Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là biến chứng thường thấy ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này xảy ra do sự kết hợp đồng thời nhiều yếu tố như: biến chứng thần kinh ngoại vi, bệnh động mạch, nhiễm trùng bàn chân,… Nhận biết sớm và điều trị đúng cách giúp người bệnh tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến từ nhiễm trùng bàn chân tiểu đường.
☛ Có thể bạn cần đọc trước thông tin: “Biến chứng bàn chân ở người tiểu đường”
Mục lục
- Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là gì?
- Vì sao người tiểu đường thường bị nhiễm trùng bàn chân?
- Dấu hiệu sớm phát hiện nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
- Phương pháp điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
- Làm sao ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng bàn chân ở người tiểu đường
- Điều trị biến chứng nhiễm trùng do đái tháo đường
Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là gì?
Theo định nghĩa của WHO, nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là tình trạng lở loét, nhiễm trùng và hoại tử xuất hiện ở bàn chân của bệnh nhân tiểu đường. Hiện tượng này khiến các mô, cơ và liên kết tại bàn chân bị tổn thương ở các mức độ khác nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, biến chứng tại bàn chân có thể lên đến 40% trong tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường. Trong số đó, có khoảng 25% gặp phải tình trạng loét bàn chân, trên 50% loét tiến triển thành nhiễm trùng và 20% trong số đó có thể phải cắt chi để điều trị bệnh. Những con số trên cho thấy mức độ phổ biến và cảnh báo tác động nghiêm trọng của nhiễm trùng bàn chân tiểu đường đến cuộc sống của người bệnh.
Vì sao người tiểu đường thường bị nhiễm trùng bàn chân?
Khi nồng độ glucose máu vượt mức cho phép trong thời gian dài, hệ thống động mạch ngoại biên của bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những tổn thương. Đầu tiên trương lực cơ của động mạch ngoại vi tăng lên, lòng mạch bị hẹp lại khiến người bệnh bị cao huyết huyết áp. Áp lực lòng mạch tăng cao khiến lớp nội mạc xuất hiện tổn thương và mất đi tính trơn nhẵn bình thường. Cholesterol dễ dàng bám vào thành mạch và tạo ra các ổ xơ vữa.
Cùng với đó, tiểu cầu của bệnh nhân tiểu đường bị biến đổi và hình thành các cục máu đông trong lòng mạch. Hệ quả là giảm tưới máu đến các vị trí tổn thương trên bàn chân. Các mô tổn thương không được nuôi dưỡng dễ bị chết và gây ra hoại tử.
Không dừng lại ở đó, mạch máu bị tổn thương còn làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng hệ thống thần kinh ngoại vi. Điều này làm suy giảm và rối loạn chức năng của hệ thần kinh cảm giác, hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh tự động trên bàn chân. Lâu ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện tình trạng rối loạn cảm giác, mất cảm giác ở bàn chân và biến dạng cấu trúc khớp bàn chân. Tình trạng này khiến người bệnh không tự kiểm soát được áp lực lên bàn chân khiến các tổn thương bị tì đè và trở nên nghiêm trọng.
Một yếu tố khác thúc đẩy nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là các loại vi khuẩn. Chúng bắt đầu xâm nhập vào chân thông qua các vết thương hở. Tại đây, do lưu lượng máu tới mô kém khiến hoạt động miễn dịch của cơ thể bị ức chế tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và hình thành các ổ nhiễm trùng.
Vi khuẩn phát triển đến mức độ nhất định sẽ hình thành nên lớp màng sinh học trên bề mặt tổn thương nhằm ngăn cản tác động của thuốc sát trùng và kháng sinh điều trị tại chỗ. Thông qua các khoang cứng thông nhau tại bàn chân, chúng phát tán rộng hơn và tiếp tục mở rộng ổ nhiễm trùng. Hệ quả cuối cùng mà người bệnh có thể phải gánh chịu là tháo khớp chân để ngăn cản nhiễm trùng lây lan.
