Có ý kiến cho rằng một vết trầy xước lâu lành có thể do da dữ. Điều này có thực sự đúng không hay còn nguyên nhân nào khác. Câu trả lời sẽ có trong thông tin chia sẻ dưới đây.
Mục lục
Vết trầy xước lâu lành có phải do da dữ?
Cơ thể con người có cơ chế tự làm lành vết thương. Bạn sẽ thấy nó phát huy tác dụng rõ nhất khi nó là vết thương nhỏ, vết tầy xước. Thông thường vết trầy xước trên da sẽ tự phục hồi chỉ sau vài ngày.
Tuy nhiên đó là lý thuyết nhưng không phải vết trầy xước nào cũng có thể tự lành lại trong thời gian như vậy. Có những vết trầy xước bạn phải mất khoảng thời gian lâu hơn, có thể là 1 đến 2 tuần. Vậy yếu tố da lành hay da dữ có liên quan đến thời gian lành lại của vết thương hay không?
Theo các chuyên gia, thực tế da lành hay da dữ không phải yếu tố liên quan nhiều đến tốc độ lành lại một vết xước. Vết xước lâu lành có thể do cơ thể bạn đang cảnh báo tình trạng sức khỏe bị suy giảm, một số yếu tố liên quan đến việc chăm sóc, dinh dưỡng chứ không hẳn là do sự lành, dữ của da. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể khiến vết trầy xước lâu lành hơn mức bình thường
7+ nguyên nhân khiến vết trầy xước lâu lành
Do vết trầy xước bị nhiễm trùng
Là một vết thương nhẹ, tổn thương không sâu nên có không ít người bệnh chủ quan với nó. Điều này có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng vết trầy xước. Khi đó tổn thương sẽ nặng nề hơn do vết trầy đã bị vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Khi mà nồng độ vi khuẩn đủ lớn sẽ gây ra nhiễm trùng khiến vết trầy tiến triển xấu đi và lâu lành lại hơn.
Bạn có thể nhận biết vết trầy xước bị nhiễm trùng khi có những biểu hiện như đỏ ở các khu vực xung quanh vết xước, dịch nhầy chảy ra, đau và nhức nhối tại vị trí vết thương, đi kèm theo đó là mùi hôi tanh khó chịu. Vì vậy tuyệt đối không chủ quan với bất kỳ vết thương nào, kể cả những vết trầy xước nhẹ trên da.
☛ Xem thêm: Nhận biết sớm nhiễm trùng, hoại tử vết thương
Do chăm sóc vết trầy xước không đúng cách
Là vết thương nhỏ, ít xảy ra biến chứng nhưng nếu việc chăm sóc, vệ sinh vết trầy không đảm bảo thì vết thương hoàn toàn có nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thời gian lành lại.
Vết trầy trên cơ thể có cơ chế tự lành lại nhưng không phải không cần chăm sóc. Nếu như không loại bỏ vi khuẩn, bùn cát dị vật ngay bước đầu thì vết trầy lâu lành là điều tất yếu.
Chăm sóc không đúng cách ở đây có thể là:
- Không sơ cứu vết thương, không loại bỏ dị vật, bùn cát ra khỏi vết trầy
- Không sát trùng, làm sạch vết trầy xước hàng ngày.
- Sau sát khuẩn vết trầy không được bảo vệ, băng bó để ngăn tiếp xúc thêm với vi khuẩn, khói bụi ngoài môi trường.
- Do bôi một số phương pháp dân gian không đảm bảo, không qua kiểm chứng khiến cho tổn thương thêm nặng nề.
- Sử dụng oxy già sát trùng khiến các mô, tế bào bị ăn mòn.
☛ Tham khảo chi tiết: Da bị nhiễm khuẩn nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách
Do ăn thực phẩm không phù hợp
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để cơ thể hoạt động, tái tạo nguồn năng lượng chuyển hóa đã mất đi khi bị thương. Các chuyên gia cho biết: Vết trầy xước trên da có thể lâu lành hơn nếu như trong thời gian chăm sóc, bạn tiêu thụ một lượng thực phẩm không phù hợp.
Khi bị vết trầy da bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Kiêng một số thực phẩm đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều đường, đồ ăn nhanh, thịt chế biến sẵn vì có thành phần nitrat có hại cho tế bào và ảnh hưởng đến sự lành lại của vết trầy trên cơ thể.
