Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt và lao động, kể cả ở trẻ nhỏ và người lớn. Nếu không xử lý vết bỏng kịp thời, không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trước mắt mà còn để lại các hậu quả lâu dài. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về cách sơ cứu, xử lý khi tai nạn bỏng vô tình xảy ra.
☛ Tham khảo trước: Tổng quan về bỏng!
Mục lục
Nguyên nhân gây bỏng thường gặp
Bỏng nhiệt: Do tiếp xúc với lửa, hơi nước, các vật nóng, bỏng bô xe, các chất lỏng nóng. Đây là nguyên nhân bỏng phổ biến nhất.
Bỏng lạnh: Trường hợp này ít gặp hơn bỏng nhiệt. Loại bỏng này hay gặp ở những người tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong thời gian dài.
Bỏng hóa chất: Xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất trong nhà, phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Các hóa chất ấy có thể ở thể lỏng, khí hay rắn ví dụ như bỏng acid, base, các kim loại nặng,… Ngoài ra còn có thể bỏng do bị kích thích bởi các chất trong thực phẩm ví dụ như ớt, tỏi gây tình trạng bỏng rát.
Bỏng điện: Thường xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh. Đây là trường hợp bỏng nghiêm trọng và thường có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vọng cao.
Bỏng bức xạ: Gây ra bởi ánh nắng mặt trời, tia cực tím, tia X hay xạ trị trong điều trị bệnh ung thư.
Đánh giá tình trạng bỏng để xử lý kịp thời
Để có thể có đưa cách xử lý vết bỏng hợp lý, kịp thời thì cần đánh giá và xác định nguyên nhân và mức độ bỏng.
Bỏng độ I: Đây là mức độ bỏng nhẹ nhất, hay còn được gọi là “bỏng bề mặt” vì chúng có liên quan đến lớp da bên ngoài. Bỏng độ I đi kèm với các triệu chứng da khô, đỏ, đau rát, viêm nhẹ.
Bỏng độ II: Bỏng mức độ 2 tác động sâu hơn bỏng độ I. Triệu chứng là da bị phồng rộp, đau và đỏ. Để ý kĩ hơn sẽ thấy xuất hiện các bọng nước chứa dịch màu vàng nhạt; đáy nốt bỏng màu vàng ánh, ướt, có dịch xuất tiết, đây là lớp tế bào mầm của biểu bì còn nguyên vẹn. Phồng nước càng nặng thì vết thương sẽ lâu lành.
Bỏng độ III: Đây là mức độ bỏng nặng tổn thương đến mọi tầng của lớp da. Vùng da bỏng màu sẫm hoặc trắng bệch do tổn thương da rất nặng. Bỏng độ III trở lên thường không hoặc ít đau do ảnh hưởng đến dây thần kinh. Một số trường hợp bỏng độ III có ảnh hưởng đến hoạt động của gân và xương.
5 Bước sơ cứu bỏng nhiệt đúng cách
Mục đích của sơ cứu bỏng là nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể. Hạn chế tối thiểu mức độ gây tổn thương của vết bỏng. Đặc biệt hỗ trợ khẩn cấp hô hấp, tuần hoàn,… khi bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Sơ cứu đúng cách rất quan trọng trong việc điều trị vết bỏng và cấp cứu nạn nhân trong những trường hợp khẩn cấp.
Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng
Bước này cần thao tác nhanh, tránh tác nhân bỏng làm tổn thương thêm các vùng da trên cơ thể. Trong các trường hợp như hỏa hoạn, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi đang cháy, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy,… Đối với trường hợp bị dầu nóng, nước sôi gây bỏng thì cũng cần nhanh tay loại bỏ quần áo bị thấm dầu nóng, nước sôi ra khỏi cơ thể.
Kết hợp loại bỏ các vật dụng như nhẫn, vòng, đồng hồ,… tại khu vực vết bỏng để tránh chà xát hay nhiễm trùng. Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân nếu có hiện tượng ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng đường thở.
Bước 2: Ngâm rửa vùng bỏng trong nước sạch
Sau bước loại bỏ tác nhân gây bỏng, nhanh chóng xả nước sạch trực tiếp vào vùng da tổn thương để giúp làm dịu vết bỏng, giảm sưng viêm, hạn chế tác động của nhiệt độ vào sâu hơn. Thực hiện làm mát vết bỏng càng sớm càng tốt, càng lâu thì hiệu quả tác dụng càng giảm.
Nên xả nước mát, nhiệt độ tốt nhất khoảng 16 – 20 độ C. Đối với trẻ em, để kiểm tra nhiệt độ đã phù hợp chưa là khi trẻ nhỏ giảm quấy khóc hay bệnh nhân cảm lớn thấy giảm đau, dễ chịu hơn.
