Bỏng nước sôi là tai nạn phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vết bỏng nước sôi nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây nhiễm trùng. Hậu quả sau cùng là để lại thâm, sẹo gây mất thẩm mỹ. Bài viết dưới đây gợi ý cho bạn một số cách trị bỏng nước sôi hiệu quả, vừa giúp vết bỏng nhanh lành vừa giảm nguy cơ hình thành sẹo.
☛ Tham khảo trước: Vết bỏng phồng rộp nước bị vỡ xử lý thế nào?
Mục lục
Bỏng nước sôi có để lại sẹo không?
Bỏng nước sôi có để lại sẹo hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tổn thương của vùng da bị bỏng. Để dự đoán được nguy cơ hình thành sẹo, bạn cần nắm được cách phân loại mức độ bỏng. Cụ thể, bỏng nước sôi được chia thành 3 mức độ.
Bỏng độ 1: Là mức độ bỏng nhẹ nhất, với các triệu chứng như: da ửng đỏ, sưng đau nhẹ, gần giống như da bị cháy nắng. Vết bỏng độ 1 khỏi sau một tuần và thường không để lại sẹo.
Bỏng độ 2: Vùng da bị bỏng đỏ đậm, sưng, gây cảm giác đau rát rất khó chịu. Vết bỏng độ 2 có xuất hiện các nốt phồng, bên trong mọng nước. Bỏng độ 2 có khả năng để lại sẹo cao nếu điều trị sai cách hoặc bị nhiễm trùng. Có thể bạn sẽ cần: Xử lý vết bỏng bị phồng nước tránh nhiễm trùng!
Bỏng độ 3: Vùng da bỏng căng cứng, đen hoặc trắng nhợt. Tổn thương ăn sâu đến các tổ chức dưới da như các dây thần kinh, gân và xương. Đây là mức độ bỏng nghiệm trọng và nguy cơ để lại sẹo rất cao.
➤ Tìm hiểu thêm: Tổng quan về Bỏng
Các bước sơ cứu bỏng nước sôi giúp vết bỏng nhanh lành
Bước 1: Làm mát vết bỏng
Sau khi bị bỏng nước sôi, việc cần làm đầu tiên là làm mát vết bỏng. Hạ nhiệt kịp thời và đúng cách sẽ giúp giảm mức độ bỏng. Cách hạ nhiệt đơn giản và hiệu quả nhất chính là rửa vết bỏng dưới vòi nước sạch ở nhiệt độ thường. Bạn chỉ nên rửa vết bỏng trong khoảng 15 – 20 phút sau khi bị bỏng.
Nên nhớ, bạn không nên dùng đá lạnh chườm lên vết bỏng hay dùng nước mắm, nước tương và bài thuốc dân gian chưa rõ nguồn gốc để ngâm rửa vết bỏng.
Bước 2: Làm sạch vết thương
Trước khi áp dụng bất kỳ một phương pháp điều trị nào thì bạn cũng cần phải đảm bảo cho vết bỏng phải luôn được sạch sẽ. Bạn nên sử dụng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) để làm sạch vết thương. Dung dịch rửa vết thương Nacurgo có tác dụng làm sạch và tan rã chất nhầy, tế bào chết, rửa trôi bụi bẩn trên vùng da hư tổn, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và góp phần thúc đẩy quá trình lành thương.
Bước 3: Bôi thuốc mỡ kháng sinh
Đối với vết bỏng nhẹ thì khả năng nhiễm trùng thường thấp. Tuy nhiên, đối với vết bỏng lớn, nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, hậu quả là làm vết thương lan rộng và lâu lành hơn. Vì vậy, sau khi làm mát vết bỏng, bạn nên bôi các loại thuốc mỡ kháng sinh để bảo vệ vết thương, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Bước 4: Chăm sóc vết bỏng
Băng bó vết thương để tránh các tác động xấu từ môi trường sẽ góp phần rút ngắn thời gian điều trị vết bỏng. Khi sử dụng băng gạc y tế, bạn nên chú ý thay băng gạc và vệ sinh vết bỏng thường xuyên, ít nhất từ 1 – 2 lần/ngày.
Để tạo sự thông thoáng giúp lưu thông máu, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và không phải chịu đau đớn khi thay băng gạc, bạn có thể dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo. Nacurgo có tác dụng tạo một lớp màng không thấm nước với khả năng tự phân hủy vô cùng an toàn trên da giúp bảo vệ da tối ưu trước sự xâm nhập của các chất độc hại ngoài môi trường.
