Vết thương hở ngoài da là tình trạng thường gặp trong cuộc sống, nếu không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử hoặc để lại sẹo xấu. Việc điều trị vết thương hở không chỉ giúp nhanh lành mà còn ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
Nacurgo sẽ chia sẻ cách chăm sóc và điều trị vết thương hở đúng cách, mau lành, không để sẹo.
Mục lục
Tại sao điều trị vết thương hở quan trọng?
Chăm sóc, điều trị vết thương hở đúng cách không chỉ ngăn ngừa nhiễm trùng mà còn giúp vết thương mau lành và hạn chế sẹo. Dưới đây là một số lý do cụ thể:
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Vết thương hở dễ bị vi khuẩn tấn công do mất lớp da bảo vệ. Chăm sóc đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn nhiễm trùng.
- Giảm nguy cơ sẹo: Vết thương hở dễ để lại sẹo, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, nguy cơ này còn tăng cao, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Tăng tốc độ lành vết thương: Chăm sóc đúng cách tạo điều kiện lý tưởng cho tái tạo mô, giúp vết thương lành nhanh hơn.
- Giảm đau và khó chịu: Vết thương hở thường gây đau đớn, nhưng điều trị đúng cách sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
- Ngăn ngừa biến chứng: Xử lý kịp thời ngăn chặn các biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử, vết thương lâu lành và sẹo co kéo.
Tóm lại, điều trị vết thương hở đúng cách không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phục hồi nhanh chóng, giảm đau và đảm bảo thẩm mỹ.
Nguyên tắc cơ bản trong điều trị vết thương hở
Luôn rửa sạch vết thương
Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị vết thương hở. Làm sạch vết thương cẩn thận không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn, các tế bào mô chết mà còn giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho vết thương. Vì thế nguyên tắc đầu tiên trong điều trị vết thương hở là luôn giữ cho vết thương sạch sẽ.
Tùy tình trạng vết thương bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để làm sạch hiệu quả cho vết thương. Trong lần đầu xử lý bạn có thể sẽ cần kết hợp loại bỏ dị vật khỏi vết thương, sau đó cần duy trì bước rửa và làm sạch để đảm bảo vết thương tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng.
Sát khuẩn phù hợp
Nguyên tắc thứ 2 bạn cần lưu ý là sát khuẩn vết thương đúng cách. Bởi không phải thuốc sát trùng nào cũng mang lại hiệu quả tốt để loại bỏ vi khuẩn. Có những dung dịch sát khuẩn mạnh nhưng lại ăn mòn tế bảo mô sống khiến vết thương lâu lành hơn. Có những dung dịch an toàn, dịu nhẹ nhưng lại không đủ mạnh để diệt khuẩn. Bạn cần lựa chọn đúng dung dịch sát khuẩn phù hợp đảm bảo tiêu chí diệt khuẩn mạnh nhưng vẫn an toàn cho tế bào để tiến trình lành lại diễn ra nhanh chóng và hạn chế nguy hại cho vết thương.
Mời bạn tham khảo: Lựa chọn thuốc sát trùng vết thương phù hợp nhất!
Chăm sóc và bảo vệ vết thương
Sau bước làm sạch và sát khuẩn cho vết thương, nguyên tắc số 3 cũng cần thiết cho quá trình điều trị vết thương đó chính là bảo vệ vết thương để hạn chế ma sát và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, khói bụi và môi trường bên ngoài. Có thể dùng băng gạc hoặc băng xịt sinh học. Hãy nhớ thay băng thường xuyên và theo dõi sự lành lại của vết thương bạn nhé.
Luôn theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Việc theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng ở vết thương từ sớm giúp hạn chế sự lan rộng và xâm nhập của vi khuẩn. Phát hiện sớm cũng giúp việc điều trị hiệu quả hơn, giảm nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử và để lại sẹo xấu.
Nhiễm trùng vết thương không chỉ ảnh hưởng tại chỗ mà còn có thể lan rộng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Việc theo dõi cũng giúp bảo vệ sức khỏe toàn thân đồng thời cũng tránh được những biện pháp xâm lấn không mong muốn.