Xả nước liên tục trong vòng 15 – 20 phút. Nếu thời tiết lạnh có thể giảm thời gian xả nước cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn chú ý giữ ấm các vùng còn lại trên người bệnh nhân. Lưu ý, xả nước ở mức độ vừa phải, tránh làm vỡ các bọng nước.
Bước 3: Làm sạch vết bỏng bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh)
Sau bước ngâm rửa vết bỏng, hãy sử dụng dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) để làm sạch vết bỏng, loại bỏ các tác nhân có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, làm mát dịu cho da và góp phần tái tạo da.
Nacurgo (chai xanh) là dung dịch rửa vết thương hàng đầu hiện nay với 5 tác động ” Ngừa khuẩn, sạch nhầy, an toàn, mát dịu, khử mùi”
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nacurgo dung dịch rửa làm sạch da hư tổn
Bước 4: Che phủ bảo vệ vết bỏng bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Bên cạnh các phương pháp che phủ truyền thống như băng gạc, vải màn,… để bảo vệ vết bỏng, bạn có thể sử dụng công nghệ mới băng vết thương dạng dung dịch xịt – màng sinh học Nacurgo với nhiều đặc điểm ưu việt, nổi trội hơn băng gạc thông thường. Dung dịch xịt màng bảo vệ Nacurgo không chỉ là “chiếc băng gạc bảo vệ thông minh” mà còn có chức năng khôi phục tổn thương, tái tạo da.
Điểm nổi bật tạo nên khác biệt của Nacurgo màng sinh học với các cách bảo vệ vật lý thông thường.
✔️ Chức năng bảo vệ hiệu quả hơn
Màng sinh học Polyesteramide (PEA) có khả năng tương thích sinh học cao với các tổ chức của cơ thể như máu, da, mô, xương khớp. Nó tạo một lớp màng mỏng bao phủ vết thương giúp vết thương, tránh thấm nước, chống viêm và ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân có hại từ bên ngoài. Màng sinh học PEA còn tạo một môi trường có độ ẩm hợp lý, kích thích tái tạo và phục hồi da. Ngoài ra, màng PEA còn có vai trò là một hệ dẫn thuốc tại nơi bị thương tổn để tăng cường hiệu quả điều trị tại chỗ.
✔️ Khả năng tái tạo phục hồi nhờ tinh chất thiên nhiên
Tinh chất nghệ tươi Nano Curcumin được bào chế công nghệ cao với kích thước rất nhỏ, được cố định trong màng sinh học tăng khả năng thẩm thấu. Tác dụng nổi bật kháng viêm, kháng khuẩn tốt, chống oxy hóa, bảo vệ vùng tổn thương. Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, tăng tái tạo tế bào da mới, vết thương mau lành, hạn chế thâm sẹo, cân bằng lại màu da, làm sáng da. Chắc chắn với những cách bảo vệ truyền thống khó có thể có được tác dụng hiệu quả này.
✔️ Tiện lợi khi sử dụng
Một điểm cộng nữa là việc bạn sẽ không phải lo lắng về mỗi lần thay băng gạc để vệ sinh vết thương làm sao để không gây đau đớn, không tiếp xúc mạnh để tổn thương vết bỏng.
✔️ Cách sử dụng dễ dàng
Bạn chỉ cần ấn nhẹ van xịt dung dịch lên bề mặt cho toàn bộ vết thương. Sau khi xịt, dung dịch Nacurgo nhanh chóng khô sau vài giây tạo thành lớp màng mỏng bao phủ lên toàn bộ bề mặt da tổn thương. Lớp màng này có khả năng tự phân hủy sinh học nên sau 4 – 5 tiếng, bạn chỉ cần xịt lớp màng mới tương tự đè lên lớp màng cũ. Với cách sử dụng đơn giản, tiện lợi, bệnh nhân hoàn toàn có thể tự mình sử dụng.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Bước 5: Đưa đến cơ sở y tế nếu cần
Với bỏng mức độ I và mức độ II, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc ở nhà. Từ mức độ III trở lên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Hướng dẫn sơ cứu bỏng điện đúng
Bỏng điện tuy hiếm gặp hơn bỏng nhiệt, tuy nhiên khi xuất hiện thường gây hậu quả nghiêm trọng, bệnh nhân có thể mất ý thức sau tai nạn. Khi gặp người bị bỏng điện, bạn cần bình tĩnh thực hiện sơ cứu theo các bước sau:
- Bước 1: Nhanh chóng cắt và đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Chú ý cần các dụng dụng và các biện pháp tránh truyền điện, không được chạm tay trần vào người nạn nhân đến khi cắt tiếp xúc với nguồn điện.
