Vết thương ngoài da là điều không ai muốn nhưng khó tránh khỏi. Tình trạng vết thương bị phù nề thường xuyên xảy ra nếu không biết cách xử lý đúng. Vậy, vết thương hở bị phù nề có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng phù nề vết thương hở và cách giải quyết, khắc phục vấn đề này.
Mục lục
Nguyên nhân khiến vết thương hở bị phù nề
Phù nề là tình trạng sưng tấy có thể quan sát được do sự tích tụ các chất lỏng trong các mô của cơ thể. Vết thương phù nề có thể do 2 nguyên nhân chính sau đây:
Do phản ứng của cơ thể
Khi bị thương, cơ thể sẽ có cơ chế tự làm lành. Đây là quá trình phức tạp của cơ thể bao gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: cầm máu, viêm, tăng sinh và tái tạo. Viêm là phản ứng xuất hiện ngay sau khi cơ thể có tổn thương theo cơ chế miễn dịch nhằm đáp ứng sinh lý đề kháng chống lại sự xâm nhập của tác nhân lạ với 4 triệu chứng điển hình: sưng, nóng, đỏ, đau.
Giai đoạn đầu tiên của phản ứng viêm đặc trưng bởi sự thay đổi lưu lượng máu ở vết thương, mạch máu giãn ra, lưu lượng máu tăng lên dẫn đến tạo mẩn đỏ quanh vùng tổn thương. Tiếp theo, thành mao động mạch giãn và sự gia tăng tính thấm của mạch máu cho phép protein, chất lỏng, bạch cầu di chuyển từ vòng tuần hoàn đến vị trí bị thương để thực hiện quá trình thực bào.
Sự tích tụ các chất này dẫn đến hiện tượng sưng tấy ở vùng da bị tổn thương. Nếu tình trang này biến mất trong khoảng 2 – 3 ngày, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì vết thương đang tự hồi phục.
Do nhiễm trùng vết thương
Sưng tấy, phù nề là một trong những dấu hiệu đặc trưng của nhiễm trùng vết thương. Bạn có thể nhận biết vết thương đã bị nhiễm trùng hay chưa nếu xuất hiện triệu chứng sưng tấy kéo dài, diện tích vết thương lan rộng kèm theo các triệu chứng sau:
Đau kéo dài: Do ổ viêm chèn ép hoặc các chất trung gian hóa học như prostaglandin, bradykinin tiết ra ở ổ viêm tác động lên dây thần kinh. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp tình trạng ứ huyết, ứ trệ tuần hoàn gây cảm giác nóng đỏ, đau rát.
Mưng mủ kèm chảy dịch mủ: Dịch mủ hình thành do các tế bào bạch cầu và vi khuẩn bị chết sau quá trình thực bào và dịch huyết tương thoát ra ngoài gian bào. Nếu dịch mủ đục, xuất hiện mùi khó chịu thì khi đó vết thương có thể đã bị nhiễm trùng khá nặng và có dấu hiệu hoại tử.
Sốt, cơ thể mệt mỏi: Sốt là biểu hiện của phản ứng viêm toàn thân nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi có sốt, cơ thể chắc chắn đã có dấu hiệu nhiễm trùng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của vết thương mà cơ thể sốt nhẹ hay sốt cao. Kèm theo đó là các biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém, ớn lạnh hoặc đau các bắp cơ như bắp chân, bắp tay.
☛ Tham khảo chi tiết hơn trong bài: Nhiễm trùng vết thương hở!
Vết thương bị phù nề có nguy hiểm không?
Trường hợp vết thương bị phù nề do phản ứng viêm thì bạn có thể yên tâm vì cơ thể đang thực hiện quá trình “sửa chữa” và làm lành vết thương. Tuy nhiên, nếu vết thương bị phù nề do nhiễm trùng thì dễ gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Nhiễm trùng vết thương có thể ảnh hưởng trực tiếp trên bề mặt da hoặc nguy hiểm hơn là tới các mô hoặc các cơ quan sâu trong cơ thể. Các biến chứng tại chỗ khiến vết thương chậm liền, gây đau đớn kéo dài và ảnh hưởng xấu tới tâm lý người bệnh.
Một số biến chứng nặng nề của nhiễm trùng vết thương có thể kể đến như:
- Viêm mô tế bào: Là tình trạng nhiễm trùng ở lớp sâu bên trong da, ảnh hưởng đến mô tế bào của cơ thể gây tình trạng sưng đau ở vùng da bị tác động kèm theo các triệu chứng sốt, buồn nôn,…
- Hoại tử tế bào: Đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến sự chết tế bào và mô trên cơ thể sống xảy ra do vi khuẩn tiêu diệt tổ chức cơ và mạch máu. Khi đó, người bệnh đau dữ dội và phải tiến hành các cuộc phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử tránh ảnh hưởng đến các mô tế bào lành xung quanh.