Trên thực tế, hiện tượng lở loét và nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bàn chân là nơi chịu nhiều áp lực và ít được chú ý chăm sóc vết thương hơn các vị trí khác nên tổn thương ở đây thường nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu sớm phát hiện nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nó không xuất hiện ngay lập tức mà cần thời gian tiến triển. Trong thời gian này, người bệnh chỉ cần chú ý phát hiện sớm dấu hiệu là có thể tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng bàn chân tiểu đường, bao gồm:
- Mất cảm giác ở bàn chân: Bệnh nhân xuất hiện hiện tượng tê bì, mất cảm giác ở bàn chân giống như khi đi tất, mất thăng bằng khi nhắm mắt, không cảm thấy đau, nóng, lạnh.
- Xuất hiện hiện tượng “ảo giác” tại chân: Bệnh nhân có cảm giác đau rát, kim châm, kiến bò khi không có bất cứ tác động nào.
- Biến dạng ngón chân: Các ngón chân bị khoằm, vòm bàn chân cao, đầu xương bàn ngón lọ ra. Ngoài ra, tại các điểm tì đè nhiều xuất hiện vùng da bị chai cứng, nứt nẻ.
- Phù bàn chân: Nhiệt độ bàn chân trở nên nóng, ấm, bàn chân sưng phù do các cầu nối động-tĩnh mạch, giãn tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch.
- Cảm giác đau: Xuất hiện ở bắp, đùi, mông, gan bàn chân hoặc hai bên chân. Triệu chứng đau thường xuất hiện sau khi bệnh nhân đi lại và giảm sau sau khoảng 10 phút nghỉ ngơi.
- Dấu hiệu khác: Bàn chân xuất hiện các dấu hiệu như: vết đỏ có bờ, đường kính lớn hơn 0.5cm, sưng tấy tại chỗ, căng cứng tại chỗ.
Ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu trên, bệnh nhân cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Phương pháp điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Trên thực tế có thể coi nhiễm trùng bàn chân tiểu đường như một vết thương tại chân và tiến hành điều trị dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Phác đồ điều trị nhiễm trùng bàn chân bao gồm 2 yếu tố là: Thuốc điều trị toàn thân và Các phương pháp chăm sóc tại chỗ.
Điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường bằng thuốc
Cần xác định 2 vấn đề mà người bệnh đang gặp phải là: tiểu đường và nhiễm trùng bàn chân. Do đó, mục đích sử dụng thuốc là để kiểm soát đường huyết và chống nhiễm trùng.
Thuốc kiểm soát đường huyết
Tùy theo loại tiểu đường và mức độ bệnh mà người bệnh cần sử dụng một số thuốc như: Insulin, thuốc giảm hấp thu đường vào máu, thuốc tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu.
Thuốc được bác sĩ chỉ định theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh cần lưu ý chỉ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có được hiệu quả cao và tránh được tác dụng không mong muốn.
Thuốc kháng sinh
Được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát tình trạng nhiễm trùng ở bàn chân. Thuốc kháng sinh được kê dựa trên mức độ nhiễm trùng bàn chân.
Những nhiễm trùng nhẹ thường do các loại vi khuẩn như: liên cầu beta tan huyết, tụ cầu vàng. Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp này thường là nhóm penicillin hoặc nhóm cephalosporin.
Nhiễm trùng bàn chân mức độ vừa thường xuất hiện khi có sự xâm nhập của các cầu khuẩn gram âm, trực khuẩn gram âm kỵ khí và hiếu khí. Trường hợp này, người bệnh cần sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolone hoặc clindamycin hoặc penicillin.
Loét bàn chân mức độ nặng cần được xử trí bằng phương pháp truyền kháng sinh. Các thuốc được chỉ định thường là nhóm carbapenem hoặc nhóm penicillin kháng trực khuẩn kèm ức chế beta-lactamase.
Các phương pháp chăm sóc tại chỗ
Chăm sóc tại chỗ giúp bảo vệ vết loét khỏi sự xâm nhiễm của vi khuẩn, giúp vết loét nhanh lành và hạn chế đau đớn cho người bệnh. Một số phương pháp chăm sóc nhiễm trùng bàn chân tiểu đường được chuyên gia khuyến cáo như:
Làm sạch vùng da
Rửa nước thông thường sẽ không làm sạch được vết lở loét ở bàn chân tiểu đường. Cách làm sạch đúng là người bệnh cần rửa vết thương với Dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai màu xanh) và thấm khô bằng gạc y tế. Trường hợp vết thương có mưng mủ, bạn cần rửa nhiều lần theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để đảm bảo bề mặt vết thương được làm sạch hoàn toàn.
