Nên sát trùng vết thương bằng gì? là câu hỏi Nacurgo.vn nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua, đặc biệt là những người đang có vết thương hở đang muốn được giải đáp để lựa chọn loại sản phẩm để sát trùng cho phù hợp. Sát trùng vết thương là một bước quan trọng giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng, gia tăng quá trinh làm lành tổn thương và giúp giảm nguy cơ để lại sẹo. Chính vì vậy, Nacurgo xin được giải đáp chi tiết trong bài viết này!
☛ Tham khảo trước: Hướng dẫn rửa vết thương!
Mục lục
Tại sao cần sát trùng vết thương?
Sát trùng vết thương là một công đoạn quan trọng trong quy trình chăm sóc vết thương Khi có một vết thương, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương và gây nhiễm trùng, dẫn đến các triệu chứng như đau, sưng, nhiệt độ cơ thể cao và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Sát trùng vết thương là quá trình làm sạch vết thương bằng các chất kháng khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn và nấm có thể gây nhiễm trùng, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường quá trình phục hồi cho vết thương. Cụ thể:
- Sát trùng vết thương sẽ ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn và các yếu tố gây hại khác từ môi trường xâm nhập vào vết thương.
- Giúp tiêu diệt các vi sinh vật có hại xung quanh vết thương để ngăn ngừa nguy cơ hoại tử
- Sát trùng vết thương còn giúp loại bỏ phần nào bụi bẩn, da, tế bào chết mà nước bình thường và nước muối không thể làm sạch
Với những lý do trên thì việc sát trùng vết thương đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu. Các chuyên gia cũng khuyến khích nên thực hiện việc này càng sớm càng giảm bớt những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nên sát trùng vết thương bằng gì?
Thuốc sát trùng là sản phẩm cần thiết nằm trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp khi có những tai nạn bất thường trong gia đình như vết thương hở, vết trầy xước, mụn và bỏng.
Tuy vậy, để lựa chọn một sản phẩm sát trùng tốt không đơn giản. Dung dịch sát trung vết thương không phù hợp, không được sử dụng đúng với mỗi vết thương có thể gây ra nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Hiểu được điều đó, Nacurgo.vn gửi đến bạn những phân tích về các loại thuốc sát trùng vết thương phổ biến.
Cồn iod
Cồn iod là một dung dịch sát trùng vết thương nhiều người sẽ nghĩ đến đầu tiên để sát trùng. Đây là dung dịch hỗn hợp được tạo ra bởi iodine và cồn, có công dụng tiêu diệt nấm, vi khuẩn, virus tồn tại trên vết thương.
Cồn được sử dụng với mục đích sát khuẩn phải có nồng độ trên 50 độ. Trong y tế cồn có nồng độ 70 được sử dụng phổ biến bởi theo các chuyên gia y tế thì ở nồng độ này hiệu quả diệt khuẩn là tốt nhất.
Tuy nhiên, sử dụng cồn để sát khuẩn vết thương gây ra không ít rắc rối trong quá trình sát trung vết thương đó là hiệu lực kém với nấm và virus. Đồng thời việc sử dụng Cồn sát khuẩn vết thương gây ra hiện tượng đau xót, khô da. Nên hiện nay cồn iod không được sử dụng nhiều để sát khuẩn vết thương mà chủ yếu là để sát khuẩn dụng cụ y tế và bề mặt ngoài cho da.
Lưu ý, bạn có thể sử dụng cồn sát khuẩn cho các vết trầy xước, vết thương nhỏ, nhưng không nên tự ý lựa chọn cồn sát khuẩn trên vết thương lớn, nghiêm trọng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng dung dịch sát trùng phù hợp.
Povidone iodine
Povidone iodine được tạo ra từ hỗn hợp Povidone (PVP) và iodine. Đây là chất sát trùng được sử dụng để sát khuẩn, virus, nấm tồn tại trong vết thương hở. Nó được ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe. Ưu điểm của Povidone iodine chính là khả năng diệt khuẩn, nấm mạnh mẽ, không gây đau xót, khô da (nếu có thì rất nhẹ).
