của vết bỏng bị phồng nước khoảng từ 3 đến 4 tuần, tùy thuộc vào độ rộng và cách chăm sóc vết bỏng. Việc phục hồi có thể nhanh hơn nếu chăm sóc đúng cách và cơ địa của mỗi người.
Bỏng cấp độ 1 sẽ có khoảng thời gian lành lại sớm hơn chỉ khoảng 5 đến 6 ngày so với vết bỏng phồng nước là bỏng cấp độ 2. Thậm chí bỏng cấp độ 3 còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, mức độ hoàn nguyên cũng không đạt 100%, thời gian cần chăm sóc vết bỏng cũng ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm. Và bỏng cấp độ 3 thì chắc chắn sẽ để lại sẹo thâm, sẹo xấu.
☛ Tham khảo thông tin: Chữa vết bỏng bị phồng nước đúng cách
Cách xử lý vết bỏng phồng nước nhanh khỏi hơn
Vậy ngay khi bị bỏng do nhiệt bạn nên sơ cứu kịp thời, đúng cách để hạn chế tổn thương trên da và cũng là cách để vết bỏng nhanh khỏi hơn trong tương lai. Các bước sơ cứu cụ thể như sau:
Bước 1: Ngâm ngay vùng da bị bỏng vào nước sạch, bạn có thể mở vòi xả nhẹ nhàng trong khoảng từ 15 đến 20 phút để làm dịu nhiệt độ, làm dịu cơn đau và hạn chế tổn thương cho cơ thể. Tuyệt đối không ngâm vùng bị bỏng vào nước đá, không ngâm trong thời gian quá 20 phút vì sẽ gia tăng nguy cơ hoại tử vết bỏng.
Bước 2: Dùng khăn sạch thấm sạch nước tại vết bỏng. Thực hiện thấm một cách nhẹ nhàng tránh tổn thương không đáng có cho vết bỏng.
Bước 3: Băng vết bỏng để ngăn tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn bên ngoài. Một lựa chọn tuyệt vời để băng vết bỏng bị phồng rộp là màng sinh học Nacurgo. Lớp màng hình thành giúp bảo vệ vết bỏng tuyệt đối với tác nhân vi khuẩn khói bụi. Đồng thời tinh chất siêu phân tử nghệ và tinh chất trà xanh cũng giúp sát khuẩn dịu nhẹ, tạo môi trường để vết bỏng mau lành hơn gấp 5 lần. Thực tế khi xịt vào vết bỏng Nacurgo cũng giúp làm dịu những đau rát, hạn chế hình thành bọng nước gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NAUCURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà bằng cách BẤM VÀO ĐÂY
Bước 4: Theo dõi và chăm sóc vết bỏng hàng ngày. Nếu phát hiện bất kỳ hiện tượng nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng bị phồng nước
- Xử lý sơ cứu vết bỏng càng sớm càng tốt. Nhất là bước làm mát vết bỏng bằng nước. Bởi bước này giúp giảm bớt đau đớn, đỏ rát và hạn chế tối đa nguy cơ hình thành vết phồng nước mang đến những rắc rối cho người bệnh. Cách ngâm vết bỏng vào nước cũng là cách để tránh nhiệt độ nóng có thể ảnh hưởng đến các mô bên trong cơ thể.
- Nước sử dụng để ngâm vết bỏng ban đầu cần đảm bảo sạch. Có thể không phải là nước tinh khiết nhưng ít nhất cũng phải là nước máy. Tránh sử dụng các nguồn nước ô nhiễm cao như nước sông, nước ao. Trường hợp cấp bách phải sử dụng thì sau đó bạn cần rửa lại bằng nước sạch và sát trùng kỹ hơn ở bước sau đó.
- Tuyệt đối không nặn, chích vết phồng rộp, bọng nước bởi hành động này có thể gây nguy cơ trầm trọng hơn cho vết bỏng. Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng thông qua phần da bị rách.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc bôi bỏng. Nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc bạn sẽ sử dụng.
- Nếu vết bỏng hay bọng nước bị phồng diện tích quá lớn thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị chuyên khoa và kịp thời phẫu thuật nếu cần thiết.
- Chăm sóc vết bỏng kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để vết bỏng mau lành hơn, hạn chế sưng viêm đau nhức khi sử dụng thực phẩm không phù hợp cho vết
- Uống nước nhiều hơn mức bình thường để giữ cho vết bỏng mau lành lại hơn. Cụ thể là đảm bảo lưu thông máu hiệu quả để giảm sưng đỏ và để vùng bị bỏng có máu nuôi và phục hồi mô, tế bào.
- Chú ý chăm sóc vết bỏng bị phồng nước, tránh để tại nạn gây vỡ bởi có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm.
- Không nên coi nhẹ bỏng cấp 2 bởi nó là nguyên nhân gây nhiều biến chứng cho sức khỏe người bệnh mà trong số đó là hoại tử vết bỏng do nhiễm trùng, nguy cơ mất 1 phần cơ thể.
☛ Xem thêm: Vết bỏng phồng nước bị vỡ xử lý thế nào?
Trên đây là những chia sẻ giải đáp cho thắc mắc: “Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi?”. Đồng thời bài viết còn gửi đến bạn cách sơ cứu và chăm sóc cho vết bỏng bị phồng nước. Hy vọng thông tin này hữu ích để bạn chăm sóc và xử lý vết bỏng một cách đúng hướng.
Thanh đã bình luận
Đông đã bình luận
Nếu mình làm vỡ vết rộp nước sau đó xịt nacurgo vào thì thời gian lành vết bỏng có ngắn hơn 2-3 không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Vết bỏng bô bị chảy nước vàng – Cẩn thận tránh nhiễm trùng!
Bị bỏng ăn gì kiêng gì để vết bỏng mau lành hạn chế sẹo?
Bị bỏng bôi kem đánh răng – Sai lầm tai hại của nhiều người
Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Làm sao cho mau lành?
Bỏng bô xe máy bị phồng rộp – Bí kíp xóa tan nỗi lo về sẹo!
Câu hỏi thường gặp