Bỏng axit là hiện tượng cơ thể bị tổn thương khi tiếp xúc với dung dịch axit. Tùy vào vị trí và mức độ bỏng mà bệnh nhân cần được xử lý cấp cứu và sử dụng các thuốc trị bỏng axit khác nhau. Nội dung bài viết hôm nay Nacurgo sẽ cung cấp, giới thiệu cho độc giả tham khảo thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề xử lý khi bị bỏng acid.
☛ Tham khảo trước tại: [TỔNG QUAN] Bỏng và xử lý chuyên khoa!
Mục lục
Bỏng axit là gì? Nhận diện một số loại bỏng acid thường gặp
Bỏng axit là các tổn thương xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với axit kim loại hoặc axit hữu cơ. Sự tiếp xúc này gây ra hiện tượng ngưng kết protein tại các mô và mất nước ở tế bào. Nồng độ axit càng cao và thời gian tiếp xúc càng dài thì quá trình ngưng kết càng mạnh và nhanh. Đây là cơ chế gây ra các các tổn thương sâu khiến cơ thể bị tổn hại nghiêm trọng.
Thực tế cho thấy, cơ thể người có thể bị tổn thương do nhiều loại axit khác nhau. Dựa vào đặc điểm vết thương, các bác sĩ có thể nhận định được nguyên nhân gây bỏng là do loại acid nào:
- Bỏng do acid Sunfuric: Đặc điểm điển hình của loại bỏng này là da người bệnh có màu xám, sau đó chuyển sang màu nâu. Vết bỏng có vảy kết khô, đóng chắc và lõm xuống.
- Bỏng do acid nitric: Khi mới bị bỏng, da người bệnh có màu màu vàng. Sau đó, vết thương ngả dần sang màu sẫm.
- Bỏng do acid Chlohydric: Tổn thương do loại acid này gây ra thường có màu vàng nâu.
- Bỏng do acid Trichloracetic: Vết bỏng do acid này gây ra có màu trắng.
- Bỏng do axit Flohydric: Gây ra vết thương có màu đỏ và xuất hiện hiện tượng hoại tử ở vùng trung tâm.
- Bỏng do acid Phenic: Vùng tổn thương có màu xanh sẫm hoặc vàng đỏ.
Phân loại mức độ bỏng do acid gây ra
.Theo tiêu chuẩn của viện Bỏng Quốc Gia, bỏng axit có thể chia làm 5 mức độ, cụ thể:
- Bỏng cấp độ I: Sau khi tiếp xúc với axit, da bị viêm, đỏ nề và đau rát. Sau đó, tổn thương tự khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày.
- Bỏng cấp độ II: Axit khiến bong biểu bì da, xuất hiện các nốt phỏng mọng chứa dịch trong hoặc vàng nhạt. Thông thường, nốt phỏng suất hiện sau khoảng 12 – 24 giờ và khiến người bệnh rất đau rát.
- Bỏng cấp độ III: Tổn thương ăn sâu xuống phần trung bì, xuất hiện nốt phỏng sâu, dày, chứa dịch hồng hoặc đục, da bị hoại tử. Bỏng cấp độ III được chia nhỏ làm 2 mức độ gồm: Bỏng độ IIIA (Hoại tử biểu bì và một phần trung bì, gốc lông và tuyến mồ hôi chưa bị ảnh hưởng) và bỏng độ IIIB (Tổn thương sâu tại lớp trung bì, gốc lông bị tổn thương, tuyến mồ hôi chỉ còn một phần sâu)
- Bỏng cấp độ IV: Da bị tổn thương đến lớp mỡ hạ bì. Các đám da bị hoại tử có màu xám trắng, đen, vàng. Người bệnh mất cảm giác khi chạm vết bỏng.
- Bỏng cấp độ V: Vết bỏng sâu xuống gân, cơ, xương làm tổn thương mạch máu và thần kinh.
Sơ cứu đúng cách cho người bị bỏng
Xử lý khi bị bỏng axit là việc làm quan trọng giúp giảm bớt thương tổn cho bệnh nhân. Thao tác sơ cứu phải nhanh và chuẩn để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những việc cần làm khi bị bỏng axit:
- Bước 1: Di chuyển bệnh nhân ra khỏi vùng tiếp xúc với axit.
- Bước 2: Đánh giá sơ bộ dấu hiệu sống của người bệnh như hô hấp, tuần hoàn. Thực hiện động tác sơ cứu nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngạt, tiết đờm.
