Chào chuyên gia!
Do tính chất công việc nên tôi thường xuyên phải sử dụng súng bắn keo nến. Bởi không cẩn thận nên tôi đã bị bỏng, vậy tôi nên xử lý thế nào và liệu có bị để lại sẹo không? Mong được chuyên gia giải đáp.
Trả lời
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Nacurgo. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn qua những thông tin dưới đây.
Mục lục
Bỏng keo nến là gì? Xác định cấp độ của vết bỏng
Thông thường để keo nến nóng chảy thường ở nhiệt độ khá cao, khoảng 170~190 độ C. Thế nên, bỏng keo nến thường do chạm vào nòng súng bắn keo nến hoặc keo mới nóng chảy. Loại bỏng này được xếp vào nhóm bỏng do nhiệt nóng khô (bỏng do tiếp xúc trực tiếp với vật nóng thường gây bỏng sau).
Các cấp độ của vết bỏng bao gồm:
- Bỏng độ 1: Mức bỏng chỉ ảnh hưởng trên lớp biểu bì bên ngoài. Triệu chứng thường thấy là da bị tấy đỏ, đau rát, không bị bong da và mụn nước.
- Bỏng độ 2: Bỏng gây tổn thương đến phần biểu bì của da. Người bệnh sẽ thấy đau rát hoặc không đau (tổn thường sâu đến mức bị đứt dây thần kinh nên không có cảm giác đau), da bị phồng rộp, bề mặt da xuất hiện mụn nước. Vết bỏng có thể ẩm hoặc khô, có dịch màu vàng nhạt hoặc vàng ánh.
- Bỏng độ 3: Bỏng ở mức độ nặng nhất làm ảnh hưởng đến mọi tầng ở lớp da. Vết bỏng có thể ảnh hưởng đến cả cơ và xương.
☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Tổng quan về Bỏng
Hướng dẫn cách xử lý khi bị bỏng keo nến
Sơ cứu đúng cách rất quan trọng trong việc điều trị các vết bỏng.
Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Cũng giống với các loại bỏng khác, trường hợp bị bỏng keo nến quá nhiều sẽ khiến vết bỏng có diện tích lớn và làm cho người bệnh đau rát. Vì thế bạn nên cẩn thận loại bỏ các tác nhân gây bỏng thật nhanh chóng, càng sớm càng tốt để làm giảm diện tích bỏng và độ sâu tổn thương của bỏng.
Làm mát vùng bị bỏng
Sau khi đã loại bỏ được tác nhân gây bỏng, bạn cần làm mát cho vết bỏng bằng cách ngâm hoặc xả nước sạch trực tiếp lên vùng da bị bỏng. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt đau đớn, làm dịu vết bỏng, giảm sưng viêm.
Bạn nên ngâm hoặc xả nước mát với nhiệt độ tốt nhất khoảng 16-20 độ, trong vòng 20-30 phút (thường là cho tới khi cảm thấy đỡ đau rát). Nếu thời tiết lạnh thì bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước hoặc giảm thời gian ngâm sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng khăn ướt sạch để đắp lên vùng da bị bỏng để hạ nhiệt vết bỏng.
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý, thời gian để ngâm xả nước tốt nhất là trong vòng 30 phút ngay khi bị bỏng và bạn cũng nên xả nước ở mức độ vừa phải để tránh làm vỡ những bọng nước nếu có.
Làm sạch vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn
Bước tiếp theo sau khi đã làm mát vùng bị bỏng thì bạn cần làm sạch vết bỏng, nhất là với những vết bỏng sâu và diện rộng. Việc làm sạch này giúp loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất và làm dịu da.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vết bỏng. Tuy nhiên, nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm sạch chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Bạn nên tham khảo các dung dịch diệt khuẩn cho vết thương để loại bỏ vi khuẩn tránh gây nhiễm trùng cho vết bỏng.
➤ Bạn có thể tham khảo: Nacurgo (chai xanh) là dung dịch rửa vết thương hàng đầu hiện nay với 5 tác động ” Ngừa khuẩn, sạch nhầy, an toàn, mát dịu, khử mùi” TẠI ĐÂY.