Cách trị bỏng nước sôi không để lại sẹo tại nhà
Trị bỏng nước sôi bằng lá bỏng
Lá bỏng có tác dụng trị bỏng vô cùng hiệu quả. Lá bỏng chứa dịch dạng gel có tính mát, làm dịu da, giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng. Bên cạnh đó, lá bỏng còn chứa các chất kháng viêm, diệt khuẩn có khả năng sát trùng vết thương mà không gây đau rát.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 2 – 3 lá bỏng, xay hoặc giã nhuyễn.
- Bước 2: Đắp hỗn hợp cả bã lẫn gel lên vùng da bị bỏng nước sôi, giữ trong 10 – 15 phút.
- Bước 3: Rửa sạch bằng nước.
Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp bạn giảm đáng kể tình trạng đau rát, sưng đỏ do bỏng nước sôi.
Bôi gel nha đam trị bỏng nước sôi
Nha đam ngoài vai trò là thức uống giải khát thì còn được biết đến là loại “thần dược” giúp làm mát da, giảm tình trạng bỏng rát. Collagen trong gel nha đam có khả năng thúc đẩy các tế bào làm liền sẹo, giúp làn da căng mịn, trắng sáng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 1 – 2 lá nha đam, bỏ phần gai và vỏ xanh, thu lấy phần gel.
- Bước 2: Bôi trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị bỏng, giữ trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Rửa sạch lại bằng nước.
Nếu không có sẵn lá nha đam tươi thì bạn cũng có thể sử dụng các loại kem chứa tinh chất nha đam để điều trị bỏng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bí quyết trị bỏng bằng nha đam không phải ai cũng biết!
Dùng mật ong trị bỏng nước sôi
Mật ong là nguyên liệu nổi tiếng bởi khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy, dùng mật ong để trị bỏng giúp hạn chế khả năng nhiễm trùng. Ngoài ra, các chuyên gia còn chỉ ra rằng, trong mật ong chứa rất nhiều các loại vitamin và dưỡng chất quý. Chúng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương và hạn chế hình thành sẹo.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng 1 miếng băng gạc sạch thấm ướt mật ong.
- Bước 2: Đắp miếng gạc thấm mật ong lên vùng da bị bỏng, giữ trong khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 3: Rửa bằng nước sạch.
Bạn nên thực hiện cách này 2 – 3 lần/ngày để có thể cho hiệu quả tối đa.
Dùng lòng trắng trứng trị bỏng nước sôi
Dùng lòng trắng trứng để chữa bỏng là bài thuốc dân gian có từ lâu đời nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Lòng trắng trứng chứa hàm lượng cao các loại vitamin và collagen giúp giảm đau rát và ngăn ngừa vết bỏng ăn sâu xuống các tổ chức dưới da,
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tách lấy lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt.
- Bước 2: Nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị bỏng theo hướng từ ngoài vào trong. Khi lòng trắng trứng khô thì tiếp tục thoa thêm lớp nữa. Thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 giờ sau khi bị bỏng.
- Bước 3: Từ ngày thứ 2, bạn chỉ cần thoa 2 – 3 lần/ngày.
Đến lúc vết bỏng đã khô, bớt đau và phồng rộp thì dùng nước sạch rửa lại cho lòng trắng trứng trôi đi.
☛ Tham khảo thêm: 7 cách trị bỏng tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Sử dụng Nacurgo màng sinh học (chai vàng) bảo vệ da tối ưu giúp vết bỏng nhanh lành và không để lại sẹo
Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) là giải pháp bảo vệ da tối ưu giúp vết bỏng nhanh lành và không để lại sẹo. Nacurgo khắc phục được các vấn đề bí bách, khó chịu khi dùng băng gạc thông thường để băng bó vết thương. Ngoài ra, dung dịch còn có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo và hồi phục các tế bào da, góp phần giúp vết thương nhanh lành và giảm nguy cơ hình thành thâm sẹo.
Dung dịch Nacurgo với 3 thành phần chính là màng Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh mang đến nhiều tác dụng nổi bật, đó là:
✔️Màng Polyesteramide: Bản chất là Polymer, khi xịt lên da sẽ tạo thành một lớp “hàng rào” vật lý bao phủ vết thương. Màng không thấm nước, có khả năng tự phân hủy. Đặc biệt, nó là đóng vai trò như một nhà phân phối thuốc hữu hiệu, đảm bảo lưu trữ và giải phóng hoạt chất một cách đều đặn qua da.
