Vết thương hở do tai nạn là điều không tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Băng đúng cách không chỉ bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng mà còn giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách băng hiệu quả.
Trong bài viết này, Nacurgo sẽ bật mí cách băng vết thương hở an toàn và tối ưu, từ những bước cơ bản đến các giải pháp tiên tiến, giúp vết thương nhanh lành. Đừng bỏ lỡ nhé!
Mục lục
Vết thương hở có cần băng bó?
Vết thương hở có cần băng bó hay không phụ thuộc vào loại vết thương, mức độ nghiêm trọng, vị trí của nó và khuyến nghị của bác sĩ. Có những vết thương bác sĩ có thể yêu cầu băng bó để tránh tiếp xúc với vi khuẩn từ môi trường nhưng cũng có vết thương cần để thoáng, không hầm bí sẽ lành lại nhanh hơn. Cụ thể:
Những vết thương hở cần băng bó
Một số trường hợp vết thương hở cần băng bó:
- Vết thương hở nằm ở vị trí thường xuyên bị bẩn: như ở chân, tay, cổ, mặt. Việc băng bó cẩn thận sẽ giúp vết thương ngăn chặn tiếp xúc với môi trường khói bụi, vi khuẩn gây nhiễm trùng và làm chậm quá trình làm lành tổn thương.
- Vết thương có kích thước lớn, không che kín có thể làm vết thương dễ bị nhiễm trùng hoặc đau đớn từ những tác động của môi trường bụi bẩn vi khuẩn.
- Vết thương có nguy cơ chấn thương thêm ở vị trí ma sát với quần áo bởi ma sát sẽ khiến vết thương bị bào mòn gây đau đớn, chảy máu, nhiễm trùng, lâu lành lại hơn.
- Vết thương nằm tại vị trí thường xuyên phải hoạt động như các khớp, gân, cơ. Băng bó giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ăn sâu gây nguy hiểm cho các bộ phận quan trọng
- Vết thương cần giữ ẩm để mau lành: Một số vết thương sẽ lành nhanh hơn khi được duy trì trong môi trường ẩm ướt. Băng bó sẽ giúp vết thương không bị khô và bong tróc quá sớm, thúc đẩy quá trình tái tạo mô.
- Vết thương có mủ hoặc dịch tiết: Nếu vết thương có dịch hoặc mủ, băng bó sẽ giúp hấp thụ dịch tiết, giữ vết thương sạch sẽ và ngăn vi khuẩn lây lan sang các vùng khác.
Vết thương hở không cần băng bó
- Kích thước vết thương nhỏ: nằm ở những vùng khó bị bẩn hoặc không bị cọ sát bởi quần áo. Những vết thương này có tốc độ lành lại nhanh chóng nên không cần băng bó
- Vết thương đã đóng vảy hoàn toàn, nghĩa là vết thương đã có một lớp bảo vệ tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không cào gãi lên vết thương làm tróc vảy, điều này sẽ làm tổn thương quay trở lại và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Những vết thương hở, loét do tì đè được khuyến cáo không nên sử dụng băng mà nên để vết thương, vết loét khô lại một cách tự nhiên.
- Nếu vết thương nằm ở khu vực ít tiếp xúc với bụi bẩn và môi trường bên ngoài, bạn có thể để vết thương hở sau khi đã rửa sạch và khử trùng.
☛ Tham khảo: Vết thương hở bị phù nề có nguy hiểm không?
Cách băng vết thương hở chuẩn Y khoa
Trước khi băng bó vết thương hở, bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết như gạc vô khuẩn, băng quấn hoặc băng dính vô trùng để đảm bảo quá trình băng bó được an toàn và hiệu quả. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Rửa sạch tay với xà phòng dịu nhẹ và nước ấm, sau đó sát trùng tay và đeo găng tay y tế khi thực hiện băng vết thương bằng gạc y tế
Bước 2: Làm sạch vết thương với nước muối sinh lý với những vết thương nhỏ, các vết trầy xước, dùng dung dịch rửa, sát khuẩn dịu nhẹ đối với những vết thương lớn hơn để vừa loại bỏ chất bẩn, tế bào chết vừa loại bỏ được yếu tố vi khuẩn tối đa khỏi vết thương.
Bạn có thể sử dụng dung dịch rửa, sát khuẩn vết thương Nacurgo chai xanh. Dung dịch đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của một dung dịch sát khuẩn hiện nay với 5 tiêu chí: Ngừa khuẩn, sạch nhầy, an toàn, mát dịu, khử mùi…
Bước 3: Bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu vết thương có mức độ tổn thương sâu, nặng nề. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, chuyên gia y tế
Bước 4: Sau khi đặt gạc lên vết thương, bạn dùng băng dính y tế cố định xung quanh vị trí này. Nếu sử dụng băng cuộn, hãy mở băng và bắt đầu từ phần đầu cuộn đặt trên gạc, cuộn đều quanh vết thương, cuối cùng cố định đầu băng bằng cách kẹp hoặc dùng chính đoạn băng thừa để buộc lại.
Bước 5: Sau khi cố định, giữ vết thương ở vị trí cao để giảm sưng nề. Hãy thay băng gạc hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đồng thời tránh để vết thương tiếp xúc với nước đảm bảo băng không bị ướt, giúp vết thương mau lành hơn. Thay băng cho vết thương ít nhất 1 lần 1 ngày hoặc khi băng gạc bị bẩn.
Băng với công nghệ màng sinh học
Băng vết thương bằng công nghệ màng sinh học là phương pháp tiên tiến trong điều trị vết thương hở, giúp bảo vệ vùng bị tổn thương khỏi vi khuẩn và tác nhân gây hại bên ngoài, đồng thời thúc đẩy quá trình lành thương. Công nghệ này thường sử dụng màng sinh học làm từ các vật liệu tự nhiên như Polyesteramide sinh học, mang lại độ bám dính tốt và cho phép không khí lưu thông để giữ ẩm.
Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo được xem một giải pháp đột phá so với băng gạc truyền thống, giúp tạo màng sinh học bảo vệ vết thương dễ dàng và thuận tiện. Để băng vết thương với màng sinh học Nacurgo, bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Rửa và sát khuẩn tay
- Bước 2: Rửa, làm sạch, sát khuẩn vết thương với dung dịch Nacurgo xanh giúp loại bỏ vi khuẩn, giữ cho vết thương luôn sạch sẽ
- Bước 3: Bôi thuốc kháng sinh nếu cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia
- Bước 4: Xịt dung dịch Nacurgo tạo màng sinh học bao phủ lên toàn bộ vết thương. Chờ từ 3 đến 5 phút để lớp màng sinh học có thể khô lại. Lặp lại bước xịt dung dịch lên vết thương sau 3 đến 5 tiếng.
- Bước 5: Có thể quấn 1 lớp gạc cuộn sau khi xịt dung dịch Nacurgo nếu phải di chuyển ngoài môi trường hoặc nếu vết thương tại vị trí có ma sát với quần áo. Tuy nhiên, nếu băng gạc y tế được sử dụng sau khi xịt dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo sẽ không bị dính vào vết thương và dễ dàng lành lại
Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo
Màng sinh học Polyesteramide có trong sản phẩm Nacurgo vàng có nhiều đặc điểm nổi trội hơn so với việc sử dụng băng gạc thông thường:
- Bao phủ tốt hơn kể cả với những vết thương rộng, nông.
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài
- Chống thấm nước, chống mất hơi nước trên da
- Tạo môi trường thông thoáng mà vẫn đảm bảo ẩm để thúc đẩy hình thành mao mạch và tế bào nên vết thương. Dung dịch hiệu quả hơn 3 đến 5 lần so với gạc thông thường.
- Tinh chất nghệ Nano Curcumin, tinh chất trà xanh giúp chống viêm, kháng viêm, giảm thâm sạm, hạn chế để lại sẹo khi vết thương lành lại.
- Không gây đau đớn khi thay băng so với băng gạc thông thường, lớp màng bao phủ tự phân hủy sinh học sau 4 đến 5 tiếng, chỉ cần xịt một lớp mới để có lớp bảo vệ tiếp theo…
☛ Thông tin chi tiết: Vì sao nên sử dụng Nacurgo thay thế băng gạc thông thường?
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Cách băng vết thương ở vùng khó như khớp, gân
Băng bó vết thương hở ở các vùng khó băng như khớp và gân đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt do sự linh hoạt và chuyển động liên tục của các bộ phận này. Nếu không được băng đúng cách, vết thương dễ bị cọ xát, nhiễm trùng và khó lành. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách băng vết thương hở tại những vị trí này.
- Bước 1: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch sát khuẩn.
- Bước 2: Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa sạch. Hãy loại bỏ các mảnh vụn, đất cát, hoặc máu khô bám trên vết thương.
- Bước 3: Bôi thuốc kê đơn từ bác sĩ, có thể là kháng sinh dạng kem hoặc gel để ngăn ngừa nhiêm trùng.
- Bước 4: Lựa chọn băng phù hợp cho vị trí này. Bạn có thể sử dụng xịt tạo màng sinh học Nacurgo hoặc một loại băng dán linh hoạt có độ co giãn, phù hợp với các khớp chân, tay. Nếu sử dụng xịt tạo màng sinh học bạn chỉ cần xịt 1 lớp bao phủ lên vết thương, sau đó xịt lại sau 3 đến 4 tiếng.
- Bước 5: Nếu sử dụng băng gạc thông thường, đặt băng gạc lên vết thương, sau đó dùng băng cuộn co giãn để bắt đầu băng từ dưới khớp lên trên. Băng theo hình số 8 (kỹ thuật criss-cross) để đảm bảo sự ổn định mà không gây chèn ép quá mức vào khớp.
- Bước 6: Kết thúc băng ở trên khớp bằng cách quấn đều một vài vòng để cố định băng.
- Bước 7: Thay băng ít nhất 1 lần mỗi ngày, hoặc ngay khi băng bị ướt, bẩn.
Lưu ý khi băng vết thương hở
Trong quá trình băng vết thương hở bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Chọn liệu vật liêu băng gạc phù hợp với các loại vết thương để khả năng bảo vệ vết thương là tối đa. Đồng thời, băng gạc cần đảm bảo tiêu chuẩn vô trùng để không ảnh hưởng đến vết thương hở.
- Luôn rửa tay sạch sẽ, khử trùng trước khi thực hiện băng vết thương để tránh nhiễm trùng chéo
- Không dùng các loại dung dịch sát khuẩn gây hại cho tế bào mô mới như cồn, oxy già… điều này khiến vết thương bị khô và chậm quá trình lành lại
- Quá trình băng vết thương nên băng đều tay, không băng quá chặt, quá lỏng đều không tốt cho quá trình lành lại của vết thương.
- Nếu có bôi thuốc lên vết thương cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh gặp tác dụng phụ
- Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương, sau đỏ, có mủ, sốt, mùi hôi, cần đến bệnh viện sớm nhất để xử lý kịp thời. Tham khảo: Dấu hiệu nhiễm trùng mà bạn không thể bỏ qua!
Quy trình thay băng vết thương hở đúng cách
Thay băng vết thương hở là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc để tránh nhiễm trùng. Thực hiện đúng quy trình thay băng đảm bảo vết thương luôn sạch và an toàn
Cách thay băng gạc có thể được thực hiện như sau:
- Rửa, sát khuẩn sạch tay trước khi tiến hành thay gạc
- Từ từ nới lỏng băng gạc
- Tháo băng gạc cũ một cách nhẹ nhàng tránh gây đau đớn cho vết thương bởi lúc này phần gạc có thể bị dính vào và gây đau cho mỗi lần tháo gạc.
- Có thể sử dụng nước muối sinh lý ấm để thấm vào gạc để ngăn ngừa gạc cũ dính vào vết thương hở gây đau đớn.
- Sau khi tháo gạc, lau và vệ sinh vết thương nhẹ nhàng bằng dung dịch rửa, sát khuẩn vết thương Nacurgo chai xanh.
- Thực hiện lại các bước băng gạc mới cho vết thương sau khi thay gạc.
Các loại băng và cách chọn băng gạc phù hợp
Việc chọn loại băng gạc phù hợp là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Trước khi chọn băng gạc phù hợp, bạn cũng cần xác định đúng loại và mức độ vết thương. Một số phân loại vết thương bạn cần nắm được:
- Vết thương nhẹ: là những vết trầy xước nhẹ, vết cắt nhỏ, không sâu.
- Vết thương sâu: Vết rách sâu hoặc tổn thương mô lớn.
- Vết thương có tiết dịch: Vết thương chảy mủ hoặc dịch lỏng.
- Vết bỏng: Bỏng da do nhiệt hoặc hóa chất….
Dưới đây là các loại băng gạc phổ biến và công dụng cụ thể của từng loại::
Gạc vô trùng thông thường
Gạc vô trùng được làm từ cotton, vải không dệt hoặc các loại sợi tổng hợp. Đặc tính cơ bản của gạc là thấm hút tốt, thoáng khí và có khả năng giữ ẩm ở mức độ nhất định.
Gạc vô trùng thường được sử dụng để băng các vết thương nhỏ như vết cắt, trầy xước, hoặc vết thương sau phẫu thuật. Chúng giúp bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài.
Băng gạc alginate
Gạc alginate được làm từ các hợp chất chiết xuất từ rong biển kết hợ ion bạc, có khả năng thấm hút dịch cao. Khi tiếp xúc với dịch từ vết thương, gạc alginate tạo thành một dạng gel, giúp duy trì môi trường ẩm ướt, thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Loại gạc này thích hợp cho các vết thương tiết dịch nhiều như vết loét do tỳ đè, vết thương nhiễm trùng, hoặc vết thương sau phẫu thuật.
Băng gạc hydrocolloid
Băng hydrocolloid có cấu trúc dẻo, chứa các hợp chất dạng keo như gelatin hoặc pectin. Khi tiếp xúc với dịch tiết từ vết thương, băng sẽ tạo ra một lớp gel ẩm, giúp bảo vệ và thúc đẩy quá trình tái tạo mô. Loại băng này thường trong suốt, dễ quan sát sự phát triển của vết thương mà không cần thay băng quá thường xuyên.
Băng gạc Hydrocolloid thường được dùng cho các vết thương nhỏ, vết loét hoặc vết thương phẫu thuật. Môi trường ẩm do băng tạo ra giúp các tế bào da dễ dàng tái tạo.
Màng sinh học Polyesteramide
Màng sinh học trong y học có thể giúp bảo vệ vết thương, kiểm soát quá trình lành vết thương và cung cấp độ ẩm cho bề mặt tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi. Lớp màng phù hợp để bảo vệ cho những vết thương hở rộng và nông. Ngoài ra, lớp màng này còn được sử dụng làm vật liệu cho các ứng dụng cấy ghép y tế như màng che vết thương, stent, hoặc chất dẫn truyền thuốc nhờ vào đặc tính phân hủy sinh học.
Trên đây là tất cả những thông tin Nacurgo muốn gửi đến bạn về cách băng vết thương hở. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc vết thương hở của mình tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay tư vấn nào hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng miễn cước: 1800 6626để được hỗ trợ bạn nhé. Cảm ơn và chúc bạn nhiều sức khỏe!