Lên da non là giai đoạn tất yếu của quá trình hồi phục vết thương hở nói chung và vết bỏng nói riêng. Tuy nhiên, việc hình thành các lớp da mới lại kéo theo rất nhiều phiền toái, điển hình là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vậy vết bỏng lên da non bôi gì để hạn chế tối đa những tình trạng nói trên. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Cách nhận biết vết bỏng kéo da non
Trong quá trình hồi phục vết thương, một “dấu mốc” hết sức quan trọng đó chính là giai đoạn lên da non. Giai đoạn này báo hiệu cho chúng ta biết vết thương đang dần hồi phục hoàn toàn. Lúc này, bề mặt vết thương hình thành một lớp da mới. Lớp da này mỏng, yếu và có màu từ hồng đến đỏ.
Cũng trong thời gian này, tại vị trí tổn thương có thể giải phóng ra một lượng lớn histamin. Chất này làm kích hoạt các tế bào, thúc đẩy tạo mô mới để có thể nhanh chóng làm lành vết thương. Bên cạnh đó, chúng cũng gây ra một loạt kích ứng cho cơ thể, hay gặp nhất là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Đối với vết bỏng độ nhẹ (độ 1, độ 2), quá trình sinh trưởng tế bào mới chỉ diễn ra trên bề mặt da, ít gây tác động đến thần kinh. Vì vậy, bạn sẽ không gặp tình trạng ngứa.
Tuy nhiên, với vết bỏng độ 3 trở lên, quá trình lên da non sẽ gây ra rất nhiều rắc rối cho bạn. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ theo bạn từ khi vết thương kéo màng, lên da non; thậm chí tồn tại đến khi vết bỏng hồi phục hoàn toàn.
☛ Tham khảo thêm: Tổng quan về Bỏng!
Hậu quả để lại nếu chăm sóc da non sai cách
Nếu không có phương pháp chăm sóc đúng cách trong giai đoạn da non hình thành thì vết thương sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu, đặc biệt là có nguy cơ cao hình thành một số loại sẹo sau đây:
Sẹo lõm, sẹo rỗ: Đây là dạng sẹo trũng, có nghĩa là vết thương sau khi hồi phục hoàn toàn sẽ có bề mặt trũng sâu, thấp hơn vùng da xung quanh. Sẹo lõm hình thành là do những tác động từ bên ngoài lên vết thương khi nó đang trong quá trình hồi phục. Ví dụ như thực hiện nặn mụn khi da đang tự làm lành.
Sẹo lồi: Thường có màu đỏ hoặc sẫm, khác biệt với vùng da xung quanh. Ngược lại với sẹo lõm, sẹo lồi lại nhô cao hơn bề mặt da bình thường. Nó có thể phát triển tăng thêm về kích thước và lan rộng ra xung quanh.
Sẹo thâm: Là trường hợp hay gặp nhất nếu chăm sóc vùng da non không đúng cách. Tuy không gây bất kỳ dị dạng nào trên bề mặt da nhưng chúng sẽ để lại vết thâm cực kỳ mất thẩm mỹ.
Để ngăn ngừa tình trạng sẹo xuất hiện sau khi vết bỏng hồi phục hoàn toàn, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.
☛ Tham khảo thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương lên da non!
Vết bỏng lên da non đỏ bôi gì không để lại sẹo?
Kem chống nắng
Bôi kem chống nắng là bước không nên bỏ qua trong quá trình chăm sóc vết bỏng lên da non. Kem chống nắng chính là một lớp hàng rào “chắc chắn” bảo vệ da tránh những tác động xấu của tia UV. Sở dĩ cần phải bôi kem chống nắng là vì khi da non vừa hình thành, chúng còn rất mỏng và yếu, hoàn toàn không có bất kỳ khả năng nào để chống lại tia UV nên khả năng cao sẽ bị cháy nắng và thâm sạm.
Bạn nên lựa chọn các loại sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 và nên bôi trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Ngoài ra, cần dặm lại kem chống nắng sau 2 – 3 tiếng để cho hiệu quả bảo vệ da tối ưu.
Kem dưỡng da
Sử dụng kem dưỡng mỗi ngày cũng là một cách giúp giảm tình trạng đỏ và ngứa trong quá trình lên da non. Kem dưỡng có tác dụng cấp ẩm và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho lớp da non, nhờ vậy mà giảm đi phần nào cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Mặt khác, sử dụng kem dưỡng thường xuyên giúp làn da bị tổn thương sau khi phục hồi hoàn toàn sẽ trở nên trắng hồng, mịn màng và đều màu với vùng da xung quanh.