✔️Tinh nghệ Nano Curcumin: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do gấp 40 lần so với tinh nghệ thường. Mặt khác, Nano Curcumin còn giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các thương tổn trên da; giúp tái tạo da một cách tự nhiên; hạn chế hình thành các vết thâm nám sau khi vết thương hồi phục.
✔️Tinh chất trà xanh: Có khả năng sát khuẩn nhẹ, làm mát và dịu vết thương. Ngoài ra, tinh chất trà xanh còn góp phần thúc đẩy quá trình tạo hạt và hình thành mô mới tại vết thương, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết thâm.
Cách sử dụng dung dịch Nacurgo:
Bạn có thể dùng xịt Nacurgo bằng cách ấn nhẹ van xịt vài nhát trực tiếp lên bề mặt da. Sau vài giây, dung dịch khô lại tạo một lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ bề mặt da. Sau 4 – 5 giờ, màng sinh học tự phân hủy trên da nên bạn chỉ cần xịt một lớp mới đè lên lớp cũ. Hãy sử dụng dung dịch Nacurgo thường xuyên để bảo vệ da một cách tối ưu nhất và hạn chế để lại sẹo.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN NHẤT
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Trong trường hợp vết bỏng nước sôi sau khi hồi phục để lại thâm sẹo, bạn có thể sử dụng các cách dưới đây để xóa mờ vết thâm bỏng.
3 cách trị thâm bỏng nước sôi
Nước cốt chanh xóa mờ vết thâm
Chanh có tác dụng rất tốt trong việc trị thâm sẹo bởi trong loại quả này chứa một hàm lượng lớn axit citric và vitamin C. Tác dụng nổi bật mà các chất này mang lại chính là giúp dọn sạch các tế bào da bị tổn thương, đồng thời tái tạo lại các tế bào da mới, từ đó giúp giảm đáng kể tình trạng thâm khi vết thương hồi phục.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 1 quả chanh, cắt làm đôi, vắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Thoa nước cốt chanh lên vết thâm do bỏng nước sôi và để trong vòng 15 – 20 phút.
- Bước 3: Rửa sạch bằng nước ấm.
Bạn nên kiên trì thực hiện cách này từ 3 – 4 lần/tuần để nhanh chóng xóa các vết thâm do bỏng. Đối với những người da nhạy cảm thì nên pha loãng nước chanh trước khi bôi lên da.
Nghệ tươi trị thâm bỏng
Nghệ tươi là một trong những nguyên liệu dễ tìm và có tác dụng trị thâm hiệu quả nhất. Đối với những vết thâm còn mới, việc sử dụng nghệ tươi sẽ giúp vết thâm mờ đi nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nghệ tươi chứa hàm lượng Cucurmin cao, có tác dụng hàn gắn cấu trúc da, đẩy nhanh quá trình lên da non.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chọn 1 củ nghệ già, rửa sạch cho hết đất.
- Bước 2: Giã hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, lọc lấy nước cốt..
- Bước 3: Thoa nước cốt nghệ lên vùng da bị thâm
- Bước 4: Giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Nghệ tươi khiến da trở nên dễ bắt nắng hơn, vì vậy bạn cần sử dụng các phương pháp che chắn cẩn thận để tránh bị phản tác dụng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Mách cách trị sẹo bỏng bằng nghệ tươi – Lưu ý cách sử dụng
Dầu mù u chữa lành vết thâm
Dầu mù u có màu xanh lá sẫm, gần giống với dầu oliu, được chiết xuất từ cây mù u. Loại dầu này còn có kết cấu khá lỏng, nhờ đó thẩm thấu vào da rất nhanh và có tác dụng nuôi dưỡng da từ sâu bên trong. Các dưỡng chất trong dầu mù u giúp thúc đẩy phục hồi và tái tạo tế bào da. Từ đó, các tế bào da mới phát triển giúp làn da trở nên mềm mịn, trắng hồng hơn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho vài giọt dầu mù ra tay, xoa đều 2 lòng bàn tay cho nóng lên.
- Bước 2: Thoa dầu lên vùng da bị thâm, kết hợp massage trong khoảng 10-15 phút.
Bạn có thể kết hợp dầu mù u với dầu ô liu để tăng hiệu quả trị thâm.
☛ Tham khảo thêm bài viết: Bị bỏng nên ăn gì kiêng gì?
Mong rằng các thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn ít nhiều trong quá trình điều trị bỏng nước sôi. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy gọi ngay đến số điện thoại 1800.6626 để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/boiling-water-burn
https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-burns
https://www.healthline.com/health/burns