Điều trị vết thương hở mau lành, không để sẹo
Quá trình điều trị vết thương hở cần được phối hợp nhiều phương pháp tùy vào mức độ tổn thương. Bên cạnh việc làm sạch và sát khuẩn, bạn có thể kểt hợp sử dụng thuốc bôi hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ nếu vết thương nặng. Đối với những vết thương nhẹ hoặc trầy xước, các liệu pháp tự nhiên như nha đam, bột nghệ và dầu tràm trà lại màng đến hiệu quả không nhỏ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy vết thương mau lành và giảm nguy cơ để lại sẹo. Cụ thể:
Điều trị vết thương hở bằng thuốc
Điều trị vết thương hở bằng thuốc bao gồm việc sử dụng thuốc bôi và thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, phương pháp điều trị bằng thuốc sẽ áp dụng cho vết thương tổn thương nặng, sâu, có nguy cơ nhiễm trùng cao. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến được tham khảo từ chuyên gia:
Thuốc mỡ bôi hoặc kem bôi trị vết thương:
Thuốc bôi, kem bôi lên vết thương hở không vhỉ giúp vết thương được bảo vệ khỏi vi khuẩn mà còn giữ ẩm, thúc đẩy quá trình tái tạo mô giúp vết thương lành nhanh hơn. Một số loại thuốc bôi được đa số các bác sĩ khuyên dùng trong nhiều trường hợp:
- Neosporin: là thuốc thuộc phân nhóm kháng sinh, thành phần chính gồm bacitracin, neomycin, và polymyxin B, giúp bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng.
- Polysporin: Ngoài công dụng sát khuẩn, thuốc còn được sử dụng để hạn chế sẹo. Không chứa neomycin, nên ít gây dị ứng hơn, phù hợp với những người bị dị ứng với neomycin.
- Thuốc bôi Silver sulfadiazine: Thuốc có công dụng kháng khuẩn mạnh, sử dụng được cho cả vết thương lớn, nguy cơ nhiễm trùng cao. Bôi trị vết thương hở 1 đến 2 lần theo chỉ định của bác sĩ.
- Kem dưỡng ẩm phục hồi: Nhóm dưỡng ẩm phục hồi bao gồm Vasseline, panthenol hoặc allantoin có khả năng làm dịu da, kích thích tái tạo. Chỉ sử dụng cho vết thương đa sát trùng hoặc vết thương nhẹ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trươc khi sử dụng.
Thuốc uống hỗ trợ:
Thuốc uống cũng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình điều trị vết thương hở, giúp giảm đau, thúc đẩy lành thương từ bên trọng. Dưới đây là một số thuốc uống hỗ trợ phổ biến:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Như ibuprofen hoặc aspirin, Naproxen giúp giảm đau và giảm viêm.
- Vitamin C và kẽm: Các chất dinh dưỡng này cần thiết để thúc đẩy quá trình tái tạo mô và lành vết thương nhanh hơn.
- Thuốc giảm đau: Có thể kết hợp sử dụng Paracetamol thuốc giảm đau hiệu quả không gây kích ứng cho dạ dày…
- Thuốc kháng sinh uống: Sử dụng cho các vết thương lớn, có dấu hiệu nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh uống sẽ được kê đơn để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Một số thuốc kháng sinh uống được bác sĩ kê đơn: Cefalexin, Amoxicillin…
Có thể tham khảo: Review 7 kem bôi, thuốc trị vết thương hở thường dùng!
Trị vết thương hở bằng liệu pháp tự nhiên
Đối với các vết thương nhẹ, diện tích nhỏ, bạn có thể sử dụng các liệu pháp tự nhiên để hỗ trợ trị lành vết thương hở. Nếu chọn được nguyên liệu phù hợp, chất lượng sẽ giúp vết thương mau lành hơn, hạn chế để lại sẹo mà không cần dùng thuốc. Một số liệu pháp tự nhiên được sử dụng phổ biến mà an toàn như Mật ong, nha đam, dầu dừa, nghệ, tinh dầu tràm trà, trầu không… Cụ thể:
Sử dụng nha đam: Nha đam có trong mình nhiều vitamin và khoáng chất cùng hàm lượng nước dồi dào, rất có lợi cho quá trình làm lành vết thương hơ. Ngoài ra, theo nghiên cứu, nha đam còn có thành phần Glucomannan giúp sản xuất collagen, tái tạo tế bào và làm mềm, dịu da. Bạn có thể đắp trực tiếp nha đam lên vết thương sau bước làm sạch, sát trùng.