Bạn cần phải vô cùng tỉnh táo khi chọn kem dưỡng cho làn da của mình. Thành phần chính là tiêu chí đầu tiên bạn nên quan tâm. Nên chọn các loại kem dưỡng có thành phần giàu tinh chất dưỡng ẩm, protein, khoáng chất và collagen để hỗ trợ quá trình tái tạo da tốt hơn. Phải tránh xa các sản phẩm chưa được cấp phép sử dụng, các sản phẩm trôi nổi với giá thành rẻ trên thị trường, các loại kem có hàm lượng acid cao hay chất tẩy trắng.
Nha đam
Nha đam là dược liệu có tính kháng khuẩn, đồng thời giúp bổ sung vitamin và nước. Bôi gel nha đam lên vết bỏng lên da non có tác dụng làm mát dịu vùng da tổn thương, hỗ trợ phục hồi và tái tạo làn da một cách an toàn, ngoài ra còn giảm thiểu khả năng hoại tử da.
► Cách trị bỏng bằng nha đam:
- Bước 1: Rửa sạch 1 – 2 nhánh nha đam, dùng dao bỏ gai và phần vỏ xanh bên ngoài, chỉ lấy phần thịt bên trong.
- Bước 2: Ngâm phần thịt trắng thu được với nước muối loãng, thêm 2 – 3 giọt nước cốt chanh để làm sạch nhớt của nha đam trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Xay nhuyễn thịt nha đam bằng máy xay sinh tố, sau đó cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Chú ý: Nha đam chứa một số thành phần có thể gây kích ứng da (nhựa vàng của nha đam). Vì vậy, bạn nên rửa sạch phần nhựa nha đam trước khi sử dụng và không nên để gel nha đam quá lâu trên da. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem chứa tinh chất nha đam để giúp dưỡng chất có thể thẩm thấu tốt hơn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bí quyết trị bỏng bằng nha đam!
Dầu mù u
Dùng dầu mù u ngay từ khi mới bị bỏng và khi vết bỏng lên da non là phương pháp khá phổ biến và được tin cậy áp dụng từ nhiều năm nay. Hoạt chất kháng sinh có trong dầu mù u tạo nên khả năng kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái tạo mô và tế bào. Từ đó giúp vết bỏng nhanh lành và ít để lại sẹo.
► Cách thực hiện:
- Bước 1: Vệ sinh vết bỏng bằng nước sạch.
- Bước 2: Bôi 1 lớp dầu mù u mỏng lên toàn bộ vết thương, lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Bước 3: Sau 2-3 ngày, vết bỏng dần hình thành da non, bạn nên tiếp tục bôi dầu mù u để vết thương được hồi phục hoàn toàn và hạn chế nguy cơ để lại sẹo.
Chú ý: Để giảm thâm và sẹo, bạn nên kết hợp sử dụng tinh bột nghệ cùng với dầu mù u để điều trị bỏng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Có nên bôi dầu mù u khi bị bỏng?
Hành tây
Hành tây là loại thực phẩm vô cùng phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình chúng ta. Tuy nhiên, ngoài có giá trị về mặt dinh dưỡng, hành tây còn được ứng dụng trong việc chữa bỏng vô cùng hiệu quả.
► Cách thực hiện:
- Bước 1: Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Vắt lấy phần nước cốt, bỏ bã.
- Bước 2: Ngâm miếng vải mềm vào nước ép hành tây rồi đắp lên vùng da bị bỏng.
Chú ý: Bạn có thể sử dụng hành tây trị bỏng ngay từ lúc mới bị cho đến khi vết bỏng đang trong quá trình lên da non. Bạn nên lặp lại phương pháp này nhiều lần trong ngày để có thể nhận được hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị bỏng.
Mật ong
Mật ong có tác dụng khử trùng, sát khuẩn, giúp vết thương giảm sưng nề, viêm tấy. Mật ong nguyên chất có khả năng loại bỏ những tế bào chết, đồng thời kích thích tái tạo lớp da mới để vết thương nhanh lành. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy dùng mật ong có thể giúp những vết thương hở nói chung và vết bỏng lên da non nói riêng nhanh chóng hồi phục.
► Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy một ít mật ong, bôi trực tiếp lên vết bỏng đang quá trình lên da non.
- Bước 2: Dùng 1 tấm vải sạch hoặc băng gạc để băng lại. Thay băng và bôi mật ong 2 – 3 lần/ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.
Mật ong là giải pháp tuyệt vời đối với những vết bỏng nhẹ, diện tích nhỏ. Tuy nhiên, với những trường hợp bỏng nặng thì cần đến các cơ sở y tế để được xử lý đúng cách.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc vết bỏng đang lên da non cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hồi phục. Trong quá trình chăm sóc, bạn cần chú ý một số điều dưới đây.
Hướng dẫn cách chăm sóc vết bỏng lên da non hiệu quả!
