Oxy già được dùng sát khuẩn vết thương khá phổ biến, nó có mặt trong hầu hết các tủ thuốc mỗi gia đình. Cảm giác đau đớn khi rửa vết thương bằng oxy già là một trải nghiệm khó quên đối với nhiều người. Vậy, liệu có nên sử dụng nước oxy già rửa vết thương hay không? Cách rửa sao cho đúng?
Nên hay không rửa vết thương bằng nước oxy già?
Mục lục
Tác dụng sát trùng vết thương của nước oxy già
Vết thương hở ngoài da rất dễ nhiễm trùng do tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường. Việc rửa vết thương ngay từ đầu là bước quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng, và nước oxy già (hydrogen peroxide) thường được lựa chọn nhờ tác dụng sát khuẩn hiệu quả.
Nước oxy già (H₂O₂) đã được sử dụng làm dung dịch sát trùng từ những năm 1920. Với chi phí thấp và dễ sử dụng, oxy già trở thành sản phẩm phổ biến, thường có sẵn trong các hộp thuốc gia đình.
Tác dụng sát khuẩn của oxy già đến từ cơ chế giải phóng oxy tạo bọt trên bề mặt vết thương, giúp loại bỏ mảnh vụn và tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá hủy màng tế bào của chúng. Ngoài sát trùng vết thương, oxy già còn được dùng để sát khuẩn dụng cụ y tế, làm sạch đồ gia dụng, tẩy trắng quần áo và vệ sinh nhà cửa.
Nước oxy già có tác dụng sát khuẩn mạnh
Cách sát trùng vết thương bằng oxy già
Để sát trùng vết thương, bạn cần sử dụng nước oxy già đã được pha loãng đến nồng độ 1,5 – 3%. Tuyệt đối không dùng nước oxy già đậm đặc chưa được pha loãng.
Cách sử dụng rất đơn giản: Bạn có thể dùng tăm bông, miếng gạc, hoặc nhỏ trực tiếp oxy già lên vết thương. Các bọt khí sẽ nhanh chóng xuất hiện và làm sạch vết thương.
Đối với vết thương nhỏ trong miệng hoặc lợi, bạn có thể dùng oxy già gel 1,5% để thoa lên, sau 1 phút cần khạc nhổ ra ngay. Bạn cũng có thể dùng dung dịch oxy già 3% để súc miệng, nhưng lưu ý không nên súc trong thời gian dài.
Có nên dùng oxy già rửa vết thương hay không?
Chuyên gia y tế khuyên: không nên sử dụng oxy già để rửa vết thương hở, vì nó có thể làm tổn thương các tế bào da lành và kéo dài thời gian phục hồi. Mặc dù oxy già có khả năng sát khuẩn mạnh, nhưng tính oxy hóa của nó có thể gây đau rát và khiến người bệnh, đặc biệt là trẻ em, cảm thấy sợ hãi. Điều này có thể làm họ ngại vệ sinh vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hơn nữa, oxy già có thể phá hủy tế bào mạch máu và bạch cầu, làm suy giảm hệ miễn dịch và làm vết thương lâu lành. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các dung dịch rửa vết thương an toàn như nước muối sinh lý để bảo vệ tế bào lành và giúp vết thương mau hồi phục.
☛ Tham khảo thêm: Sát trùng vết thương bằng oxy già sai cách- hiểm họa khôn lường!
Vết thương KHÔNG ĐƯỢC dùng oxy già để rửa?
Dưới đây là những vết thương, khu vực tuyệt đối không nên dùng oxy già kể cả để rửa hay sát trùng:
Vệ sinh và lấy ráy tai
Do tác dụng sát khuẩn mạnh nên nhiều người lạm dụng dùng nước oxy già để vệ sinh, làm sạch ráy tai. Thế nhưng, ống tai là vùng da rất nhạy cảm, bất kỳ tác động nhỏ nào cũng có thể gây tổn thương, nặng nhất là gây điếc tai.
