Chào chuyên gia!
Em mới bị bỏng nước sôi cách đây 2 ngày. Diện tích vết bỏng tương đối rộng, tuy nhiên thật may mắn là vết bỏng của em không bị tổn thương sâu bên trong, chỉ bị tổn thương phần da. Em có nghiên cứu và biết rằng: Trong thời gian bị bỏng, chúng ta cần rất nhiều nhu cầu dinh dưỡng để vết bỏng mau lành hơn. Được biết trứng vịt lộn cũng là một thực phẩm bổ dưỡng. Vậy khi bị bỏng ăn trứng vịt lộn được không?
Em rất mong nhận được tư vấn từ chuyên gia. Em cảm ơn ạ
Hồ Thúy An – Vĩnh Phúc
Trả lời
Chào An!
Cảm ơn An đã gửi câu hỏi đến cho Nacurgo.vn. Có rất nhiều câu hỏi gửi về cho Nacurgo liên quan đến việc có nên sử dụng "thực phẩm" trong quá trính chữa lành vết bỏng. Hầu hết đều xuất phát từ những lo lắng vết bỏng để lại sẹo hoặc tiến triển xấu đi.
Trứng vịt lộn là một trong những thực phẩm bồi bổ dinh dưỡng tốt, thế nhưng lại rơi vào luồng ý kiến trái chiều khi sử dụng cho vết bỏng. Vậy thì có nên hay không nên ăn trứng vịt lộn khi bị bỏng? Nacurgo xin được giải đáp chi tiết qua thông tin dưới đây.
☛ Có thể bạn muốn tìm hiểu trước thông tin: Tổng quan về bỏng
Mục lục
Dinh dưỡng trong trứng vịt lộn
Đầu tiên ta cần tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn là gì? Nó bổ dưỡng nhưng có phù hợp với dinh dưỡng cần thiết khi bị bỏng không?
Trứng vịt lộn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng giúp cơ thể được bồi bổ. Đây là món ăn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Trong trứng vịt lộn được nghiên cứu có chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và cả chất béo.... Thành phần dinh dưỡng có trong 100g hột vịt lộn sẽ bao gồm:
- Giá trị dinh dưỡng: 182 kcal. Tương đối cao so với các loại thịt thông thường
- Thành phần đạm (protein): 13,6 gam
- Tinh bột: 4 gam
- Tro: 3 gam
- Canxi: 82mg
- Sắt: 3mg
- Chất béo: 12.4 gam
- Nước: 66.1 gam
- Cholessterol: 600mg
- Phốt pho: 212mg
- Carotin: 435 mcg
- Giàu vitamin: với thành phần vitamin C: 3mg, vitaminPP: 800mg, vitamin A:875 mcg, vitamin B1 100mcg, vitamin B2: 300 mcg....
Có thể thấy thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt lộn vô cùng dồi dào giúp cho nó trở thành một thực phẩm bồi bổ dinh dưỡng phổ biến hiện nay.
Nhu cầu dinh dưỡng cần cho người bị bỏng
Các bác sĩ chuyên khoa bỏng cho biết: Với người bệnh bị bỏng thì mức chuyển hóa năng lượng sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường nhất là những người bị bỏng nặng. Người bị bỏng nặng có thể có chuyển hóa cao hơn đến 200% so với người bình thường. Mức độ tăng chuyển hóa còn tỉ lệ thuận với lượng vi khuẩn ở tổn thương bỏng.
- Nhu cầu về năng lượng: Năm 1974, chuyên gia Curreri P.W đã đưa ra cách tính nhu cầu năng lượng của người bị bị bỏng phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Nhu cầu năng lượng bỏng = (trọng lượng cơ thể (kg) x 25) + (%diện tích bỏng x40), đơn vị (kcal/ngày). Với những người bị bỏng nặng, nhu cầu nặng cần cung cấp qua chế độ ăn lên tới 3000 - 6000 kcal
- Nhu cầu về protein: Cung cấp đầy đủ protein trong quá trình bỏng sẽ giúp quá trình tổng hợp collagen để làm liền tổn thương tốt hơn đồng thời tăng số lượng bạch cầu và chống nhiễm khuẩn. Nhu cầu về protein của bệnh nhân bị bỏng được các chuyên gia đề cập gần đây lên đến 20 đến 25% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Nên bạn có thể dễ dàng tính ra nhu cầu protein từ nhu cầu năng lượng đã có công thức tính.