Tuy nhiên, sử dụng Povidone iodine có thể khiến vùng da bị thương bị nhuộm màu, gây kích ứng nhẹ tại niêm mạc. Do đó, dù được sử dụng nhiều nhưng đây vẫn không phải lựa chọn sử dụng tối ưu
Oxy già
Oxy già là chất oxy hóa được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm cả trong sản xuất và y tế. Trong y tế, oxy già nồng độ 3% có tác dụng sát khuẩn da và vết thương hở. Được sử dụng trên diện rộng, có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm gây nhiễm trùng vết thương.
Tuy nhiên, tác dụng không mạnh mẽ nên không tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn mạnh, thời gian tác dụng ngắn. Cùng với đó, khi sử dụng oxy già sát trùng vết thương lại gây ra tình trạng đau xót, chết các mô, tế bào sống nên dù không có nguy cơ bị nhiễm trùng thì quá trình phục hồi cũng rất lâu. Chính vì vậy, hiện nay oxy già cũng không phải sự lựa chọn tối ưu để sát trung vết thương.
☛ TẠI SAO: Rửa vết thương bằng oxy già – rủi ro nhiều hơn lợi ích?
Thuốc đỏ
Thuốc đỏ cũng là một loại thuốc có công dụng sát trùng vết thương, nhưng hiện nay không được sử dụng nhiều. Thông thường người ta chỉ sử dụng thuốc đỏ để thay thế cho những nơi không có thuốc sát trùng chuyên dụng như Povidone hay cồn y tế.
Thuốc đỏ được tạo ra bởi các thành phần như chất Phenol, glycerol, nước cất. Đây là chất sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được nhiều vi khuẩn, nấm. Trong quá trình sử dụng thuốc đỏ được bôi vào vết thương và để khô.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc đỏ cần thực hiện đúng cách, cẩn thận để tránh gây hại cho sức khỏe. Bởi theo khuyến cáo của chuyên gia, thuốc đỏ không nên sử dụng trên các vết thương hở rộng lớn, có nhiều các mô hư tổn hoặc trên khu vực da quá mỏng. Khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế.
☛ Có thể bạn không biết: Thuốc đỏ rắc vết thương sai lầm nghiêm trọng!
Thuốc tím
Thuốc tím là một dung dịch có thành phần chính là phenol và các chất khác như alcohol, hợp chất amine. Nó có công dụng tiêu diệt, vi khuẩn, nấm tương đối hiệu qảu cho vết thương. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc tím gây ra một số số tác dụng không mong muốn như kích ứng da, nhuộm màu vết thương gây khó chịu cho người bệnh và cản trở việc quan sát vết thương.
Ngoài ra thuốc tìm không được sử dụng đối với vết thương lớn, nhiều mô hư. Hiện nay, việc sử dụng thuốc tím đã được thay thế bởi những chất sát trùng hiện đại và ít tác dụng phụ hơn. Nên trước khi đưa ra quyết định sử dụng thuốc thím sát trùng vết thương cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Dung dịch Nacurgo xanh rửa, sát khuẩn vết thương
Dung dịch Nacurgo xanh rửa và sát khuẩn vết thương là dung dịch đáp ứng được đa số các yêu cầu khắt khe của thuốc sát trùng lý tưởng:
- Khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ
- Không gây độc, gây xót cho tế bào
- Làm mát dịu, giảm cảm giác đau đớn
- Khử mùi hôi tanh, khó chịu cho vết thương.
- Tạo điều kiện lý tưởng để vết thương mau lành hơn.
Có thể thấy rằng, bài toán đặt ra cho thuốc sát trùng vết thương không hề dễ. Nhưng sản phẩm Nacuro xanh không chỉ giải quyết được vấn đề sát trùng mà còn tạo điều kiện lý tưởng để vết thương lành lại nhanh hơn. Vì thế, đây là một sản phẩm đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều bác sĩ da liễu. Sản phẩm được đề xuất nên sử dụng 1 lần 1 ngày. Với các tổn thương nhiều mủ có thể sử dụng 2 lần/ngày.
Thành phần của Nacurgo xanh rửa, sát khuẩn vết thương: Dung dịch điện hóa, Piper Betle Leaf Extract (Chiết xuất Trầu không), Camellia Sinensis Leaf Extract (Chiết xuất Trà xanh), melaleuca alternifolia essential oil (tinh chất Tràm Trà), Mentha arvensis (tinh chất Bạc Hà), Aloe vera Extract (Chiết xuất Lô hội), D-Panthenol (Vitamin B5), Tetrahydrocucurmin (Tinh chất Nghệ), thành phần khác….