- Nhiễm khuẩn huyết: Là biến chứng nguy hiểm nhất liên quan đến nhiễm trùng. Đây là tình trạng nhiễm độc toàn thân do vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng đã xâm nhập vào máu nhiều lần liên tiếp và có nguy cơ tử vong nhanh do sốc và suy các cơ quan như gan, thận.
- Viêm tủy xương: Nhiễm trùng xương hoặc tủy xương do vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng xâm nhập vào xương. Nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến xương bị tổn thương vĩnh viễn, hay lan sang các khớp gần đó gây viêm khớp nhiễm khuẩn và nặng hơn là tình trạng ung thư da.
- Uốn ván: Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương gây tỷ lệ tử vong cao.
Khi nào vết thương bị phù nề cần thăm khám gấp?
Nếu vết thương bị phù nề kéo dài trong nhiều ngày, kèm theo tình trạng mưng mủ tại vị trí tổn thương, đặc biệt là có dấu hiệu sốt cao không rõ nguyên nhân thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý kịp thời và được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay điều trị tại nhà!
Hướng dẫn điều trị vết thương bị phù nề đúng cách!
Đối với vết thương hở bị phù nề do phản ứng của cơ thể
Chườm lạnh
Với nhiệt độ từ 0 – 18 độ C, thường sử dụng túi nước lạnh, nước đá. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả tốt. Nên chườm đá trong 3-5 ngày đầu, khi vết thương trong giai đoạn cầm máu. Nhiệt lạnh làm co các mạch máu dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại, giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, tính thấm của thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu dẫn đến giảm đau cấp, giảm phù nề, hạ nhiệt và hạn chế quá trình viêm cấp xảy ra ở vết thương.
Một số lưu ý khi chườm lạnh:
- Không sử dụng nước đá trực tiếp lên vết thương, dùng một chiếc khăn bọc bên ngoài viên đá rồi tiến hành chườm.
- Không nên chườm quá lâu đặc biệt là với những vùng lưu thông máu kém. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bỏng lạnh mức độ nhẹ.
- Đây chỉ là phương pháp giảm đau và thương tổn tạm thời. Để điều trị lâu dài, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Chườm nóng
Nhiệt nóng có nhiệt độ từ trên 37 độ C đến 45 – 50 độ C có tác dụng gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ hoặc có thể lan rộng ra toàn thân. Giãn mạch gây tăng tuần hoàn, giảm co thắt, thư giãn cơ, giảm đau đối với trường hợp đau khớp, đau cơ,… Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ trong vết thương, vết loét lâu liền có tác dụng nhanh liền sẹo. Sau khi đã cầm máu bằng cách chườm lạnh, có thể thực hiện chườm nóng để thúc đẩy quá trình hồi phục.
Lưu ý: Chườm nóng không sử dụng trong các trường hợp viêm cấp, các ổ viêm đã có mủ và vết thương mới đang có tình trạng sung huyết.
Đối với vết thương hở bị phù nề do nhiễm trùng
Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định
Kháng sinh bôi ngoài da: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng kem, gel bôi trực tiếp lên vết thương để giảm đau tại chỗ, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trên bề mặt vùng da bị tổn thương.
Kháng sinh đường uống: Kết hợp sử dụng các loại kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn gây bệnh đó như kháng sinh nhóm beta – lactam như Penicillin, Cephalosporin,… đối với các tình trạng nhiễm trùng nặng nhằm ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn do nhiễm trùng.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và bệnh nhân không tự ý mua thuốc mà phải qua thăm khám của bác sĩ và được chỉ định cụ thể trong từng trường hợp để tránh tình trạng kháng kháng sinh và dị ứng thuốc.
Dùng thuốc giảm đau, chống viêm
Nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau và chống viêm nhờ tác dụng ức chế một loại enzyme có vai trò quan trọng trong tổng hợp prostaglandin, có tên gọi là cyclooxygenase (COX). Bằng cách ức chế COX, các thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau, chống viêm và thường được dùng trong điều trị vết thương bị phù nề. Ngoài ra, Prostaglandin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Nhờ ức chế tổng hợp chất này, NSAIDs còn có tác dụng hạ sốt.
☛ Tham khảo thêm: Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết thương hở
Cách chăm sóc xử lý vết thương bị phù nề do nhiễm trùng
Bước 1: Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Đây là bước cơ bản và cũng là quan trọng nhất giúp tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng. Dung dịch sát khuẩn Nacurgo là một sản phẩm đáp ứng đủ 5 tiêu chí “ NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU” mang đến sự toàn diện và hiệu quả trong việc xử lý và chăm sóc vết thương nhiễm trùng.
Với thành phần đa dạng đặc biệt là dung dịch nước điện hóa chứa ion và chất oxy hóa như HClO, HO*, ClO- có khả năng xuyên vào màng bào tương làm ngăn chặn sự tổng hợp protein, lipid và acid nucleic đặc biệt có thể loại bỏ màng Biofilm do cơ chế làm sạch sâu giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, dung dịch sát khuẩn Nacurgo còn chứa một số thành phần có nguồn gốc thiên nhiên và vô cùng lành tính như chiết xuất trà xanh, lá trầu không giúp diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Tinh chất bạc hà và tràm trà có tác dụng khử mùi tốt đối với các vết thương có dấu hiệu hoại tử. Ngoài ra, trong dung dịch còn có chiết xuất lô hội và tinh chất nghệ trắng dịu nhẹ, cung cấp độ ẩm và hạn chế hình thành thâm seo.
Cách sử dụng sản phẩm:
- Tưới trực tiếp dung dịch lên vùng da bị tổn thương giúp rửa trôi bụi bẩn, tế bào chết, các chất nhầy lưu lại và vi khuẩn xâm nhập.
- Có thể kết hợp cùng băng gạc để việc lau bỏ bụi bẩn, tế bào chết trên da dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Không sử dụng trực tiếp lên mặt, có thể làm ướt bông bằng dung dịch sát khuẩn và lau sạch nhẹ nhàng.
- Sử dụng 1 lần/ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bước 3: Bảo vệ da bằng băng vết thương dạng xịt Nacurgo
Công nghệ băng vết thương dạng xịt bằng cách tạo màng sinh học Polyesteramide (PEA) được coi là thành tựu của y học hiện đại và được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển, giúp vết thương nhanh lành hơn. Công nghệ này xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam trong sản phẩm dung dịch xịt Nacurgo (chai vàng).
Màng sinh học PEA với khả năng tự phân hủy có vai trò như một rào cản ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và ngăn thấm nước. Ngoài ra, Nacurgo còn giúp đẩy nhanh quá trình hình thành mao mạch và tái tạo da tại vùng da bị tổn thương giúp vết thương nhanh lành hơn rất nhiều lần.
Ngoài ra, thành phần dung dịch còn chứa tinh nghệ Nano Curcumin có tác dụng kháng khuẩn, phòng viêm nhiễm tại chỗ, giúp tái tạo da một cách tự nhiên. Tinh chất trà xanh Camellia Sinensis với các hợp chất khác nhau như polyphenol, flavonoid, catechin mang đến các tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm sạch, loại bỏ bụi bẩn.
Bạn nên sử dụng sản phẩm càng sớm càng tốt và luôn duy trì đến khi vết thương lành hẳn. Sau khi xịt dung dịch lên da, dung dịch khô nhanh sau vài giây tạo thành lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ vết thương. Lớp màng sinh học PEA có khả năng tự phân hủy nên sau mỗi 4-5 tiếng, bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ giúp tiết kiệm thời gian và thay thế cho băng gạc thông thường.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Chế độ dinh dưỡng khi vết thương hở bị phù nề
❌ Cần tránh những thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến vết thương của bạn như:
- Đồ nếp và thịt gà: Loại thực phẩm này có tính nóng, khi ăn có để gây hiện tượng mưng mủ vết thương dễ gây viêm nhiễm tình trạng phù nặng hơn làm vết thương chậm liền.
- Rau muống: Có tác dụng kích thích sinh da non nên có nguy cơ gây sẹo lồi cho vết thương sau khi hồi phục.
- Hải sản và đồ tanh hoặc đồ ăn cay, nóng: Khi ăn có thể gây dị ứng làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu và chậm liền.
✔️ Bên cạnh đó, bổ sung một số thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày giúp vết thương nhanh lành:
- Chuyển sang chế độ ăn ít muối để giảm tình trạng phù nề.
- Thức ăn chứa đạm như cá, thịt lợn,….
- Các chất chứa nhiều vitamin như A,E,C như rau, hoa quả, củ giúp vết thương nhanh lành và lên da non.
- Có thể bổ sung thêm một số thực phẩm chứa Fe tăng khả năng tạo máu như sữa, các loại rau xanh đậm, bí ngô,…
- Các loại đậu có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu thải độc tố và nước thừa trong cơ thể tác dụng tốt đối với tình trạng phù nề vết thương.
☛ Chi tiết hơn trong bài: Vết thương hở thương nên ăn gì kiêng gì cho mau khỏi?
Từ những kiến thức trên đây, bạn đã có thêm những hiểu biết về tình trạng phù nề của vết thương hở và những cách điều trị phù hợp. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://tuoitre.vn/xu-li-phu-ne-vet-bam-do-chan-thuong-phan-mem-nhu-the-nao-cho-hieu-qua-20201223115757986.htm
https://medlatec.vn/tin-tuc/tim-hieu-cach-xu-ly-vet-thuong-bi-sung-dung-cach-s195-n20181