- Nhu cầu về lipid và glucid: nhu cầu lipid cũng được chỉ ra là khoảng 25-30% năng lượng từ khẩu phần ăn hàng ngày. Nhu cầu về glucid ở vào khoảng 50 - 55% mức năng lượng từ khẩu phần ăn.
- Nhu cầu vitamin: Người bệnh bị bỏng cần nhu cầu cao về vitamin. Đặc biệt là vitamin C. Theo chuyên gia thì trong quá trình bị bỏng bạn nên bổ sung 1g vitamin C/ m2 diện tích cơ thể/ ngày. Trẻ em sẽ bổ sung với liều lượng 1 nửa. Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung 1 lượng vitamin A dồi dào ứng với 10000 đơn vị.
- Nhu cầu về khoáng chất: Thành phần khoáng chất rất cần thiết để vết bỏng lành lại nhanh chóng. Một trong số đó là hàm lượng kẽm. Kẽm giúp cho tổn thương cơ thể mau lành hơn, giảm tổng hợp protein ở gan. ...
Với nhu cầu dinh dưỡng khi bị bỏng kể trên, bạn có thể thấy rằng khi bị bỏng chúng ta cần nhu cầu cao dinh dưỡng cao hơn về mọi mặt. Chính vì thế quan niệm bổ sung dinh dưỡng tốt để vết bỏng mau lành hơn là quan điểm hoàn toàn đúng. An nên bổ sung vào chế độ ăn của mình những thực phẩm bổ dưỡng, phù hợp để vùng bỏng nước của bạn mau chóng lành lại.
Bị bỏng ăn trứng vịt lộn được hay không?
Theo phân tích từ thành phần dinh dưỡng của trứng vịt lộn và nhu cầu dinh dưỡng cần thiết khi bị bỏng, có thể thấy không có điều gì bất thường khi sử dụng trứng vịt lộn. Vì thế khi bị bỏng bạn hoàn toàn có thể sử dụng trứng vịt lộn để bổ sung dinh dưỡng để vết bỏng lành lại nhanh hơn. Trứng vịt lộn là còn nằm trong thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng nặng sau thời kỳ sốc bỏng (của Bệnh Viên quân y 103)
Có những bệnh nhân như Thúy An, rất sợ ăn trứng vịt lộn vì nghe nhiều quan niệm cho rằng nó có thể gây không đều màu cho vết bỏng. Khi hồi phục vết bỏng có thể bị lang ben, đôm trắng gây mất thẩm mỹ. Thế nhưng theo các bác sĩ Bệnh Viện Quân Y 103 nhận định thực tế không phải vậy. Các loại trứng gà, trứng vịt hay trứng vịt lộn không hề gây biến đổi màu sắc của vùng da bị bỏng mà sự không đều màu của da sau bỏng được quyết định bởi độ sâu của vết bỏng. Vậy với vết bỏng nước không có tổn thương sâu của bạn Thùy An thì hoàn toàn có thể sử dụng trứng vịt lộn mà không lo vấn đề sẹo bỏng để lại do trứng như lời đồn nhé.
Bạn chỉ có nguy cơ bị sẹo sẫm màu, khác màu khi vết bỏng bị tổn thương sâu hoặc đã bị mất đi lớp da bảo vệ. Vì thế trứng vịt lộn nói riêng và trứng nói chung là thực phẩm cần thiết cho người bị bỏng. Ngoài nguồn cung cấp protein dồi dào thì trứng còn giúp cung cấp thêm các dưỡng chất khác như glucid, lipid, vitamin và khoáng chất...
Tuy nhiên, trứng vịt lộn là một thực phẩm không nên ăn quá nhiều, quá thường xuyên vì nó giàu cholesterol máu nên có thể ảnh hưởng không tốt đế mạch máu nếu sử dụng quá liều. Với bệnh nhân bỏng nặng thì liều lượng chỉ khoảng 6 quả 1 tuần, không sử dụng liên tục mà sử dụng cách ngày. Liều lượng sử dụng trứng vịt lộn sẽ giảm đi nếu vết bỏng ở mức độ nhẹ hơn.