Bột nghệ: Nghệ chứa dồi dào thành phần Curcumin, tham gia vào quá trình chống viêm, kháng khuẩn đồng thời cũng thúc đẩy làm lành vết thương hiệu quả. Sau bước làm sạch sát trùng, bạn có thể pha tinh bột nghệ cùng nước và bôi lên vết thương sau đó băng kín lại. Lưu ý vấn đề khử khuẩn dụng cụ và bảo quản bột nghệ trước khi áp dụng bôi lên vết thương hở.
Dầu tràm trà:Trong quá trình điều trị vết thương, dầu tràm trà tham gia như một dung dịch sát khuẩn vết thương tự nhiên. Tinh dầu tràm trà khá lành tính nên bạn có thể bôi trực tiếp lên vết thương.
Mật ong: Có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho vết thương, đồng thời giúp thúc đẩy quá trình tái tạo mô, tế bào mới và giữ ẩm cho vết thương. Để trị vết thương hở với mật ong bạn cần làm sạch, sát khuẩn vết thương sau đó bôi một lớp mật ong mỏng và che phủ bằng băng gạc và thay băng mỗi ngày
Lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều hợp chất có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Cách sử dụng đơn giản là giã nhỏ lá trầu không và đắp lên vết thương sau khi đã làm sạch. Có thể đắp lá trầu 1-2 lần mỗi ngày. Chú ý đến khâu vệ sinh và sát trùng dụng cụ ở các bước thực hiện
Dầu dừa: kháng khuẩn và dưỡng ẩm, giúp vết thương mau lành và giảm nguy cơ hình thành sẹo. Nó cũng giúp giữ ẩm cho da, tạo điều kiện tốt cho quá trình tái tạo tế bào mới. Sử dụng bằng cách bôi dầu dừa nguyên chất lên vùng vết thương sau khi đã làm sạch. Có thể bôi 2-3 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng các liệu pháp tự nhiên chữa vết thương hở ngoài da:
Sử dụng liệu pháp tự nhiên có thể là một giải pháp an toàn và hiệu quả cho các vết thương nhỏ, nhưng điều quan trọng là bạn cần thận trọng và hiểu rõ về tình trạng vết thương để áp dụng đúng cách. Dưới đây là những lưu ý
- Chỉ áp dụng cho các vết thương nhỏ, không có nguy cơ nhiễm trùng.
- Làm sạch, sát khuẩn vết thương trước khi áp dụng các liệu pháp tự nhiên.
- Kiểm tra các phản ứng dị ứng trước khi sử dụng bất kỳ nguyên liệu nào.
- Chú ý đến nguồn nguyên liệu tươi sạch, không ẩm mốc, không nhiễm chất hóa học.
- Kiên nhẫn trong quá trình điều trị..
- Không kết hợp quá nhiều nguyên liệu 1 lúc.
- Tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng các biện pháp này.
Dùng bộ sản phẩm Nacurgo
Điều trị vết thương hở mau lành, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong điều trị từ bước làm sạch, sát khuẩn, chăm sóc và bảo vệ vết thương… Bộ sản phẩm Nacurgo với 2 sản phẩm là dung dịch rửa, sát khuẩn vết thương (chai xanh) và dung dịch xịt tạo màng sinh học sẽ là bước chăm sóc đúng cách, hỗ trợ điều trị vết thương hở màu lành, an toàn và hiệu quả. Cụ thể:
Rửa, sát trùng vết thương bằng Nacurgo chai xanh
Sản phẩm Nacurgo xanh có công dụng sát khuẩn, làm sạch vết thương hiệu quả. Dung dịch có công dụng sát khuẩn mạnh mẽ, nhưng vẫn an toàn, lành tính, không gây ảnh hưởng đến tế bào, là dung dịch sát khuẩn lý tưởng cho vết thương lành lại nhanh chóng hơn. Sử dụng sản phẩm bằng cách tưới trực tiếp dung dịch lên vết thương hở hoặc thấm ra bông y tế rồi lau nhẹ nhàng. Thực hiện 1 đến 2 lần 1 ngày tùy vào tình trạng vết thương.
Ngoài ra, dung dịch còn chứa các thành phần thiên nhiên lành tính như trà xanh, trầu không, tràm trà, bạc hà, lô hội, nghệ trắng nano… Tất cả các thảo dược này đều là chiết xuất và bào chế tại nhà máy công nghệ cao hiện đại nhất, độ tinh khiết cao, sẽ giúp vết thương luôn được đảm bảo sạch nhầy, diệt khuẩn để vết thương lành lại nhanh hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Bảo vệ với Nacurgo xịt tạo màng sinh học
Sau khi đã làm sạch vết thương với dung dịch Nacurgo sát khuẩn, bạn cần chăm sóc, che chắn vết thương, ngăn chặn tiếp xúc và cũng tạo môi trường lý tưởng để vết thương lành lại nhanh hơn. Băng bó với băng gạc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tồn tại nhiều hạn chế như khó bao phủ, có thể dính vào vết thương gây đau đớn trong quá trình thay băng… giải pháp an toàn, hiệu quả hơn là sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo chai vàng.
