Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, dễ gặp đặc biệt là trẻ em. Vết thương khi bị chó cắn nếu không xử lý kịp thời có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm chẳng hạn như bệnh dại. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần ngay lập tức rửa vết thương, sau đó cần tiến hành tiêm phòng bệnh dại. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách rửa vết thương khi bị chó cắn.
Mục lục
1. Nguy hiểm tiềm ẩn từ vết thương do chó cắn
Khi bị chó tấn công, răng của chúng sẽ ngoạm vào phần mô thịt, đồng thời những chiếc răng nanh nhọn, sắc có thể làm rách da gây những vết thương hở. Với những vết cắn sâu có thể làm tổn thương các dây thần kinh, cơ, xương. Nếu không xử lý và điều trị kịp thời, vết cắn có thể bị nhiễm trùng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trong đó, bệnh dại là tình trạng đáng báo động nhất.
Vết thương do chó cắn là nguyên gây chủ yếu gây ra 95% số ca bị bệnh dại của con người. Tình trạng này xảy ra khi virus dại từ nước bọt của động vật bị dại lây sang người qua vết cắn trên cơ thể. Cho đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị được bệnh dại. Do đó, khi phát bệnh là lên cơn thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100%. Chính vì thế, người có vết thương bị chó cắn cần nhanh chóng sơ cứu vết thương và tiêm vắc xin dự phòng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh dại.
2. Phân loại mức độ vết thương do chó cắn
Thông thường, sự nghiêm trọng của vết chó cắn sẽ được phân thành 5 mức độ khác nhau, cụ thể là:
- Mức độ 1: Răng của chó không chạm trực tiếp vào da, chỉ gây bầm tím.
- Mức độ 2: Răng của chó đã chạm vào da nhưng vẫn chưa làm rách ra, có các vết trầy xước nhẹ
- Mức độ 3: Có từ một đến bốn vết thương hở, nông trên da
- Mức độ 4: Có vết thương hở, trong đó có ít nhất một vết thương thủng sâu.
- Mức độ 5: Vết cắn gây ra nhiều vết thương với tình trạng thủng sâu.
3. Cần làm gì khi bị chó cắn?
Việc đầu tiên khi bị chó cắn, bạn cần xác định xem mức độ nghiêm trọng của vết thương này để có thể đưa ra cách ứng phó phù hợp. Cụ thể:
Đối với vết cắn không thủng da
Trường hợp vết thương nhẹ ở mức độ 1,2 không gây thủng da, bạn có thể tạm thời yên tâm sẽ không xảy ra nguy hiểm. Lúc này, bạn có thể xử lý vết thương tại nhà bằng cách rửa vết thương với nước, sau đó kiểm tra xem có xuất hiện các dấu hiệu nào bất thương không để đảm bảo vết thương được an toàn.
Đối với vết cắn thủng da
Trường hợp vết thương do chó cắn đã tạo thành vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng nếu bạn không xử lý vết thương kịp thời. Khi ấy, nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chỉ là mắc phải bệnh dại rất cao. Do đó, bạn không thể lơ là với những vết thương này. Ngay sau khi bị chó cắn, bạn cần thực hiện các bước dưới đây:
Dưới đây là các bước bạn cần làm khi khi có vết thương do chó cắn:
Bước 1: Rửa sạch vết thương
Vết thương cần được rửa sạch ngay lập tức bằng nước sạch, tốt nhất nên sử dụng nước ấm. Trong quá trình rửa vết thương có thể sử dụng bông ma sát lên vết thương để làm sạch tốt hơn, nhưng phải chú ý thao tác nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh.
Bước 2: Loại bỏ máu độc và cầm máu
Khi bị chó cắn, bạn không nên vội cầm máu, thay vào đó hãy dùng tay ấn nhẹ lên vết thương để một ít máu chảy ra. Đây được xem là máu độc vì chúng chứa nước bọt của động vật và hành động này sẽ giúp bạn loại bỏ được vi trùng có trong đó, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Sau khi máu độc đã được loại bỏ bạn mới tiến hành cầm máu bằng cách dùng vải sạch hoặc 3 miếng gạc y tế để ấn lên vết thương. Giữ nguyên trong 7 phút, nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều thì sử dụng thêm vải hoặc nhiều miếng băng gạc, sao cho máu ra ít nhất có thể. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.
Bước 3: Sát trùng vết thương
Với những vết thương do chó cắn gây ra vết thủng sâu thì bước sát trùng là bắt buộc. Đây có thể được coi là bước làm sạch thứ hai. Sau khi máu đã ngừng chảy, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Nacurgo để rửa vết thương, vừa đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, vừa bảo vệ các mô hạt, tránh gây đau đớn khi sử dụng.
Bước 4: Che phủ, bảo vệ vết thương
Sau khi hoàn tất công đoạn sát trùng, bạn cần che phủ và bảo vệ vết thương để hạn chế vi khuẩn bên ngoài tấn công lần nữa. Đối với những vết cắn nông, không chảy máu nhiều bạn có thể chỉ sử dụng xịt màng sinh học Nacurgo là đủ để tạo một hàng bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước.
Với những vết cắn sâu, chảy nhiều máu thì sau khi xịt Nacurgo bạn nên băng bó thêm bằng một lớp băng gạc nhằm cầm máu cũng như hạn chế miệng vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Lưu ý không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông.