Không chà xát – gãi vết thương
Như đã nói ở trên, vùng da non rất “mỏng manh” và tương đối nhạy cảm với những yếu tố ngoài môi trường. Thêm nữa, do một lượng histamin được sinh ra trong quá trình lên da non khiến bạn luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Khi ấy, bạn thường có phản xạ xoa, gãi vết thương. Tuy nhiên, bạn cần kiềm chế và tránh gãi vào vết thương, đặc biệt là khi vết thương đang lên da non.
Vùng da non rất yếu, nên chỉ với tác động nhỏ như động tác gãi cũng có thể làm da bị rách, chảy máu khiến quá trình hồi phục tổn thương trở nên lâu hơn. Hơn nữa, nếu tay bạn không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập vào vết bỏng và gây nhiễm trùng.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trong giai đoạn vết bỏng đang lên da non, bạn cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp thúc đẩy quá trình lên da non lấp đầy vết bỏng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn này bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu protein, giàu calo như các loại thịt lợn, cá,… Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả tươi (rau cải xanh, rau ngót, nghệ, cam, chanh,…) sẽ giúp chống viêm, kháng khuẩn giúp quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bạn cũng cần chú ý tránh một số thực phẩm có khả năng làm vết bỏng mưng mủ như đồ nếp (bánh nếp, bánh chưng, xôi,…), đồ cay, thịt gà. Ăn rau muống trong giai đoạn vết thương đang lên da non có nguy cơ hình thành sẹo lồi, ăn thịt bò tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm và ăn hải sản sẽ tăng thêm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, bạn cần lưu ý tránh những thực phẩm trên.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị bỏng ăn gì kiêng gì để vết bỏng mau lành?
Sử dụng thuốc nếu cần
Nếu tình trạng ngứa ngày một nghiêm trọng hơn đến mức bạn không thể chịu đựng được hoặc tình trạng ngứa kéo dài trong nhiều ngày, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin. Để có sự lựa chọn đúng đắn về loại thuốc và liều dùng, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị bỏng bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?
Nacurgo chăm sóc vùng da bị bỏng lên da non hiệu quả ngừa sẹo!
Quá trình chăm sóc vết bỏng để vừa nhanh hồi phục, lại vừa không để lại sẹo thật sự là việc vô cùng khó khăn đối với mỗi chúng ta. Thấu hiểu nỗi niềm này, Nacurgo cho ra đời dung dịch xịt tạo màng sinh học có công dụng BẢO VỆ – PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG – NGĂN NGỪA SẸO, đặc biệt trong giai đoạn hình thành da non.
Nacurgo màng sinh học được bào chế dưới dạng xịt, có tác dụng bảo vệ vùng da tổn thương và cung cấp một số thành phần có lợi cho quá trình hồi phục vết bỏng và ngăn ngừa sẹo để lại sau khi hồi phục hoàn toàn.
3 thành phần chính của Nacurgo màng sinh học là:
✔️ Màng Polyesteramide: Là thành tựu y học tiến trong phẫu thuật tim mạch, cơ – xương – khớp và đặc biệt trong quá trình xử lý vết thương. Màng được xem là một lớp hàng rào vật lý giúp bảo vệ vết thương an toàn trước những yếu tố gây nhiễm trùng từ môi trường như: bụi, vi khuẩn, nấm mốc,…
✔️ Tinh nghệ Nano – Nano Curcumin: Là các tiểu phân với kích thước siêu nhỏ (chỉ từ 30-100 nm), cho hiệu quả cao gấp 40 lần so với tinh nghệ thường. Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt các gốc tự do, đặc biệt là hạn chế hình thành sẹo và thâm nám trên da.
✔️ Tinh chất trà xanh – Camellia Sinensis: Là hoạt chất có tính kháng khuẩn nhẹ, có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, làm mát và dịu vết thương, giảm ngứa. Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh còn thúc đẩy quá trình tạo hạt và hình thành mô mới giúp vết thương nhanh chóng hồi phục mà không để lại sẹo.
Cách sử dụng Nacurgo cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần ấn nhẹ van xịt trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vết bỏng. Sau vài giây, lớp dung dịch nhanh chóng khô lại tạo thành màng mỏng bao phủ toàn bộ vùng da bỏng đang lên da non. Sau khoảng 4 – 5 tiếng, bạn chỉ cần xịt một lớp mới đè lên lớp cũ để bảo vệ da một cách tối ưu nhất.
Để tìm mua Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Từ những chia sẻ trên đây, hi vọng rằng bạn đã tìm ra giải pháp cho vết bỏng đang lên da non của mình một cách hiệu quả và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu còn bất kì thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về sản phẩm Nacurgo – màng sinh học, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tận tình tư vấn!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-burns
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319768