Trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày, việc xảy ra va quyệt để lại vết thương hở trên da là không thể tránh khỏi. Tùy vào mức độ va quyệt mà vết thương hở gây ra lớn hay nhỏ. Thông thường vết thương nhỏ không quá nghiêm trọng sẽ được chăm sóc điều trị tại nhà. Tuy nhiên không phải vì vậy mà người bệnh có thể lơ là. Vết thương hở nếu không được vệ sinh đúng cách rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước chăm sóc vết thương hở tại nhà đúng cách.
Mục lục
Vết thương hở là gì?
Vết thương hở được định nghĩa là một chấn thương làm mô bên ngoài cơ thể (da) bị phá vỡ cấu trúc.
Có nhiều nguyên nhân gây nên vết thương hở trên da, hầu hết đến từ tai nạn trong đời sống và sinh hoạt. Như đã trình bày ở trên, vết thương hở được điều trị tại nhà khi chúng là những tổn thương nhỏ, mức độ xâm lấn vừa phải, ít chảy máu hoặc không. Chúng bao gồm:
- Vết trầy xước: Da trầy xước khi cọ xát vào bề mặt thô ráp hoặc sần sùi như bờ tường, mặt đường,… vết thương hở do trầy xước thường không chảy máu hoặc ít chảy máu nhưng gây nhiều đau đớn.
- Vết rách: Là một vết cắt sâu do tai nạn với các dụng cụ sắc nhọn, chủ yếu là dao. Vết rách có thể gây chảy máu nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí bị thương, tuy nhiên nếu vết cắt quá sâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng cao. Trường hợp này người bệnh cần lưu ý đến cơ sở y tế để được chăm sóc cụ thể.
- Vết đâm: Vết thương có dạng một lỗ thủng nhỏ trên da xảy ra khi bạn bị đâm bởi các vật có đầu nhọn, dài như kim, đinh, dao. Vết đâm được điều trị tại nhà nếu chúng là vết thủng nhỏ, chiều sâu ở lớp biểu bì của da và không chảy nhiều máu. Trường hợp vết đâm nghiêm trọng có thể sâu đến nội tạng hoặc do đạn gây ra thì cần điều trị nghiêm túc và nhanh chóng tại các cơ sở y tế.
- Vết rạch, phẫu thuật: Vết rạch chỉ những tổn thương trong phẫu thuật, thường là kết quả của những đường rạch do dao mổ gây ra. Vết thương hở do phẫu thuật chỉ được điều trị tại nhà sau khi bạn xuất viện..
Bị vết thương hở phải làm gì?
Đã là vết thương hở thì dù là vết lớn hay nhỏ, chúng đều có nguy cơ mắc nhiễm trùng. Vì vậy các bước trong khâu xử lý và điều trị vết thương hở rất quan trọng quyết định thời gian phục hồi vết thương.
Dưới đây là 5 bước cần làm tại nhà khi có vết thương hở bao gồm:
1. Cầm máu, hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi
Với vết thương hở bị chảy máu thì việc cầm máu luôn được ưu tiên lên hàng đầu. Do đó, bạn có thể dùng băng gạc hoặc một miếng vải sạch để cầm máu những vết thương nhỏ như vết cắt hoặc trầy xước.
- Nếu máu chảy nhiều và không có vải hay băng sạch, có thể dùng tay ép lên miệng vết thương đến khi máu ngừng chảy.
- Mẹo giúp vết thương ở tay, chân ngừng chảy máu là nâng vị trí vết thương cao hơn tim để giúp máu chảy chậm.
2. Rửa tay trước khi xử lý vết thương hở
Vì bạn thực hiện xử lý vết thương trực tiếp bằng tay nên việc vệ sinh tay sạch sẽ rất quan trọng. Rửa sạch tay với xà phòng hoặc với các dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, trong quá trình xử lý thương, bạn nên sử dụng gang tay y tế để hạn chế việc tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương
3. Rửa sạch và sát khuẩn vết thương
Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lí. Trong quá trình rửa, bạn có thể nhẹ nhàng loại bỏ các vảy da chết, các mô hoại tử bằng nhíp đã được khử trùng.