Che phủ để bảo vệ vết bỏng
Đây là bước cuối cùng của quá trình xử lý vết bỏng. Để tránh sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài môi trường thì bạn cần băng vết bỏng lại để hạn chế tiếp xúc. Bạn có thể sử dụng băng gạc, vải sạch khô để băng vết thương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế cách băng vết thương truyền thống bằng cách xịt dung dịch bảo vệ Nacurgo. Đây là công nghệ băng vết thương dạng xịt thế hệ mới, đơn giản, hiệu quả và tiện lợi hơn (nhất là các vết bỏng nhẹ mà có diện tích rộng).
Dung dịch Nacurgo có khả năng tạo một lớp màng sinh học không thấm nước bao phủ toàn bộ lấy bề mặt da tổn thương, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, các chất độc hại ngoài môi trường. Do kết cấu dạng lỏng nên Nacurgo có thể băng bó vết thương một cách dễ dàng, ngay cả vùng da có nhiều nếp gấp. Thêm nữa, màng sinh học còn tạo được sự thông thoáng, thúc đẩy lưu thông máu, thúc đẩy quá trình tái tạo mô, mạch máu giúp vết thương nhanh lành.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY
Một số lưu ý khi sơ cứu vết bỏng keo nến
Bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi bị bỏng:
- Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên vết bỏng vì có thể sẽ làm cho các mô bên trong dễ bị chết hoặc hoại tử.
- Không nên bôi kem đánh răng lên vết bỏng vì sẽ làm cho người bệnh cảm thấy đau rát hơn và làm tăng mức độ tổn thương.
- Không làm vỡ các bọng nước ở vết bỏng (nếu có) để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp truyền miệng như bôi nước mắm, xà phòng, nước củ chuối,... vì rất dễ làm cho vết bỏng bị nhiễm trùng.
☛ Tham khảo thêm: Hướng dẫn sơ cứu bỏng đúng cách
Cách chăm sóc vết bỏng keo nến không để lại sẹo
Bạn cần chú ý những điều dưới đây để tránh để lại sẹo:
Giữ gìn vết thương sạch sẽ
Bạn cần thường xuyên rửa vết bỏng và thay băng gạc để đảm bảo cho vết bỏng mau lành. Hơn thế nữa, bạn cũng không nên sờ vào vết thương để tránh gây nhiễm trùng.
Không tự ý bóc vẩy vết bỏng
Khi vết bỏng bắt đầu lành lại và đóng vảy, lúc đó bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Thế nhưng bạn tuyệt đối không nên bóc lớp vảy đó quá sớm vì sẽ khiến cho vết bỏng bị hở sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm có chứa các chất đạm, kẽm, vitamin (hải sản, đậu tương, ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi...) để đẩy nhanh quá trình tái tạo và làm lành da. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những thực phẩm như (thịt gà, đồ nếp, rau muống, trứng, đồ cay nóng, các chất kích thích,...) để hạn chế đau nhức và hình thành sẹo .
☛ Chi tiết hơn xem tại vài viết: Dinh dưỡng cho người bị bỏng
Cách sử dụng súng bắn keo nến tránh bỏng
Một số lưu ý khi sử dụng súng bắn keo nến để tránh bị bỏng:
- Bạn nên đặt súng bắn keo nến đúng cách, không đặt súng cổng ngược.
- Tuyệt đối không chạm vào nòng súng đang nóng hoặc phần keo nến nóng chảy bởi nhiệt độ nóng chảy của keo nến lên tới hơn 100 độ C.
- Không đặt sống bắn keo nến vào gần nước hoặc trong môi trường ẩm ướt.
- Sau khi sử dụng xong thì bạn cần phải rút phích cắm súng ra khỏi ổ điện.
Mong rằng qua bài viết đã có thể giải đáp thắc mắc cho bạn về cách xử lý bị bỏng keo nến. Đối với những vết bỏng lớn và nặng hơn, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế và làm theo chỉ dẫn để giúp vết thương mau lành, tránh những rủi ro đáng tiếc.