- Bước 3: Cởi bỏ quần áo, vật dụng dính axit có tiếp xúc với cơ thể và rửa vết thương dưới dòng nước sạch càng sớm càng tốt. Thời gian rửa nước kéo dài ít nhất 20 phút.
- Bước 4: Che phủ vết thương tạm thời. Có thể sử dụng dung dịch xịt Nacurgo, băng gạc hoặc vải sạch. Chú ý: Nếu dùng băng, gạc, vải thì cần nhẹ nhàng, tránh ép chặt khiến vết bỏng nặng hơn.
- Bước 5: Nhanh chóng di chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Một điều cần lưu ý là không được tự ý đưa các chất, dung dịch, thuốc điều trị lên vết thương của người bệnh. Điều này có thể làm tổn thương nặng nề hơn, tăng hoại tử và gây khó khăn cho việc can thiệp y tế sau đó.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chữa bỏng axit dễ dàng hơn nếu sơ cứu đúng cách!
Các thuốc có thể được dùng trong điều trị bỏng axit
Thuốc trị bỏng axit có nhiều nhóm khác nhau. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Dưới đây là các thuốc thường gặp trong bác đồ điều trị bỏng axit.
Thuốc giảm đau
Đau là một trong những triệu chứng gây sốc cho bệnh nhân, đặc biệt là với những vết bỏng ăn sâu vào hệ thống cơ, gân, thần kinh. Để giảm đau cho bệnh nhân, các bác sĩ có thể phải dùng đến thuốc giảm đau trung ương dưới dạng thuốc tiêm như:
- Thuốc Promedol 2%: Thuốc được tiêm bắp với liều là 0,4 mg/kg/1 lần.
- Thuốc Morphin 1%: Tiến hành tiêm bắp cho bệnh nhân với liều 0,03- 0,05 mg/kg /1 lần.
- Thuốc Dolargan 0,10 : Tiêm bắp trực tiếp với liều 1-2 mg/ kg cân nặng/ lần
- Hỗn hợp dung dịch giảm đau: Bệnh nhân được tiêm bắp hỗn hợp dung dịch Promedol 2% từ 1-2ml, Dimedrol 2% từ 1-2ml và Pipolphen 2,5 từ 1-2ml
Sau khi sử dụng thuốc, một số receptor đặc trưng của nhóm thuốc này (Receptor muy, Kappa và delta) bị kích thích gây ức chế trên adenylcyclase. Quá trình này ức chế hoạt động của kênh Ca ++ và tăng hoạt hóa kênh K+. Kết quả là cản trở hoạt động của các xung thần kinh giúp giảm triệu chứng đau.
Thông thường, triệu chứng đau của bệnh nhân sẽ được kiểm soát sau khoảng 10 – 15 phút kể từ khi sử dụng. Tuy nhiên, thuốc giảm đau trung ương có thể gây ức chế hô hấp với bệnh nhi là trẻ em. Vậy nên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị cho nhóm đối tượng này.
Thuốc kháng viêm
Các thuốc kháng viêm được sử dụng trong điều trị bỏng acid là nhóm non-steroid (NSAIDs). Thuốc giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin, ức chế hoạt động của kinin. Đây là những chất hóa học trung gian được tạo ra trong các phản ứng viêm. Ngoài ra, các NSAIDs còn làm tăng tính bền cho màng lysosome của đại thực bào, nhờ đó, tăng giải phóng các enzyme tiêu thể và các ion superoxyd dẫn đến giảm quá trình viêm.
Thuốc kháng viêm được sử dụng trong bao gồm các thuốc như:
- Pro Dafalgan: Thuốc được chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân bỏng axit nặng trên 17 kg. Liều dùng cho trẻ em là: 30 mg/kg/ lần tiêm bắp. Liều dùng cho người lớn là 1-2 g/ lần x 2 – 4 lần/ngày. Thời gian cho mỗi lần dùng cách nhau ít nhất 4 tiếng.
- Diclofenac: Thuốc được dùng cho bệnh nhân bỏng axit dưới dạng viên uống giải phóng nhanh kali diclofenac với liều lượng 50mg/ lần x 3 lần/ ngày.