Mắc một số bệnh lý nền, vết trầy sẽ chậm lành hơn
Vết thương của người mắc bệnh tiểu đường sẽ chậm lành hơn so với những người bình thường. Thậm chí người bệnh tiểu đường còn ít cảm thấy đau đớn hơn nên có thể không phát hiện cơ thể mình có vết trầy xước. Đến khi phát hiện vết trầy có thể bị nhiễm trùng trở thành vết loét nghiêm trọng.
Nguyên do là lượng đường trong máu tăng cao có thể phá hủy các mạch máu bên trong. Mặt khác người bệnh tiểu đường có hệ thống miễn dịch rất kém, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại khiến cho vết trầy xước dù là tổn thương nhẹ nhưng rất lâu lành lại.
Thời gian trung bình để hồi phục một vết trầy xước trên da của người bình thường là khoảng 3 đến 4 ngày thì người tiểu đường có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Sử dụng thuốc bị sai cách
Các bác sĩ cũng chỉ ra một số loại thuốc được xác định là thủ phạm khiến cho vết trấy xước chậm lành. Một số loại thuốc tây y, thuốc hóa trị, xạ trị khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị cản trở làm quá trình làm lành tổn thương khó khăn hơn.
Một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm cũng có thể không phù hợp với cơ thể của bạn nên gây ra tác dụng phụ không mong muốn, trong số đó có sự ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình làm lành vết thương.
Một số sai lầm nghiêm trọng của nhiều người bệnh đó là rắc thuốc đỏ lên trên vùng trầy xước với mong muốn thuốc kháng sinh này sẽ tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Nhưng thực tế đây là hành động khiến tiêu diệt các mô, tế bào mới hình hành, gây tình trạng đau xót nhiều và ảnh hưởng đến thời gian lành lại của vết trầy.
☛ Chia sẻ bạn: Bị trầy xước da bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?
Do vận động không đúng
Là một vết thương nhỏ, bạn hoàn toàn có thể đi lại vận động để cải thiện lưu thông máu, giúp cho máu tươi có thể nuôi dưỡng các mô, tế bào mới. Bệnh nhân quá lười vận động sẽ gián tiếp khiến vết trầy xước chậm lành hơn so với bình thường.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải vận động thật mạnh và thường xuyên. Nacurgo hiểu dù là vết thương nhỏ nhưng cũng có đau đớn nhất định. Bạn chỉ cần vận động một cách nhẹ nhàng, thậm chí có thể lựa chọn đi bộ khoảng 1 đến 2 km mỗi ngày…
Chế độ sống thiếu khoa học
Chế độ sống khoa học đóng một vai trò vô cùng quan trọng để cơ thể có thể tái tạo năng lượng và hoạt động bình thường tránh những rối loạn. Vết thương của bạn sẽ không thể lành lại bình thường khi bạn duy trì một chế độ sống thiếu khoa học như thức quá khuya, tiêu thụ rượu, bia, các chất kích thích. Khi đó không chỉ vết trầy xước lâu lành mà bạn còn phải đối mặt với hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác nữa.
Ngoài ra các nhà khoa học còn chỉ ra việc sử dụng rượu bia sẽ tiêu diệt 1 lượng bạch cầu đáng kể, ảnh hưởng đến lưu thông máu và quá trình nuôi dưỡng các mô, tế bào mới
Khi nào cần đi khám điều trị?
Đây là một dạng tổn thương nhẹ, có thể điều trị tại nhà. Vết trầy có thể lành lại hoàn toàn sau từ 2 đến 3 ngày. Nhưng nếu thấy vết thương quá lâu không có dấu hiệu lành lạ (khoảng 1 tuần trở ra) thì nên đến bệnh viện để theo dõi. Vì có thể vết trầy xước đang có dấu hiệu nhiễm trùng và tiến triển xấu đi.
Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn, loại bỏ các mô, tế bào chết, kết hợp thuốc kháng sinh bôi, kháng sinh uống để vết trầy nhiễm trùng có thể lành lại và ít để lại di chứng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần, bởi nếu vết trầy bị nhiễm trùng thì sau hồi phục ít nhiều cũng để lại di chứng của sẹo mất thẩm mỹ…
Cách chăm sóc vết trầy xước tại nhà mau lành
Sử dụng bộ đôi Nacurgo giúp nhanh lành hơn3 đến 5 lần
Bước chăm sóc và bảo vệ vết thương gần như đóng vai trò quyết định để vết thương mau lành lại. Sử dụng bộ đôi sản phẩm Nacurgo chăm sóc, bảo vệ tổn thương là một phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng. Bộ sản phẩm sẽ bao gồm dung dịch rửa da hư tổn (chai xanh) và dung dịch xịt tạo màng sinh học (dung dịch màu vàng).
Đầu tiên là dung dịch Nacurgo rửa sạch da hư tổn. Đây là một dung dịch chuyên dụng có tác dụng sát khuẩn nhẹ nhàng, làm sạch tế bào chết, bụi bẩn, dịch nhầy tồn tại trên vết thương, đảm bảo cho vết thương luôn sạch sẽ, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm.
Dung dịch rửa đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Tiêu diệt mạnh mẽ vi khuẩn gây hại cho vết thương
- Làm dịu, làm mát, không gây đau xót cho vùng da trầy xước
- Không gây độc cho tế bào
- Khử đi mùi hôi, tanh trên vết thương
- Hạn chế nguy cơ để lại sẹo thâm
- Tạo môi trường lành tính để vết trầy lành lại nhanh hơn
Để sử dụng, có thể tưới trực tiếp lên vết trầy xước. Đối với vết trầy ở mặt cần sử dụng bông thấm dung dịch và lau nhẹ nhàng. Với dung dịch rửa bạn sử dụng 1 lần/ ngày và có thể ngưng khi vết xước đã hình thành da non.
Tiếp theo là dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo. Đây được coi là bước bảo vệ vết thương tiện lợi, an toàn và thông minh khi ứng dụng lớp màng sinh học Polyesteramide. Lớp màng được tạo ra sau khi xịt vào vết trầy sẽ nhanh chóng khô lại và ngăn cách vết trầy xước với các tác nhân khói bụi, vi khuẩn bên ngoài mà không gây hầm bí vết xước.
Các tinh chất siêu phân tử nghệ nano curcumin và trà xanh Pháp phân bố đều trong dung dịch, thấm sâu vào tế bào, giải phóng tinh chất từ từ nên giúp vết thương được chăm sóc liên tục, tối đa để lành lại nhanh hơn. Các bác sĩ cho biết sử dụng dung dịch này giúp vết thương lành lại nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần.
Các sử dụng đơn giản, xịt trực tiếp Nacurgo màng sinh học lên vết trầy xước sử dụng cách 3 đến 4 tiếng 1 lần bởi sau 1 lần xịt bạn sẽ có 3 đến 4 tiếng bảo vệ sau đó lớp màng sẽ tự phân hủy sinh học.
Bộ đôi sản phẩm được sản xuất phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Kết hợp bổ sung dinh dưỡng phù hợp
Sau chăm sóc và xử lý vết trầy thì dinh dưỡng cũng là yếu tố bạn cần cải thiện nếu muốn vết trầy xước lành lại nhanh hơn nữa. Một số thực phẩm nên và không nên sử dụng khi cơ thể có vết trầy xước:
- Nên: ăn thực phẩm giàu protein lành tính từ các loại hạt, thịt lợn, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể đặc biệt là Vitamin C, E, B, A, kẽm… thực phẩm giàu carbohydrate và uống thật nhiều nước…
- Không nên ăn: Đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, các loại thịt chế biến sẵn, không ăn rau muống, da gà, lòng trắng trứng, thịt bò, một số loại hải sản để không làm ảnh hưởng đến thời gian lành lại của vết trầy xước.
☛ Xem chi tiết: Bị trầy xước nên ăn gì kiêng gì?
Điều chỉnh lối sống khoa học hơn
Ngoài ra bạn cần điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh hơn bằng việc:
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc để cơ thể tránh những rối loạn
- Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích
- Vận động nhẹ nhàng để lưu thông máu cho cơ thể
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, nhất là khi chăm sóc vết trầy xước trên cơ thể
- Uống nhiều nước và lạc quan vui vẻ để có một sức khỏe tinh thần tốt.
Mọi thắc mắc có thể liên hệ ngay qua tổng đài 1800.6626 để được nhận tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm bạn nhé! Cảm ơn bạn, chúc cho vết thương của bạn mau chóng lành lại.