Với các vết thương trầy xước ngoài da nhẹ có thể chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch. Với các vết thương nặng hơn cần sát khuẩn. Sát khuẩn vết thương là bước quan trọng bởi nó ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài môi trường. Lựa chọn dung dịch sát khuẩn cần đảm bảo các tiêu chí: Công dụng sát khuẩn mạnh, không ảnh hưởng đến các mô lành, không gây tác dụng phụ. Nacurgo xanh sản phẩm rửa sạch vết thương là lựa chọn lý tưởng!
4. Băng vết thương hở
Sử dụng Nacurgo thay cho băng gạc thông thường nếu đó là vết thương hở không nghiêm trọng, ít chảy máu. Đối với vết thương sâu chảy máu nhiều, bạn có thể sử dụng xịt Nacurgo trước để kích thích vết thương mau lành. Sau đó, cuốn thêm một lớp băng gạc bên ngoài nếu vết thương sâu để vết thương được chắc chắn. Lưu ý, không băng quá chặt vì có thể cản trở máu lưu thông, khiến vết thương chậm lành. Bạn cũng nên xịt lại Nacurgo cho vết thương và thay băng thường xuyên để tránh nhiễm trùng vết thương.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Có thể bạn quan tâm: Vết thương hở trên mặt chăm sóc xử lý như thế nào?
5. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương xem chúng có bị nhiễm trùng không. Nếu xuất hiện một trong số các dấu hiệu dưới đây tức là vết thương của bạn đã nhiễm trùng. bao gồm:
- Vết thương đau đớn, kèm sưng to và đỏ. Tình trạng đau đớn không giảm đi mặc dù đã sử dụng biện pháp giảm đau
- Xuất hiện mủ xanh vàng có mùi hôi tanh
- Miệng vết thương lan rộng, sưng đỏ cả các vùng quanh
- Sốt cao kèm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
➤ Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương
Sai lầm thường gặp khi xử lý vết thương hở!
Một số sai lầm mà người bệnh thường mắc phải khi thực hiện chăm sóc vết thương hở tại nhà. Điều này có thể khiến tình trạng miệng vết thương nhiễm trùng trở lại gây nhiều đau đớn, vết thương hở từ đó cũng lâu lành hơn.
Không làm sạch vết thương ngay khi bị thương: Nhiều trường hợp sau khi xảy ra sự cố khiến da bị thương như đứt tay, trầy xước,… một số bệnh nhân thường tiến hành băng bó ngay mà bỏ qua bước làm sạch vết thương. Việc không rửa sạch vết vết thương khiến cho bụi bẩn tích tụ tạo nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
Dùng thuốc bột rắc lên vết thương: Nhiều ý kiến cho rằng, dùng thuốc bột kháng sinh để rắc lên vết thương hở như vết bỏng, trầy xước, rách da,… sẽ khiến vết thương nhanh khô và liền da. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là viên chống lao màu đỏ Rifampicin, một số kháng sinh khác như Clocid (Chloramphenicol), Rifampicin,…
Rắc thuốc bột lên vết thương hở là cách xử trí khá phổ biến hiện nay. Họ cho rằng làm như vậy là chống nhiễm trùng tốt nhất bởi thuốc kháng sinh được bôi trực tiếp lên vết thương. Nhưng thực tế, biện pháp này là lợi bất cập hại, không những không có tác dụng điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như: dị ứng, sốc phản vệ, gây sưng tấy, làm vết thương lâu khỏi, chậm lên da non…
Dùng cồn hay oxy già để sát khuẩn vết thương hở: Cồn y tế và oxy già là 2 dung dịch sát khuẩn hay được sử dụng với mục đích sát trùng vết thương để tránh tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên đối với vết thương hở, 2 dung dịch này lại có tính sát khuẩn quá mạnh, ngoài tác dụng diệt khuẩn, chúng cũng tiêu diệt các bạch cầu, tiểu cầu thậm chí là các mô mới lành. Điều này khiến vết thương lâu lành hơn, thậm chí còn tao nguy cơ nhiễm trùng.
