Bỏng lửa là một trong những tai nạn thường xuyên xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được sơ cứu và chữa trị kịp thời, bỏng lửa có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho da và sức khỏe. Vậy làm thế nào để sơ cứu và chữa bỏng lửa hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
1. Sơ cứu bỏng lửa khẩn cấp!
Ngay sau bị bỏng lửa, bệnh nhân cần được sơ cứu ngay lập tức. Việc sơ cứu kịp thời và đúng cách giúp sẽ góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bỏng sau đó trở nên dễ dàng hơn, làm giảm triệu chứng, giảm mức độ bỏng đồng thời giúp vết bỏng nhanh lành.
Bước 1: Đưa người bị bỏng tránh xa nguồn lửa
- Việc đầu tiên bạn cần làm đó là nhanh chóng tách người bị bỏng ra khỏi nguồn lửa.
- Sau đó, nếu lửa vẫn còn cháy trên người và quần áo thì tiến thành dập lửa nhanh nhất có thể bằng nước, cát hoặc lấy chăn bọc kín người.
- Xé bỏ quần quá đang cháy âm ỉ để tránh tình bỏng lan rộng và nặng hơn.
- Tuy nhiên trường hợp quần áo bị cháy dính vào miệng vết bỏng thì không nên cởi đồ, bởi việc cố gắng co kéo khiến vết bỏng nặng thêm.
Bước 2: Làm mát vết bỏng
Sau khi tránh xa tác nhân gây bỏng, ngay lập tức cần làm mát vết bỏng bằng nước mát khoảng 16-20 độ (nước sạch từ vòi) trong thời gian từ 10-20 phút. Điều này giúp giảm nhiệt độ và ngăn ngừa tổn thương sâu hơn.
Lưu ý: Chỉ dùng nước mát, không dùng nước đá hay chườm trực tiếp đá lên vết bỏng vì nó có thể gây hại cho da.
Bước 3: Làm sạch vùng da bị bỏng bằng dung dịch rửa Nacurgo xanh
Nhẹ nhàng rửa sạch vết bỏng lửa bằng dung dịch Nacurgo xanh, vừa giúp làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt da, vừa đem lại tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng.
Sản phẩm có tính sát khuẩn mạnh nhưng lại an toàn, lành tính với da, đặc biệt không gây xót nên người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Tuyệt đối không dùng oxy già hoặc cồn y tế để sát khuẩn vết bỏng vì chúng ăn mòn da, gây cảm giác đau đớn vô cùng.
Thao tác rửa vết bỏng với Nacurgo chai xanh rất đơn giản với 2 cách:
- Cách 1: Tưới trực tiếp Nacurgo lên vết bỏng
- Cách 2: Thấm dung dịch Nacurgo ra bông gạc rồi lau nhẹ nhàng vết bỏng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG
Bước 4: Che chắn bảo vệ vết bỏng với màng sinh học Nacurgo
Dù đã sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, song nếu không được che chắn cẩn thận, vết bỏng sẽ vẫn có nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, bước che chắn bảo vệ vết bỏng là rất quan trọng.
Tuy nhiên, khi bị bỏng, da mỏng đi và trở nên nhạy cảm, bạn không thể áp dụng cách băng bó bằng băng gạc thông thường. Thay vào đó, sử dụng xịt màng sinh học Nacurgo là sự lựa chọn phù hợp nhất lúc này.
Xịt nacurgo lên vết bỏng sẽ tạo lớp màng che phủ toàn bộ, giúp chống thấm nước và ngăn cản sự xâm nhập của tác nhân có hại từ môi trường. Lớp màng sinh học PEA còn tạo môi trường có độ ẩm hợp lý, thông thoáng, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết bỏng.
☛ Xem thêm về sản phẩm: Nacurgo màng sinh học trị bỏng như thế nào?
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN BỘ SẢN PHẨM NACURGO CHÍNH HÃNG
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 5: Quan sát tình hình vết bỏng, đưa đi viện nếu cần thiết
Sau khi sơ cứu, hãy quan sát tình hình vết bỏng để có cách xử lý phù hợp. Nếu người bệnh đau đơn hãy cho sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen theo liều lượng hướng dẫn để giảm đau. Sau đó quan sát phân loại mức độ bỏng. Trường hợp vết bỏng nhẹ và diện tích nhỏ cấp độ bỏng 1 và 2 thì có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà.
Nếu vết bỏng nặng và lan rộng, người bị bỏng cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Bỏng cấp độ 3,4 luôn được khuyến cáo cần nhập viện để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Phân loại mức độ bỏng lửa
Bỏng lửa là một loại chấn thương xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với lửa. Lúc này, không chỉ bề mặt da, mà cả các tế bào dưới da như mạch máu, xương, xơ đều có thể bị tổn thương. Điều này gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Dựa vào mức độ tổn thương trên da mà bỏng lửa được chia thành 4 cấp độ, cụ thể:
- Bỏng cấp 1: chỉ ảnh hưởng đến lớp da ngoài (biểu bì), gây đỏ và đau rát. Vết bỏng lửa cấp 1 thường tự lành trong vòng 3-6 ngày và không để lại sẹo.
- Bỏng cấp 2: xâm lấn vào lớp biểu bì và lớp thượng bì của da với các dấu hiệu là da bị đỏ sậm, sưng nhiều, đau rát nhiều và xuất hiện phồng nước lớn. Bỏng cấp 2 có thể lành trong vòng 2-3 tuần và có thể để lại sẹo thâm.
- Bỏng cấp 3: là mức độ bỏng nặng, tổn thương sâu xuống toàn bộ lớp da. Lúc này da đã bị cháy đen hoặc trắng xám, người bệnh thậm chí không còn cảm giác đau do các dây thần kinh bị hủy hoại dẫn đến mất cảm giác. Bỏng lửa cấp độ 3 không thể tự lành mà cần đến sự hỗ trợ của y tế.
- Bỏng cấp 4: Mức độ bỏng nặng nhất, tổn thường xuống tận mạch máu, cơ, gân và xương. Bỏng lửa cấp 4 khiến da bị mất, các mô dưới da bị cháy khét, làm tăng cao nguy cơ nhiễm trùng và kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Bỏng lửa cấp độ 4 bắt buộc can thiệp y tế chuyên sâu.
3. Chữa bỏng lửa tại nhà an toàn và hiệu quả!
Các phương pháp chữa bỏng lửa hiệu quả là một câu hỏi thường gặp khi bị tai nạn bỏng. Song nếu muốn chữa bỏng lửa tại nhà thì đó phải là những vết bỏng nhẹ ở cấp độ bỏng 1,2. Theo kết quả tìm kiếm trên mạng, bạn có thể tham khảo một số cách chữa bỏng tại nhà sau đâu:
Chữa bỏng lửa nhẹ với nguyên liệu tự nhiên
Chữa bỏng bằng nguyên liệu tự nhiên được rất nhiều người áp dụng nhờ vào tính tiện lợi, dễ áp dụng và chi phí rẻ. Tuy vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng, tránh trường hợp gây phản tác dụng khi chọn không đúng nguyên liệu.
Các loại nguyên liệu tự nhiên an toàn cho vết thương bỏng lửa phải kể đến như:
- Lá nha đam: Lá nha đam có tác dụng làm mát, giảm viêm và kích thích tái tạo da. Bạn có thể cắt một lá nha đam tươi, bóc lớp vỏ bên ngoài và lấy phần gel bên trong để thoa lên vết bỏng. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi vết bỏng lành.
- Mật ong: Mật ong có khả năng kháng khuẩn, làm lành vết thương và ngăn ngừa sẹo. Bạn có thể thoa một lớp mật ong lên gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch rồi đắp lên vết bỏng. Thay gạc mới sau mỗi 3-4 giờ.
- Trứng gà và rượu: Trứng gà và rượu có tác dụng khử trùng và làm khô vết bỏng. Bạn có thể đánh tan lòng trắng trứng gà rồi trộn với một ít rượu. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên vết bỏng và để yên trong 15-20 phút rồi rửa lại.