- Meloxicam: Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân trên 2 tuổi dưới dạng tiêm bắp. Liều dùng cho trẻ em trên 2 tuổi là 0,125 mg/kg/ngày, không vượt quá 7.5 mg/ngày. Liều dùng cho người lớn là: 7,5 – 15 mg/lần/ngày, không được vượt quá liều 15mg/ngày.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin được sử dụng như một thuốc trị bỏng axit giúp làm giảm phản ứng dị ứng tại các vết tổn thương đồng thời hạn chế tình trạng sốc toàn thân của bệnh nhân. Ngoài ra, các histamin còn có tác dụng an thần cho bệnh nhân bỏng axit.
Các thuốc kháng histamin được dùng phổ biến gồm có:
- Thuốc Pipolphen: Thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng viêm, an thần và hỗ trợ giảm đau. Pipolphen thường được chỉ định tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân trên 2 tuổi với liều 10mg lần.
- Thuốc Dimedrol: Thuốc có tác dụng an thần, chống nôn, chống co thắt, nhờ đó ngăn chặn được những cơn choáng hoặc sốc phản vệ ở bệnh nhân bỏng axit. Dimedrol thường được chỉ định tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch cho người lớn với liều 10-50mg/ngày.Ở trẻ em, liều này được điều chỉnh thành 5mg/kg/ ngày.
Dung dịch cân bằng điện giải
Bỏng axit khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng. Lúc này, người bệnh cần được bù nước, bù điện giải kịp thời để ngăn chặn hiện tượng sốc bỏng. Có 2 phương pháp bù nước và điện giải cho người bệnh là: Đường uống và đường tĩnh mạch.
- Đường uống: Cho bệnh nhân sử dụng dung dịch oresol hoặc dung dịch tự pha gồm: 5,5g muối ăn, 4g natri bicarbonat và 100g glucose pha trong 1 lít nước. Trong 24h, bệnh nhân nên được uống từ 1 – 2 lít dung dịch này.
- Đường truyền: Sử dụng dung dịch Ringer Lactat theo công thức Parkland (1994). Theo đó, lượng dung dịch cần truyền cho bệnh nhân một ngày = 4ml Ringer Lactat * cân nặng (kg)* % diện tích bỏng. Một nửa lượng dịch này được truyền trong 8 giờ đầu tiên và lượng dịch còn lại chia đều trong suốt 16h còn lại trong ngày.
Thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc trị bỏng axit tại chỗ bao gồm: Thuốc sát trùng, thuốc làm rụng hoại tử, thuốc tái tạo tế bào, thuốc se khô và tạo màng bảo vệ vết bỏng. Dưới đây là thông tin cụ thể về từng loại thuốc.
Thuốc sát trùng
Là thuốc có tác dụng tiêu tiết và ức chế các vi khuẩn gây nhiễm trùng vết bỏng. Thuốc được chỉ định phải đảm bảo thấm sâu, an toàn với mô lành, ít gây tác dụng phụ và có tỉ lệ kháng thuốc thấp.
Điển hình của nhóm thuốc này là Cream Silver sulfadiazine 1%. Thành phần của thuốc gồm có các phân tử bạc và sulfamid với nồng độ 1%. Thuốc được chỉ định trong trường hợp bỏng nông và có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn như: S.aureus, E.coli, Klebsiella, P.aeruginosa, Proteus, Enterobacteriaceae và cả C.albicans.
Cream Silver sulfadiazine 1% không phù hợp với những ca mổ ghép da, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh hoặc người dị ứng với thành phần thuốc. Khi bôi thuốc ở diện rộng, bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng giảm bạch cầu sau 2 – 3 ngày sử dụng.
Ngoài Cream Silver sulfadiazine 1%, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn một số loại thuốc khác thay thế như: Dung dịch acid boric 3%, dung dịch Nitrat bạc 0,5% hoặc 0,25%, thuốc mỡ Maduxin,…
Thuốc giúp làm rụng hoại tử bỏng
Về bản chất, đây là các men tiêu hủy protein được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp, chiết xuất từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật.