➤ Tham khảo thêm: Sử dụng cồn sát khuẩn vết thương khi nào?
Mẹo chữa vết thương tại đơn giản hiệu quả
1. Sử dụng tinh bột nghệ
Nghệ đã được coi là một dược liệu quý trong việc làm lành vết thương, hạn chế thâm sẹo để lại. Cụ thể hơn đối với vết thương hở, tinh chất curcumin có trong nghệ có khả năng kháng khuẩn mạnh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở, đầy nhanh quá trình lành thương ở bạn.
Tuy nhiên, nhược điểm khi đắp tinh bột nghệ lên vết thương hở có thể khiến da bị hầm bí. Do đó thay vì dung tinh bột nghệ, người có vết thương hở trên da có thể tham khảo dung dịch xịt bảo vệ vết thương Nacurgo.
Trong thành phần của Nacurgo có Nano Curumin – là dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất Curcumin từ củ nghệ, đem lại hiệu quả gấp 40 lần so với tinh bột nghệ thường. Như vậy, so với tinh bột nghệ thông thường, Nacurgo có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn vết thương, tái tạo da một cách tự nhiên từ đó giúp phục hồi các thương tổn trên da và hạn chế để lại thâm sẹo.
➤ Chi tiết sản phẩm tham khảo tại đây: Dung dịch xịt bảo vệ vết thương Nacurgo
2. Làm dịu vết thương bằng nha đam
Nha đam thường được ứng dụng để làm đẹp bởi chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp duy trì độ ẩm cho da.
Gel nha đam được dùng để chăm sóc vết thương hở vì chúng có thể giúp giảm viêm, ngăn ngừa loét và hạn chế tạo sẹo. Nha đam là một loại cây có độ lành tính cao, người bệnh chỉ cần loại bỏ phần vỏ, cạo lấy phần thịt của lá rồi xay nhuyễn để được hỗn hợp gel nha đam, sau đó bôi trực tiếp lên vết thương hở. Song khi sử dụng nha đam cho vết thương hở, bạn cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ đồng thời thực hiện kĩ lưỡngkhâu xử lý bởi nếu còn nhớt rất dễ gây phản ứng ngứa trên da của bạn.
3. Mật ong kháng khuẩn vết thương hở
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong tốt vừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da vừa tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, bạn có thể ứng dụng mật ong trong việc chăm sóc vết thương hở bằng cách bôi trực tiếp 1 lớp mật ong nguyên chất lên vết thương, sau khoảng 30 giây thì xịt Nacurgo lên. Trong khi mật ong có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm nhiễm trên da thì màng Nacurgo bên ngoài lại giúp bảo vệ vết thương khỏi các yếu tố từ bên ngoài, từ đó càng đẩy nhanh tốc độ phục hồi của vết thương hở giúp da nhanh lành.
Lưu ý khi lựa chọn mật ong để bôi lên vết thương hở phải đảm bảo mật ong sạch, nguyên chất, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, không bị pha lẫn các tạp chất khác.
4. Sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm
Dầu dừa có thể thúc đẩy quá trình làm lành, dưỡng ẩm vết thương do chứa một loại axit béo nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn.
Như vậy sử dụng dầu dừa trong việc chăm sóc vết thương hở bằng cách bôi trực tiếp dầu dừa lên vị trí tổn thương, sau đó xoa đều để chúng ngấm vào vết thương. Thường xuyên bôi dầu dừa lên vết thương hở vừa làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, vừa thúc đẩy vết thương nhanh lành.