Làm sạch vết thương là bước rất quan trọng. Khi vi khuẩn, bụi bẩn và dịch mủ không được rửa sạch thì các thuốc ở bước tiếp theo sẽ không thẩm thấu được vào bên trong để phát huy tác dụng điều trị.
Bảo vệ dùng da bị lở loét nghiễm trùng!
Sau khi rửa sạch vết thương, bệnh nhân sử dụng Nacurgo màng sinh học (chai màu vàng) xịt trực tiếp sản phẩm lên bề mặt vết thương để sát khuẩn và băng vết thương. Sau 2-3 phút sử dụng, bề mặt vết thương xuất hiện một lớp màng mỏng màu vàng chống thấm nước và ngăn cản vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào ổ viêm loét.
Các bác sĩ cho biết, lớp màng mỏng của Nacurgo được tạo từ Polyesteramide, tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis có tác dụng chống thấm nước, sát khuẩn, ngăn cản vi khuẩn xâm nhập và kích thích làm lành tổn thương nhanh hơn. Sau khi sử dụng Nacurgo, bạn nên để vết thương thông thoáng, tránh tì đè khoảng 20 – 30 phút. Cứ cách khoảng 4 – 5 tiếng, khi thấy miệng vết loét có dịch, màng nacurgo tan ra, bạn dùng gạc sạch, thấm khô dịch rồi xịt lại một lớp mới.
Một ưu điểm của Nacurgo là người bệnh không cần sử dụng băng gạc để bịt kín vết thương như bình thường bởi Nacurgo đã băng vết thương bằng màng sinh học rồi. Tuy nhiên, nếu phải di chuyển, bạn dùng một lớp gạc vô trùng mỏng để che đậy vết thương tốt hơn.
Nacurgo là sản phẩm ứng dụng thành công phương pháp băng vết thương dạng xịt.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảm tải áp lực
Áp lực lên bàn chân làm giảm lưu lượng tưới máu khiến các mô không được nuôi dưỡng đầy đủ và lâu lành hơn. Để khắc phục điều này, người bệnh nên sử dụng nạng tháo rời hoặc dép giảm tải áp lực khi cần di chuyển.
Cắt móng chân đúng cách
Biến chứng bàn chân tiểu đường có thể khiến các móng chân mọc ngược gây tổn thương cho bàn chân. Do đó, bệnh nhân cần cắt móng chân thường xuyên. Khi cắt chú ý không đào sâu vào trong da và phải dùng giũa để xử lý những phần móng sắc, góc cạnh.
☛ Có thể bạn muốn biết: Cách chăm sóc vết thương cho bệnh nhân tiểu đường chuẩn y khoa!
Làm sao ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng bàn chân ở người tiểu đường
Để ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng bàn chân tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Kiểm soát đường huyết: Đường huyết tăng cao không được kiểm soát là nguyên nhân gây biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp và uống thuốc đúng chỉ định để nồng độ glucose máu luôn trong ngưỡng an toàn.
- Lựa chọn giày, dép có kích cỡ phù hợp: Bệnh nhân không nên đi loại giày quá chật, quá cứng. Nên lựa chọn giày đế bằng, rộng mũi, chắc chắn. Không đi giày cao gót khi có lở loét ở bàn chân.
- Vệ sinh bàn chân thường xuyên: Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ bàn chân mỗi ngày với nước sạch và lau khô ít nhất 2 lần/ ngày.
- Giữ ẩm cho bàn chân: Với những người bệnh có da bàn chân khô, dễ bị nứt nẻ vào mùa đông cần có phương pháp dưỡng ẩm phù hợp.
- Thăm khám sớm: Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở bàn chân, bệnh nhân cần đến cơ sở để được thăm khám và điều trị. Tránh để tổn thương lan rộng tiến triển thành nhiễm trùng gây ra khó khăn trong điều trị.
Điều trị biến chứng nhiễm trùng do đái tháo đường
Lời kết
Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được. Người bệnh tiểu đường cần tìm hiểu rõ bệnh, chăm sóc cơ thể đúng cách để ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm.
Nguồn tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3349147/
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1201971215002337