☛ Tham khảo thêm thêm: Dinh dưỡng cho người bị bỏng
Lưu ý cho người bị bỏng khi ăn trứng vịt lộn
Bị bỏng có thể ăn trứng vịt lộn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Thế nhưng ăn như thế nào cho đúng. Và sử dụng như thế nào để tốt nhất cho vết bỏng. Ngoài liều lượng lưu ý phía trên thì còn điều gì khác nữa. Dưới đây sẽ là những lưu ý để ăn trứng vịt lộn đúng, tốt cho sức khỏe và làm lành vết bỏng.
- Cần biết rõ cấp độ bỏng của mình để tính toán giá trị năng lượng cần thiết để làm lành vết bỏng. Nếu bỏng cấp độ 1 thì số lượng trứng vịt lộn có thể ăn chỉ từ 2 đến 3 quả 1 tuần.
- Khi luộc trứng vịt lộn chỉ nên luộc chín tới, không nên luộc quá kỹ bởi khi đó thành phần enzyme (hormone) trong trứng sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ.
- Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng (khoảng 9h) để cung cấp năng lượng cho cả một ngày dài. Không ăn vào buổi tối bởi thành phần dinh dưỡng dồi dào trong trứng vịt lộn có thể gây tình trạng khó tiêu.
- Có thể ăn trứng vịt lộn cùng rau răm và gừng để cân bằng âm dương trong cơ thể
- Trong khoảng thời gian ăn trứng vịt lộn để làm lành vết bỏng nếu thấy tình trạng bong tróc da, vàng da thì có thể bạn đang bị thừa vitamin A từ trứng vịt lộn. Cần điều chỉnh lại mưc ăn để cải thiện....
Kết hợp chăm sóc vết bỏng đúng cách để hạn chế sẹo
Ngoài chế độ dinh dưỡng phục hồi vết bỏng bạn cũng cần kết hợp đồng thời việc chăm sóc vết bỏng đúng cách để nó mau chóng lành lại hơn. Vậy chăm sóc đúng cách đúng kỹ thuật là như thế nào?
Vệ sinh vết bỏng
Vết bỏng của bạn cần được vệ sinh sạch sẽ 1 đến 2 lần 1 ngày. Có thể rửa bằng nước muối sinh lý để lấy đi bụi bẩn, tế bào chết và sau đó kết hợp điều trị bằng các biện pháp khác mới phát huy tác dụng.
Bạn có thể rửa vết bỏng theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngòi để tránh gây nhiễm khuẩn chéo giữa các vết thương do bỏng gây ra.
Băng vết bỏng với màng sinh học Nacurgo
Băng vết bỏng lại để ngăn tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhất là những vết bỏng đã bị tổn thương vùng biểu bì da bên ngoài. Bạn có thể xịt một lớp dung dịch Nacurgo lên vết bỏng để tạo lớp che phủ sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
Nacurgo giúp che phủ vết bỏng với lớp màng sinh học Polyesteramide chống thấm nước, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào vết bỏng đồng thời chống thoát hơi nước nên tạo môi trường lý tưởng cho vết bỏng lành lại.
Tinh chất siêu phân tử nghệ nano curcumin giúp quá trình tái tạo tế bào tốt hơn gấp nhiều lần so với nghệ thông thường. Tinh chất trà xanh giúp sát khuẩn, chống viêm hiệu quả chăm sóc vết bỏng tốt hơn, giảm hệ lụy khi vết bòng lành lại.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua online giao tận nhà hãy điền đầy đủ thông tin vào FROM ĐẶT HÀNG
Trên đây là giải đáp thắc mắc của Nacurgo về vấn đề có nên ăn trứng vịt lộn khi bị bỏng hay không? Hy vọng những lý giải trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn món ăn phù hợp cho vết bỏng của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại comment để Nacurgo được biết và có thể giải đáp thêm cho bạn nhé.