Tuy nhiên, tương tự như cách sử dụng của mật ong, sau khi bôi dầu dừa lên vết thương hở, thay vì băng bó bằng bông gạc bình thường, bạn có thể thay thế bằng xịt Nacurgo. Điều này vừa giúp cho vết thương được thở, thông thoáng da nhưng vẫn đảm bảo che phủ tốt bề mặt da, bảo vệ tốt vết thương khỏi sự tấn từ các yếu tố bê ngoài.
5. Giấm táo giúp vết thương mau lành
Để vết thương hở mau khô, đồng thời loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng, bạn không thể bỏ qua giấm táo. Để thực hiện chăm sóc vết thương bằng giấm táo, trước tiên bạn nên pha loãng giấm táo với nước, sau đó dùng băng gạc thấm vào dung dịch rồi đắp lên vết thương trong khoảng 30 phút.
Trường hợp cơ thể bạn có nhiều vết thương hở, người bệnh có thể pha loãng giấm táo với nước ấm rồi tắm với dung dịch này. Điều này giúp bạn kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, đồng thời vết thương cũng được chữa lành nhanh hơn.
Nacurgo – Xịt màng sinh học giúp vết thương hở nhanh lành
Nacurgo là sản phẩm đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide có tác dụng như một rào cản vật lí, bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt hơn là Polyesteramide có khả năng tự phần hủy sau 4-5 tiếng khiến vết thương luôn được thông thoáng. Do đó, người bệnh cũng loại bỏ hoàn toàn được nỗi lo vết thương bị hầm bí khi sử dụng bột nghệ thông thường.
Ngoài ra, chiết xuất từ nghệ làm nổi bật bảng thành phần của Narcugo với tác dụng chính là hạn chế thâm sẹo. Từ bao đời nay, tinh nghệ được xem như là một dược liệu tự nhiên có tác dụng giúp lành sẹo, ngừa thâm. Học hỏi điều đó, các dược sỹ đã phát triển Nano Curcumin (tinh nghệ siêu phẩn tử) với hiệu quả gấp 40 lần tinh nghệ thường.
Cuối cùng, Nacurgo đưa tinh chất trà xanh chứa hơn 200 các hợp chất khác nhau vào công thức sản phẩm để tạo nên bộ 3 tác dụng ưu việt. Tinh chất trà xanh từ lâu đã được biết đến và sử dụng với vai trò như một chất chống oxy hóa, có tính sát khuẩn nhẹ.
Cả 3 thành phần chính của Nacurgo đều đem đến chung một lợi ích là tái tạo làn da mới, khiến vết thương nhanh liền. Sử dụng Nacurgo giúp vết loét nhanh làn gấp 3-5 so với tự hồi phục – đó là lí do vì sao bạn nên lựa chọ sản phẩm này.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm. Bạn có thể mua sản phẩm tại bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 1800 6626
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- “Phẫu thuật thực hành” ĐHYD TP.HCM.
- Phác đồ: “ Chẩn đoán và xử trí vết thương phần mềm”, Sở Y Tế, 2017.
- Tài liệu hướng dẫn “Quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa chấn thương chỉnh hình”, Bộ Y Tế, 2017.
- Phác đồ: “Điều trị ngoại khoa”, Chợ Rẫy, 2013.
- Phác đồ “ Viêm Quầng và viêm mô tế bảo” BVBNĐ, 2018.
Hữu Minh đã bình luận
Sau khi rửa vết thương, tôi nên để vùng vết thương khô tự nhiên hay lau khô bằng khăn sạch?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Sơ cứu, chăm sóc vết thương sâu hở miệng tránh nhiễm trùng!
Dầu mù u trị vết thương hở – Những lợi ích không ngờ tới
3 Bước chăm sóc vết thương sau cắt chỉ đơn giản, hiệu quả
Xử lý vết thương ở bàn tay như thế nào?
Vết thương hở ở gót chân chăm sóc và xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp