Trẻ sơ sinh có làn da mỏng, nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Đồng thời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên khi có vết thương thì nguy cơ nhiễm trùng xảy ra là rất lớn. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, việc rửa vết thương là rất cần thiết. Vậy rửa vết thương cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách và cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thương?
Khác với trẻ lớn hơn đã biết tò mò, vết thương trên da có thể do chúng tự gây ra trong khi nô đùa, vui chơi cùng nhau thì ở trẻ sơ sinh, phần lớn các vết thương trên da là do bị động mà hình thành.
Trẻ sơ sinh bị thương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
- Vết thương do cọ xát: Da trẻ sơ sinh mỏng, nhạy cảm nên khi cọ xát với quần áo hay thậm chí là cọ xát giữa da với nhau cũng có thể gây nên vết thương dạng trầy xước.
- Vết thương do va đập: Trẻ sơ sinh trong khi vui chơi có thể khiến tay, chân va đập với các vật cứng gây tổn thương da. Điều này có thể để lại cho con vết thương dạng bầm tím, xước hoặc rách da tùy vào lực độ va đập lớn hay nhỏ.
- Vết thương xước da do móng tay: Trẻ sơ sinh thường có thói quen đưa tay lên dụi mặt. Do đó, nếu móng tay của trẻ quá dài hoặc sắc thì hành động này có thể gây xước hoặc rách da bé.
- Vết thương do bỏng: Để trẻ tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc đồ vật nóng là nguyên nhân gây phỏng da bé.
- Vết thương do côn trùng cắn: Khi trẻ sơ sinh vô tình bị muỗi hoặc côn trùng đốt gây ngứa ngáy khiến bé đưa tay gãi cũng có thể gây vết thương cho da. Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh bị côn trùng đốt cũng rất hiểm mà cha mẹ cần hết sức lưu ý.
- Vết thương do bị viêm da dị ứng: Da trẻ sơ sinh hết sức nhạy cảm nên chúng có thể bị kích ứng với các loại sữa tắm, kem dưỡng da hay tã bỉm thường ngày gây nên những tổn thương dạng nổi mẩn đỏ, mụn nước, sưng phồng. Tình trạng da này rất dễ chuyển biến thành các vết thương hở với một lực cọ sát, va chạm nhẹ.
- Vết thương do nhiễm khuẩn tụ cầu: Vi khuẩn tụ cầu có thể sống ký sinh trên da bé và niêm mạc sau đó xâm nhập vào cơ thể con thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông. Từ đó, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn kèm mủ, điển hình các các vết chốc lở, mụn nhọt và các ổ áp xe trên da.
Ngoài ra, một số trường hợp hi hữu khác có thể xảy ra khi cha mẹ không để ý khiến trẻ sơ sinh cầm phải các vật có xu hướng mảnh, nhọn, mép sắc gây nên các vết thương sâu, chảy máu nhiều.
2. Sai lầm thường gặp trong rửa vết thương cho trẻ sơ sinh
Một trong những sai lầm phổ biến mà cha mẹ hay gặp phải trong việc xử lý vết thương ở trẻ sơ sinh là:
- Rửa vết thương bằng oxy già: Oxy già là dung dịch thường được dùng để sát trùng vết thương. Tuy nhiên, với tính sát khuẩn mạnh sẽ khiến cho làn da chị trẻ bị đau đớn, phá hủy các tế bào mô liên kết. Điều này có thể khiến cho vết thương của trẻ trở nên tồi tệ và lâu lành hơn.
- Đắp thuốc lá: Có rất nhiều trường hợp các bậc phụ huynh xử lý vết thương cho con bằng phương pháp dân gian, điển hình là biện pháp đắp thuốc lá. Điều này rất dế khiến vết thương bị nhiễm trùng.
- Rắc thuốc kháng sinh lên vết thương: Việc tự ý rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hở trên da con dễ đem lại những hậu quả nghiêm trọng như đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử da.
- Bôi kem đánh răng: Tròn kem đánh răng có chứa kiềm, khi bôi vào vết thương hở, đặc biệt là các vết bỏng trên da trẻ sơ sinh sẽ khiến cho con bị đau đớn, tình trạng đau rát răng lên, vết thương có thể tiến triển nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng.
Hầu hết các vết thương ở trẻ sơ sinh đều là những vết thương nhỏ, nhưng không phải vì thế mà phụ huynh lơ là, không vệ sinh đúng cách và sạch sẽ cho con. Tốt nhất, nếu không biết cách xử lý vết thương trên da trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý áp dụng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng về mức độ an toàn, bởi vì điều này sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng mà bạn không thể lường trước được.
3. Rửa vết thương ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?
Khi trẻ sơ sinh có vết thương thì bước làm sạch là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, cần được ưu tiên thực hiện ngay. Tuy nhiên, thao tác rửa vết thương cần phải thực đúng cách thì mới có thể phát huy hết tác dụng làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Từ đó giúp vết thương nhanh lành, đồng thời hạn chế để lại sẹo thâm.
Vậy rửa vết thương cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng cách, tham khảo ngay các bước dưới đây:
Bước 1: Làm sạch vết thương
Bước rửa sạch vết thương là vô vùng quan trọng do da của trẻ sơ sinh yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, nếu như bụi bẩn và vi khuẩn ở miệng vết thương không được loại bỏ một cách triệt để thì chúng rất dễ bị nhiễm trùng.