Thường dùng nhất là thuốc mỡ Axit salicylic 40% được tổng hợp bằng phương pháp hóa học. Thuốc được chỉ định ở tuần thứ 2 sau khi vết hoại tử bỏng đã khô. Loại thuốc này không phù hợp với trường hợp bỏng vượt quá 10% diện tích cơ thể và khi bôi nên tạo lớp dày khoảng 1mm. Không bôi trực tiếp lên miệng vết bỏng còn ướt.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc khác như: Trypsin, pepsin, chymotrypsin (thuốc có nguồn gốc từ động vật) hoặc các men papain, bromelain hay các men Streptokinase, Subtilis (Do vi sinh vật tiết ra)
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh trong điều trị bỏng axit được chỉ định khi vết bỏng có hiện tượng nhiễm khuẩn. Lúc này, các bác sĩ tiến hành làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn và lựa chọn kháng sinh thích hợp. Đa số các kháng sinh được chỉ định theo đường tĩnh mạch với nguyên tắc ít tác dụng phụ, có thể dùng kéo dài với liều cao. Phác đồ kháng sinh hay được sử dụng gồm có:
- Phối hợp nhóm beta – lactam với nhóm aminoglycosid.
- Phối hợp nhóm beta- lactam và nhóm kháng beta-lactam.
- Nhóm fosphomycin chỉ được sử dụng trong các trường hợp vết bỏng bị nhiễm khuẩn nặng.
Một số phác đồ cụ thể được sử dụng trong điều trị như: ampicillin + sulbactam, piperacillin + tazobactam, ticarcillin +acid clavulanic hay imipenem + cilastatin.
Đa số các bác sĩ lựa chọn kháng sinh theo chiến thuật sau:
- Bỏng nông, diện tích bỏng dưới 10% ở người lớn và dưới 5% ở trẻ em: Lựa chọn kháng sinh đường uống thông dụng theo mức độ nhiễm khuẩn.
- Bỏng nông, diện tích bỏng rộng hoặc bỏng sâu (<3%), diện tích bỏng hẹp: Lựa chọn kháng sinh đường tĩnh mạch, phổ rộng thông dụng, sử dụng trong 2-3 tuần.
- Bỏng sâu, diện tích bỏng rộng: Sử dụng kháng sinh phổ rộng trong tuần đầu. Sau đó, làm kháng sinh đồ đề lựa chọn được kháng sinh đặc hiệu.
☛ Thông tin có thể bạn cần: Bị bỏng ăn gì kiêng gì để mau lành?
Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo thúc đẩy vết bỏng mau lành
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị được chỉ định của bác sĩ, nên sử dụng dung dịch Nacurgo để băng vết thương dạng xịt giúp tạo lớp màng bảo vệ vết bỏng khỏi sự xâm nhập của bụi bẩn và vi khuẩn, vừa tiện lợi không gây đau đớn lại giúp vết bỏng được thông thoáng mau lành.
Nacurgo với thành phần chính gồm có: Polyesteramide, nano curcumin và tinh chất trà xanh. Khi sử dụng, Nacurgo tạo ra một lớp màng sinh học từ Polyesteramide có tác dụng chống thấm nước, ngăn bụi bẩn và vi khuẩn. Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh và tinh chất nghệ giúp sát khuẩn và kích thích quá trình tăng sinh tái tạo tế bào.
Nhờ khả năng bảo vệ vết thương tốt, Nacurgo tạo điều kiện cho quá trình hình thành mao mạch giúp vết bỏng được nuôi dưỡng và phục hồi tốt hơn. Đối với những vết bỏng axit độ nông, người bệnh chỉ cần xịt nacurgo trực tiếp lên miệng vết thương. Sau 4 – 5 tiếng, khi lớp màng sinh học tự phân hủy, bạn dùng gạc vô khuẩn thấm dịch và xịt một lớp nacurgo mới.
Nacurgo là sản phẩm dùng thay thế cho băng gạc truyền thống với sự tiện lợi, sử dụng tốt hiệu quả trong các trường hợp bỏng độ nông, bỏng diện rộng. Người bệnh không cần lo lắng mỗi lần thay băng gạc bởi tính tự phân hủy sau 4-5h của lớp màng sinh học.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Lời kết
Thuốc trị bỏng axit phát huy hiệu quả tốt nhất khi sử dụng đúng loại và đúng liều lượng. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Tránh việc tự ý mua thuốc về điều trị theo kinh nghiệm có thể khiến vết bỏng nặng hơn hoặc gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Nguồn tham khảo
https://sites.google.com/site/yhocbachkhoatoanthu/bong/thuoc-dieu-tri-tai-cho-vat-lieu-che-phu-tam-thoi-vet-bong
https://www.webmd.com/first-aid/chemical-burns#1
https://www.healthline.com/health/chemical-burn-or-reaction