Lớp màng sinh học Polyesteramide màu vàng hình thành sau vài phút được ví như một màng da nhân tạo có tác dụng 2 chiều: Một mặt bảo vệ các nốt tổn thương hở, ngăn vi khuẩn và nước xâm nhập từ bên ngoài, mặt khác thúc đẩy tái tạo mao mạch và tế bào từ bên trong. Nhờ đó các vết thương được tái tạo đặc biệt nhanh lành hơn từ 3 đến 5 lần. Có thể sử dụng dung dịch cho vết thương hở rộng và nông.
Xịt trực tiếp bao phủ lên vết thương, đối với vết thương trên mặt có thể dùng tăm bông hoặc băng gạc thấm dung dịch rồi lau nhẹ nhàng. Sử dụng lại sau từ 3 đến 5 tiếng
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Kết hợp ăn uống, tập luyện
Dinh dưỡng và tập luyện cũng là những yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình làm lành vết thương. Dùng đúng thực phẩm phù hợp không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng để tái tạo tế bào mà còn khiến vết thương lành lại nhanh hơn, hạn chế biến chứng. Ngược lại, nếu không kiêng những thực phẩm có hại cho vết thương sẽ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành, để lại sẹo sau phục hồi.
Ngoài dinh dưỡng bạn cũng cần chú ý đến vận động và tập luyện để đảm bảo lưu thông máu đến toàn cơ thể, đến vị trí vết thương để có thể nuôi và tái tạo tế bào mới. Nacurgo đã có một bài viết khá chi tiết về vấn đề dinh dưỡng khi bị vết thương hở. Mời bạn tham khảo chi tiết: Vết thương hở nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?
Những sai lầm phổ biến khi chăm sóc vết thương hở
Một số sai lầm trong quá trình chăm sóc điều trị vết thương hở mà nhiều người thường gặp phải:
- Vệ sinh vết thương không đúng cách. Chỉ rửa bằng nước thường hoặc chọn sai dung dịch sát khuẩn.
- Dùng bông khô để lau vết thương, bông có thể bám vào vết thương khi gỡ ra gây đau đớn, tổn thương thêm.
- Băng vết thương quá chặt làm giảm lưu thông máu, tạo ra môi trường ẩm ướt khiến vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng.
- Coi thường những vết thương nhỏ. Từ vết thương nhỏ hoàn toàn có thể nhiễm trùng và lan rộng.
- Tự ý dùng thuốc và nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
- Cạy vảy vết thương.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Không phải vết thương hở nào cũng có thể tự điều trị hoặc chăm sóc tại nhà, có những vết thương bạn bắt buộc phải đến bệnh viện gặp bác sĩ, chuyên gia để xử lý, đó là:
- Vết thương sâu và lớn
- Máu chảy không ngừng, không thể cầm máu
- Vết thương bị nhiễm trùng
- Vết thương có dị vật bên trong
- Vết thương do vật sắc nhọn gây ra
- Vết thương lâu lành
- Vết thương do bỏng, hóa chất
- Vết thương đi kèm theo các triệu chứng bất thường…
Lời khuyên
Trong quá trình điều trị vết thương hở, bạn nên:
- Tuân thủ đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế và bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm
- Theo dõi sự lành lại của vết thương, nếu có dấu hiệu bất thường như chảy dịch vàng, mủ, đau nóng, sốt.. cần tìm kiếm chăm sóc y tế
- Kết hợp mát xa vết thương trong quá trình lên da non để tăng lưu thông máu và tái tạo da
- Trong suốt quá trình chăm sóc, trị vết thương hở cần bảo vệ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Cuối cùng, bạn hãy nhớ chăm sóc vết thương từ đầu, đúng cách, một cách kỹ lưỡng để vết thương có thể phục hồi nhanh chóng và hạn chế những nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại thông tin liên lạc ở phần bình luận để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn. Cảm ơn bạn!
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/open-wound
https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
https://www.vinmec.com/eng/article/treatment-of-open-wound-infections-en