- Bước 2: Khi thấy dấu hiệu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, nhanh chóng cấp cứu tại chỗ bằng cách ép tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo
- Bước 3: Sau khi nạn nhân có mạch đập trở lại, hô hấp được trở lại, dùng khăn mặt, vải màn,… để che phủ cho bệnh nhân.
- Bước 4: Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để xử lý và điều trị.
Cách sơ cứu bỏng hóa chất
Nguyên tắc sơ cứu chung là trong trường hợp bỏng acid cần sử dụng base nhẹ và đối với bỏng base là sử dụng acid nhẹ để trung hòa. Chú ý, chỉ sử dụng acid hoặc base yếu, tuyệt đối không sử dụng base, acid mạnh. Lưu ý rằng, thao tác này chỉ tiến hành sau khi bạn đã thực hiện rửa vết bỏng bằng nước sạch vì nếu trung hòa ngay dễ dẫn đến tổn thương nhiều hơn do phản ứng sinh nhiệt.
- Với trường hợp bỏng acid: dùng nước xà phòng hay Natri Bicarbonat 2 – 3% nếu không có nước vôi trong để rửa.
- Với trường hợp bỏng kiềm, vôi tôi: dùng nước chanh, dấm ăn hay dùng các dung dịch đường (glucose, đường tinh, …)
Đặc biệt chú ý nếu bị bỏng ở vùng mắt thì nên nhanh chóng rửa sạch mắt bằng nước sạch trong 20 phút. Nếu bị bỏng do acid bắn vào mắt, bạn nên rửa thêm với dung dịch natri bicacbonat. Sau đó nhỏ kháng sinh để tránh nhiễm trùng rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
☛ Tham khảo thêm: Bỏng axit chữa như thế nào?
Lưu ý cần thiết khi sơ cứu và xử lý vết bỏng!
❌ Không chườm đá trực tiếp lên vết bỏng
Nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến mạch máu bị co lại. Hơn nữa, nhiệt độ lạnh có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh cho nạn nhân, khiến tổn thương càng thêm nghiêm trọng và gây khó khăn hơn trong điều trị bỏng.
❌ Không làm vỡ phồng rộp
Phồng rộp được tạo thành nhờ cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp che chắn bảo vệ vùng da tổn thương bên trongChú ý tác động nhẹ nhàng tại vết bỏng, không làm vỡ các bọc nước để tránh tình trạng nhiễm trùng.
❌ Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng nhiệt
Bôi kem đánh răng lên vết bỏng là một cách xử lý sai lầm. Trong kem đánh răng có chứa một lượng base, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn và có thể tăng mức độ tổn thương. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng trong trường hợp bỏng acid sau khi sơ cứu, base trong kem đánh răng có tác dụng trung hòa phần acid.Bỏng
☛ Tìm hiểu thêm: Sai lầm khi dùng kem đánh răng trị bỏng?
❌ Không bôi “thuốc dân gian” bừa bãi
Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, nước tương, củ chuối,… Chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào chứng minh rằng các loại “thuốc dân gian” kể trên có hiệu quả trong điều trị bỏng. Ngược lại, nó còn khiến vết bỏng bị nhiễm trùng, khó khăn hơn trong quá trình điều trị.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sơ cứu và xử lý tai nạn bỏng. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy gọi ngay đến hotline 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.benhvien108.vn/so-cuu-tai-nan-bong.htm
https://www.healthline.com/health/burns
https://www.healthline.com/health/first-aid-with-burns
Lê Toàn đã bình luận
Em bị bỏng dầu ăn. em có thể dùng xà phòng để rửa sạch vết dầu không hay chỉ cần sử dụng dung dịch Nacurgo để rửa ạ. Em cảm ơn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Các chuyên gia khuyên rằng, trong khoảng thời gian 24h sau khi bị bỏng bạn phải giữ vết thương sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn. Trường hợp của bạn không nên dùng xà phòng mà nên vệ sinh vết...Xem thêm
Bài viết liên quan
Mách cách trị bỏng nước sôi tại nhà không để lại thâm sẹo!
Bị bỏng ăn gì kiêng gì để vết bỏng mau lành hạn chế sẹo?
Nacurgo màng sinh học trị bỏng như thế nào?
Bị bỏng khám ở đâu? – Địa chỉ khám chữa bỏng uy tín!
Phỏng bô xe phải làm sao để không có sẹo?
Câu hỏi thường gặp