Vì vậy, sau khi sử dụng nước oxy già rửa tai thì cần phải lau thật sạch, không để oxy già còn đọng lại. Để giảm thiểu tối đa rủi ro khi vệ sinh tai thì tốt nhất là không nên dùng nước oxy già khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Vết thương hở nhiều, sâu
Vết thương hở nhiều, sâu làm bộc lộ nhiều hơn tế bào mạch máu và tế bào biểu mô da. Nếu dùng nước oxy già để rửa thì sẽ làm tình trạng “ăn da” trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian hồi phục vết thương. Vì vậy, tuyệt đối không dùng nước oxy già rửa vết thương.
Vết thương đang lên da non
Tính oxy hóa mạnh của oxy già phá hủy các mô liên kết (thành phần kích thích quá trình lên da non làm lành vết thương). Vì vậy sự tạo thành da non bị gián đoạn và làm chậm lành vết thương. Hơn nữa, vùng da non mới sinh rất nhạy cảm nên oxy già có thể làm tổn thương khiến vết thương lâu lành.
☛ Tham khảo thêm: Vết bỏng lên da non làm gì đỡ ngứa ngừa sẹo?
Lựa chọn dung dịch rửa vết thương thay thế oxy già
Một dung dịch sát khuẩn vết thương hiệu quả cần đáp ứng đủ các tiêu chí sau: tác dụng diệt khuẩn mạnh và nhanh; không ảnh hưởng đến các tế bào lành, mạch máu, không gây đau rát, khó chịu cho người sử dụng.
☛ Chi tiết hơn: Hướng dẫn chọn dung dịch rửa vết thương
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn thường dùng như cồn y tế, cồn iod,… cũng có nhiều rủi ro tương tự nước oxy già. Một số chế phẩm chứa iod gây ra nhiều tác dụng không mong muốn với cơ thể. Dung dịch nước muối sinh lý mặc dù dịu nhẹ với da nhưng khả năng diệt khuẩn tương đối thấp.
Trước tình hình đó, dung dịch sát khuẩn Nacurgo được nghiên cứu và ra đời với những ưu điểm vượt trội khắc phục thành công nhược điểm của các loại dung dịch sát khuẩn thông thường. Với 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – MÁT DỊU – KHỬ MÙI – AN TOÀN”, Nacurgo đáp ứng đủ yêu cầu của một dung dịch rửa vết thương chuyên dụng.
Dung dịch Nacurgo với thành phần chính là nước điện hóa kết hợp với các tinh chất thiên nhiên tạo nên công thức ưu việt giúp việc sát khuẩn vết thương trở nên thuận tiện, an toàn, hiệu quả, đem lại cảm giác dễ chịu khi dùng sản phẩm.
Cách sử dụng: Bạn chỉ cần đổ trực tiếp dung dịch lên bề mặt vết thương. Để loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết một cách dễ dàng hơn thì bạn có thể sử dụng một miếng gạc sạch để lau bỏ chúng. Lưu ý, không tưới dung dịch trực tiếp lên vết thương trên mặt. Nên sử dụng Nacurgo tối thiểu 1 lần mỗi ngày đến khi vết thương lành hẳn.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Từ những thông tin trên đây, mong rằng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về việc sử dụng nước oxy già rửa vết thương sao cho đúng. Nếu bạn còn câu hỏi hay muốn tư vấn thêm về dung dịch rửa vết thương Nacurgo, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1800.6626 (miễn phí) để được các chuyên gia của chúng tôi tận tình tư vấn!
Tài liệu tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/co-nen-dung-oxy-gia-de-rua-vet-thuong-ho/?link_type=related_posts
https://suckhoedoisong.vn/oxy-gia-su-dung-sao-cho-dung-n78375.html
https://www.davisregional.com/news-room/why-you-should-stop-using-hydrogen-peroxide-on-wou-13469
Trần Hải đã bình luận
đang định dùng oxy già rửa vết thương đọc bài này rén ngang
adminsub đã bình luận
Cảm ơn bạn đã đọc và tin tưởng bài viết nacurgo cung cấp. Chúc cho vết thương của bạn mau chóng hồi phục nhé!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách rửa vết thương chuẩn!
Rửa vết thương bằng Povidine (thuốc đỏ) có tốt không?
Nên rửa vết thương ngày mấy lần? Rửa sao cho đúng?
Rửa vết thương bằng cồn có thực sự hiệu quả? Cần lưu ý gì?
Chuyên gia hướng dẫn: Cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành và hạn chế sẹo xấu
Câu hỏi thường gặp