Tùy vào mức độ bị thương mà mẹ có thể lựa chọn các loại dung dịch làm sạch khác nhau. Cụ thể, nếu vết thương chỉ là các vết trầy xước bình thường thì mẹ chỉ cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, nếu vết thương của con có mủ, sưng tấy mẹ cần một loại dung dịch có hiệu quả làm sạch tốt hơn. Vì rửa bằng nước muối thôi là không đủ, nó chỉ có thể rửa trôi bụi bẩn, không có khả năng sát khuẩn mà sử dụng cồn hay oxy già lại quá mạnh so với làn da mỏng của con.
Lúc này, thứ mẹ cần là một loại dung dịch làm sạch vừa có thể rửa trôi được bụi bẩn, vừa có tính sát khuẩn nhẹ để loại bỏ vi khuẩn trên da con mà không gây đau đớn trong quá trình rửa. Do đó, Dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo trở thành sự lựa chọn phù hợp nhất mà mẹ có thể tìm thấy.
Dung dịch rửa vết thương Nacurgo là một sản phẩm chuyên biệt với 5 tác động “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Vừa giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương nhờ khả năng loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn; vừa kháng khuẩn chống viêm nhờ chiết xuất từ trà xanh và lá trầu không.
Ngoài ra, nacurgo (chai xanh) cũng hết sức an toàn và lành tính với da trẻ sơ sinh do có thành phần tự nhiên như lô hội, tinh chất nghệ trắng, tinh dầu bạc hà và tinh dầu tràm trà,… Từ đó, giúp tái tạo da một cách tự nhiên, thúc đẩy tổn thương trên da trẻ nhanh lành, hạn chế để lại thâm sẹo.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Thao tác rửa vết thương cho trẻ sơ sinh cần tiến hành như sau:
- Đầu tiên, mẹ rửa vết thương của con với nước sạch bằng cách cho vòi nước chảy lên da con. Điều này giúp làm ẩm vùng da bị thương khiến thao tác rửa vết thương trở nên dễ dàng hơn. Sau đó, tùy vào mức độ vết thương mà mẹ dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Nacurgo để rửa. Mẹ có thể tưới trực tiếp dung dịch lên da con.
- Nếu vết thương của con có bụi bẩn và nhày mủ rửa không đi, mẹ hãy dùng bông gạc để thấm ướt bằng dung dịch Nacurgo, sau đó lau nhẹ nhàng lên vết thương của con để dễ dàng kéo theo các chất bẩn này.
- Trong trường hợp vết thương của trẻ có mủ, các vảy da chết cứng đầu bám chặt vào miệng vết thương hay dị vật mắc kẹt,… không thể loại bỏ bằng băng gạc thì mẹ hãy sử dụng 1 chiếc nhíp đã được khử trùng bằng Nacurgo để loại bỏ chúng.
- Sau cùng, rửa lại vết thương lần nữa với dung dịch Nacurgo.
Bước 2: Thấm khô vết thương bằng một chiếc khăn sạch
Bước 3: Che phủ bảo vệ vết thương bằng màng sinh học Nacurgo
Cuối cùng, sau khi vết thương trên da của trẻ đã được làm sạch và sát khuẩn, xong mẹ vẫn cần bảo vệ vùng da này trước các tác nhân từ bên ngoài môi trường bằng cách sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo để tránh nhiễm trùng trở lại.
Xịt bảo vệ vết thương Nacurgo với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide (PEA) có khả năng tự phân hủy, không thấm nước, đóng vai trò như một “hàng rào” vật lý ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, màng PEA giúp hình thành, tái tạo tế bào mới tại vùng da bị tổn thương, khiến vết thương của trẻ phục hồi nhanh chóng.
Ngoài ra, tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có trong xịt Nacurgo cũng làm tăng hiệu quả sát khuẩn, chống viêm, hạn chế để lại thâm sẹo, đặc biệt hiệu quả với những trưởng hợp trẻ sơ sinh bị thương trên mặt sau khi vết thương lành lại.
Đặc biệt, xịt Nacurgo lên vết thương chỉ là một lớp màng mỏng, có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng, mẹ chỉ cần xịt một lớp mới đè lên lớp màng cũ. Do đó, sản phẩm vô cùng tiện lợi đem đến sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho mẹ khi không cần phải thường xuyên thay băng như trước.
“BẤM VÀO ĐÂY” Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
4. Vết thương nào ở trẻ sơ sinh cần đưa ngay tới bác sĩ
Nếu vết thương ở trẻ sơ sinh tự gây ra bởi sự bất cẩn của các con thì hầu hết chúng là những vết thương nhỏ, mẹ có thể xử lý tại nhà bằng các bước hướng dẫn như trên.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vết thương ở trẻ sơ sinh gây ra bởi tai nạn nghiêm trọng thì cần đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời như:
- Vết thương chảy nhiều máu và không cầm máu sau 5 đến 10 phút dù đã ấn trực tiếp lên vết thương.
- Vết thương sâu đến nỗi có thể nhìn thấy cơ hoặc xương của trẻ.
- Vết thương gây ra bởi vật nhọn đâm thủng, hoặc vật bẩn gỉ sét.
- Vết thương có dị vật mắc kẹt như mảnh vụn, thủy tinh, đá hoặc sỏi mà bạn không thể lấy nó ra.
- Vết thương do động vật cắn gây rách ra, chảy máu.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương như sưng phù tấy đỏ, con bị sốt và chảy dịch mủ ở miệng vết thương.
Thao tác rửa vết thương cho trẻ sơ sinh yêu cầu tỉ mỉ và thực hiện đúng vì da của trẻ mỏng và dễ nhạy cảm, đồng thời sức đề kháng của trẻ còn kém. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho các bậc phụ huynh những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc và xử lý khi trẻ có vết thương trên da. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6626 để được giải đáp và tư vấn miễn phí.