Bước 5: Tiêm phòng dại
Trường hợp cần tiêm ngay vắc xin phòng dại:
- Có nhiều vết cắn thủng sâu hoặc vết cắn ở những vị trí nguy hiểm như đầu, cổ, mặt,… thì cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và tiêm phòng dại kịp thời.
- Nếu vết cắn gây ra bởi chó dại hoặc con vật sau khi cắn bị ốm, chết hoặc mất tích thì cũng cần nhanh chóng tiêm phòng dại ngay lập tức.
- Vết thương do chó cắn bị nhiễm trùng gây ra những biểu hiện như: đau đớn kéo dài, sưng đỏ xung quanh miệng vết thương, xuất hiện tình trạng mưng mủ và chảy dịch kèm theo mùi hôi khó chịu, ngoài ra người bệnh cũng có thể bị sốt cao, sưng hạch bạch huyết.
Trường hợp không cần tiêm phòng mà cần theo dõi sau 10-14 ngày:
- Vết cắn nhẹ ở mức độ 1 hoặc 2
- Vết cắn không ở vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
- Chó đã được tiêm phòng dại hoặc chúng vẫn khỏe mạnh bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào sau 14 ngày.
4. Rửa vết thương khi bị chó cắn bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Thông qua các bước sơ cứu vết thương khi bị chó cắn, bạn có thể nhận thấy rằng dù là vết thương nặng hay nhẹ, điều đầu tiên cần làm vẫn là rửa sạch vết thương. Đây là bước quan trọng và cấp thiết hàng đầu cần phải làm đối với vết thương bị chó cắn để nhanh chóng loại bỏ virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
So với việc rửa vết thương bằng nước, sau đó quan sát vết thương trong nỗi lo lắng vết thương có thể bị nhiễm trùng hay sử dụng các loại dung dịch sát trùng có thể gây đau đớn cho vết thương thì bạn có thể lựa chọn thông minh hơn bằng một dung dịch rửa vết thương Nacurgo có tính sát khuẩn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho da.
Vai trò của từng thành phần của dung dịch Nacurgo trong việc rửa và làm sạch vết thương do chó cắn:
- Nacurgo có thành phần dung dịch là nước điện hóa bao gồm các ion và chất oxy hóa như HClO, HO*, ClO- có khả năng đi qua màng tế bào vi khuẩn, ngăn chặn quá trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, đồng thời thời tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.
- Các hoạt chất được tinh chiết từ nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính như: Piper Betle Leaf Extract (Chiết xuất Trầu không), Camellia Sinensis Leaf Extract (Chiết xuất Trà xanh) có tác dụng hỗ trợ hiệu quả trong việc kháng viêm, diệt khuẩn.
- Acid amin và vitamin từ lá lô hội giúp cấp ẩm, làm mát, giảm sưng nóng vết thương. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà, tràm trà và nghệ trắng còn có công dụng khử mùi, ngăn ngừa tạo sẹo.
Như vậy dung dịch làm sạch Nacurgo với 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” là sản phẩm hiệu quả giúp tối giản các bước sơ cứu đồng thời tăng hiệu quả giúp làm sạch vết thương.
Cách sử dụng sản phẩm rất đơn giản:
- Có thể đổ trực tiếp dung dịch lên vết thương hoặc thấm dung dịch vào băng gạc để lau nhẹ nhàng lên vết cắn.
- Đều đặn rửa 1 lần/ngày đảm bảo vết thương luôn được sạch sẽ, thông thoáng.
☛ Tìm đọc kỹ hơn về sản phẩm: Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (125ml)
Sau khi rửa sạch, dùng Nacurgo dạng xịt màng sinh học để bảo vệ vết thương tránh những tác nhân gây hại, mà không cần phải dùng băng gạc truyền thống. Sử dụng Nacurgo xịt đơn giản tiện lợi, sau 4-5 tiếng lớp màng cũ tự phân hủy chỉ cần xịt 1 lớp dung dịch mới lên. Ngoài bảo vệ vết thương, Nacurgo dạng xịt còn giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương từ 3-5 lần
“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc.
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
5. Làm gì để phòng tránh chó cắn?
Một số lưu ý mà bạn cần biết nếu muốn tránh tình trạng bị chó cắn:
- Khi đi đến nhà người quen đang nuôi chó, cách tốt nhất là hãy để chủ nhà dẫn chúng ta vào.
- Không nên lấy bất cứ thứ gì đang nằm trong khay đựng thức ăn của chó. Điều này đặc biệt cần tránh nếu bạn là người lạ.
- Không trêu chọc chó bằng cách lấy đồ chơi, kéo tai hoặc đuôi, hay vung tay lên dọa nó.
- Không bất ngờ vuốt ve, đụng chạm chó, đặc biệt là lúc chó đang ngủ hoặc đang ăn.
- Không chơi đùa hay tiếp cận với chó lạ.
- Khi đối diện với một con chó hung dữ hãy coi như không nhìn thấy nó mà bước đi bình thường với tốc độ từ từ, tránh làm tình hình căng thẳng hơn bằng cách la hét, bỏ chạy hoặc có những động tác bất ngờ về phía con vật.
Kết luận: Vết thương khi bị chó cắn có thể rất nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời, nhưng việc rửa vết thương ngay lập tức có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đó. Tốt nhất là không nên chủ quan với vết thương do chó cắn dù đó là vết thương nhỏ.