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN SẢN PHẨM NACURGO CHÍNH HÃNG
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Quy trình sát trùng vết thương đúng cách
Quy trình sát trùng vết thương đúng cách sẽ bao gồm 5 bước cơ bản sau đây.
- Bước 1: Sát trùng dụng cụ, sát trùng tay trước khi tiến hành sát trùng vết thương.
- Bước 2: Cầm máu cho vết thương nếu cần
- Bước 3: Loại bỏ dị vật, làm sạch vết thương. Dị vật có thể là bùn, cát, tế bào chết, dịch nhầy
- Bước 4: Sát trùng vết thương bằng dung dịch phù hợp (Nacurgo xanh rửa, sát trùng vết thương, Betadine….)
- Bước 5: Bảo vệ vết thương, tạo môi trường lý tưởng để vết thương phục hồi nhanh chóng
Đối với các vết thương nhỏ, tổn thương nông, bạn có thể áp dụng cách này tại nhà. Nhưng với các vết thương sâu, rộng cần đến các cơ sở y tế để được xử lý chuyên khoa với bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Một số lưu ý khi sử dụng dung dịch sát trùng cho vết thương
Tất cả các sản phẩm sát trùng vết thương đều cần có những lưu ý, nguyên tắc chung khi sử dụng lên vết thương. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần nắm:
- Lựa chọn dung dịch sát trùng phù hợp: Cần lựa chọn dung dịch sát trùng phù hợp với tình trạng vết thương. Nếu không chắc chắn trong quá trình chọn lựa, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Vết thương cần được làm sạch trước khi sát trùng: Trước khi sát trùng vết thương, cần đảm bảo vết thương đã được làm sạch, loại bỏ tạp chất, các mô, tế bào chết , vi khuẩn, bụi bẩn tại bề mặt vết thương. Nếu vết thương không được làm sạch đúng cách, thuốc sát trùng sẽ làm việc không hiệu quả.
- Dùng đúng liều lượng: Không phải cứ dùng nhiều thuốc sát trùng sẽ mang lại hiệu quả tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cần phải sử dụng đúng liều lượng, tuân thủ hướng dẫn sử dụng và chỉ định từ bác sĩ.
- Tránh tiếp xúc với mắt, mũi và miệng: Dung dịch sát trùng có thể gây kích ứng và phản ứng dị ứng nếu tiếp xúc với mắt, mũi và miệng. Do đó, cần đeo khẩu trang và mắt kính khi sử dụng để tránh cho dung dịch tiếp xúc với các vị trí này.
- Đóng gói và bảo quản đúng cách: Dung dịch sát trùng cần được đóng gói và bảo quản đúng cách để tránh bị nhiễm khuẩn cho lần sử dụng sau.
Trên đây là những thông tin tham khảo để bạn dễ dàng chọn lựa 1 dung dịch sát trùng cho vết thương của mình. Để được tư vấn trực tiếp và giải đáp thắc mắc trong quá trình sát trùng vết thương tại nhà cũng như cách sử dụng sản phẩm Nacurgo xanh, mời gọi ngay Hotline miễn cước 1800.6626 bạn nhé!
Thông tin tham khảo
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cach-su-dung-dung-dich-sat-khuan-vet-thuong/
https://www.webmd.com/first-aid/relieving-wound-pain
https://www.wikihow.com/Disinfect-a-Wound
Hải đã bình luận
Dùng Nacurgo chai xanh sát trùng vết thương có cần dùng thêm thuốc đỏ không?
Nacurgo.vn đã bình luận
Chào bạn, dùng Nacurgo chai xanh thì không cần dùng thêm bất cứ loại thuốc sát trùng nào nữa nhé!
Lê Ngần đã bình luận
Nacurgo.vn đã bình luận
Bài viết liên quan
Vết mổ đẻ bị chảy nước vàng có đáng lo không? Xử lý thế nào?
Bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc gì? Top 5 thuốc an toàn!
Cách điều trị vết thương hở ngoài da mau lành không để lại sẹo
Viên thuốc đỏ rắc vết thương – Sai lầm và hậu quả nguy hiểm!
Kem Lucas bôi vết thương hở được không? Cách xử lý đúng cho vết thương!
Câu hỏi thường gặp