Sử dụng thuốc trị bỏng
Hai nhóm thuốc chính được dùng nhiều nhất trong quá trình chữa bỏng nói chung và chữa bỏng lửa nói riêng là thuốc chứa kháng sinh và kem làm dịu. Chúng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm đau rát cho vết bỏng.
Một số thuốc bôi bỏng lửa mà bạn có thể tham khảo là:
- Biafine Emulsion: Kem bôi làm mát, giảm viêm và kích thích tái tạo da.
- Bạc sulfadiazin:Thuốc mỡ kháng sinh ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P. aeruginosa
- Neosporin: Kem kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm và giúp da mau liền.
- Burnol: Kem chứa thành phần aminacrine hydrochloride và cetrimid có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau rát cho vết bỏng.
- Medihoney: Gel chứa thành phần chính là mật ong y tế, giúp kháng khuẩn, giảm viêm và kích thích tái tạo da.
Lưu ý: Thuốc bôi chữa bỏng lửa cần được chỉ định bởi bác sĩ, tuân theo liệu lượng và kê đơn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua vè sử dụng khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ chuyên môn.
☛ Bài viết liên quan: Bị bỏng bô bôi thuốc gì cho mau lành?
4. Lưu ý trong quá trình chữa bỏng lửa
Muốn chữa bỏng lửa nhanh và hiệu quả thì sau đầu là những điều bạn cần lưu ý để tránh phạm phải:
- Không dùng đá hoặc nước đá để chườm lên vết bỏng: Điều này có thể làm giảm tuần hoàn máu và gây tổn thương da nghiêm trọng hơn.
- Không bôi bất cứ thứ gì vào vết bỏng như muối, mỡ trăn, kem đánh răng…: Bởi chúng sẽ khiến vết bỏng bị nhiễm khuẩn và khó lành hơn. Ngoài ra, việc bôi các chất này cũng sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh và điều trị vết bỏng sau này.
- Không xoa, cọ vùng bỏng: Không nên xoa, cọ hay gãi vùng bỏng vì ma sát từ tay có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không cởi đồ nếu quần áo bị sát vào da: Nếu quần áo cháy bám chặt vào vùng da bị bỏng, không nên cố gắng gỡ bỏ nó mà hãy để y tế chuyên nghiệp làm điều này. Việc gỡ bỏ vật liệu bám chặt có thể gây tổn thương cho da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu quần áo không cháy, bạn có thể để nguyên hoặc cắt nhẹ phần quần áo xung quanh vết bỏng.
- Không đâm kim hoặc nặn vỡ bỏng nước: Nếu có bọng nước, không tự ý chọc vỡ hoặc làm vỡ chúng. Bọng nước là một lớp bảo vệ tự nhiên cho vùng bỏng da bên dưới và việc làm vỡ nó có thể gây nhiễm trùng và tổn thương. (☛ Tham khảo: Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi?)
- Không tự ý điều trị bỏng nghiêm trọng: Đối với những vết bỏng nghiêm trọng, không tự ý điều trị mà hãy tìm sự trợ giúp y tế chuyên sâu ngay lập tức. Tự ý điều trị có thể gây tổn thương nghiêm trọng và làm gia tăng nguy cơ biến chứng.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả chữa bỏng lửa có tốt hay không. Bởi vậy, để vết thương bỏng lửa nhanh lành, không để lại sẹo, bạn cần ăn đủ các nhóm chất, đồng thời tăng cường bổ sung nhiều protein, vitamin, khoáng chất và kẽm. Đặc biệt, tránh xa rau muống, thịt gà, đồ nếp, hải sản bởi chúng dễ gây kích ứng, tăng nguy cơ để lại sẹo
Kết luận: Trên đây là tất cả thông tin về cách chữa cũng như những lưu ý cần tránh trong quá trình điều trị bỏng lửa mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc. Hãy nhớ rằng luôn cẩn thận trong mọi việc để tránh bị bỏng nhé!